“ĐÁP ỨNG QUA HOÀN TOÀN ĐẦU PHỤC” (2Cô. 1:12-14) “12Còn như cái điều làm vẻ vang cho chúng tôi, ấy là lương tâm chúng tôi làm chứng rằng mình lấy sự thánh sạch và thật thà đến bởi Đức Chúa Trời mà ăn ở trong thế gian nầy, nhứt là đối với anh em, không cậy sự khôn ngoan theo tánh xác thịt, nhưng cậy ơn của Đức Chúa Trời. 13Vì chúng tôi chẳng viết cho anh em sự gì khác hơn những điều anh em đọc trong thơ chúng tôi và chính mình anh em nhận biết; và tôi lại mong anh em nhận biết cho đến cuối cùng, 14cũng như anh em đã nhận biết ít nhiều rồi: Ấy là chúng tôi làm vẻ vang cho anh em, khác nào anh em cũng làm vẻ vang cho chúng tôi trong ngày Đức Chúa Jêsus chúng ta” (2Cô. 1:12-14) I. KINH THÁNH “12Còn như cái điều làm vẻ vang cho chúng tôi, ấy là lương tâm chúng tôi làm chứng rằng mình lấy sự thánh sạch và thật thà đến bởi Đức Chúa Trời mà ăn ở trong thế gian nầy, nhứt là đối với anh em, không cậy sự khôn ngoan theo tánh xác thịt, nhưng cậy ơn của Đức Chúa Trời. 13Vì chúng tôi chẳng viết cho anh em sự gì khác hơn những điều anh em đọc trong thơ chúng tôi và chính mình anh em nhận biết; và tôi lại mong anh em nhận biết cho đến cuối cùng, 14cũng như anh em đã nhận biết ít nhiều rồi: Ấy là chúng tôi làm vẻ vang cho anh em, khác nào anh em cũng làm vẻ vang cho chúng tôi trong ngày Đức Chúa Jêsus chúng ta” (2Cô. 1:12-14) II. GIẢI NGHĨA 1. Đời sống đầu phục hoàn toàn phải được thể hiện bằng sự toàn tín: Luôn giữ cho lương tâm trong sạch, không dám lên mình, chỉ nương cậy ân điển của Đức Chúa Trời! (C. 12; Sv. 1Phi. 4:10) (1) Trong sạch - “lương tâm”: Gr. συνείδησις [suneidesis] --> “năng lực hướng thiện” - “thánh sạch”: Gr. εἰλικρίνεια θεός [heilikrineia theos] --> “sự thuần khiết của Đức Chúa Trời” - “thật thà”: Gr. ἁπλότης [haplotes] --> “đơn thuần” (2) Khiêm hạ - “cậy”: Gr. ἐν [en] --> “ở trong”, “bằng, với” - “sự khôn ngoan theo tánh xác thịt: Gr. σοφία σαρκικός [sophia sarkikos] --> “sự khôn ngoan của bản thân” --> “sức riêng” (3) Nương cậy - “ơn Đức Chúa Trời”: Gr. χάρις θεός [charis theos] --> “sự ban cho của Đức Chúa Trời” (Sv. 1Phi. 4:10) 2. Đời sống đầu phục hoàn toàn phải được thể hiện bằng sự trực ngôn: Chỉ nói những điều dám viết, chỉ viết những điều dám ký, chỉ ký những điều đẹp ý Đức Chúa Trời! (C. 13; Sv. Thi. 5:9; 2Phi. 3:15-16) (1) Thói thường: Nói một đằng, làm một nẻo! “Vì nơi miệng chúng nó chẳng có sự thành tín;_Lòng chúng nó chỉ là gian tà;_Họng chúng nó là huyệt mả mở ra;_Lưỡi chúng nó đầy dẫy điều dua nịnh” (Thi. 5:9) (2) Luật Chúa: Nói sao, làm vậy! “15Lại phải nhìn biết rằng sự nhịn nhục lâu dài của Chúa chúng ta cốt vì cứu chuộc anh em, cũng như Phaolô, anh rất yêu dấu của chúng ta, đã đem sự khôn ngoan được ban cho mình mà viết thư cho anh em vậy. 16Ấy là điều người đã viết trong mọi bức thơ, nói về những sự đó, ở trong có mấy khúc khó hiểu, mà những kẻ dốt nát và tin không quyết đem giải sai ý nghĩa, cũng như họ giải sai về các phần Kinh Thánh khác, chuốc lấy sự hư mất riêng về mình” (2Phi. 3:15-16) 3. Đời sống đầu phục hoàn toàn phải được thể hiện bằng sự hảo tâm: Hiện tại chỉ biết chăm lo cho người còn tương lai của mình thì phó cho Đức Chúa Trời! (C. 14) (1) Điều ích cho người đời - “làm vẻ vang”: Gr. καύχημα [kauchema] --> “niềm tự hào” (2) Tương lai mình nhờ Trời - “ngày Đức Chúa Jêsus”: Gr. ἡμέρα ὁ κύριος ʼΙησοῦς [hemera ho kurios Iesous] “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu” (1Cô. 15:58) III. ÁP DỤNG 1. Chúng ta phải nhờ ơn, đừng cậy sức! “Còn như cái điều làm vẻ vang cho chúng tôi, ấy là lương tâm chúng tôi làm chứng rằng mình lấy sự thánh sạch và thật thà đến bởi Đức Chúa Trời mà ăn ở trong thế gian nầy, nhứt là đối với anh em, không cậy sự khôn ngoan theo tánh xác thịt, nhưng cậy ơn của Đức Chúa Trời” (2Cô. 1:12) 2. Chúng ta phải mạnh dạn trong ý Chúa! “Vì chúng tôi chẳng viết cho anh em sự gì khác hơn những điều anh em đọc trong thơ chúng tôi và chính mình anh em nhận biết; và tôi lại mong anh em nhận biết cho đến cuối cùng” (2Cô. 1:13) 3. Chúng ta phải bền lòng cho đến kỳ chung thẩm! “Cũng như anh em đã nhận biết ít nhiều rồi: Ấy là chúng tôi làm vẻ vang cho anh em, khác nào anh em cũng làm vẻ vang cho chúng tôi trong ngày Đức Chúa Jêsus chúng ta” (2Cô. 1:14) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“ĐÁP ỨNG QUA VÂNG LỜI KINH THÁNH” (Gia. 1:22-25) “22Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình. 23Vì, nếu có kẻ nghe lời mà không làm theo, thì khác nào người kia soi mặt mình trong gương, 24thấy rồi thì đi, liền quên mặt ra thể nào. 25Nhưng kẻ nào xét kĩ Luật Pháp trọn vẹn, là Luật Pháp về sự tự do, lại bền lòng suy gẫm lấy, chẳng phải nghe rồi quên đi, nhưng hết lòng giữ theo phép tắc nó, thì kẻ đó sẽ tìm được phước trong sự mình vâng lời” (Gia. 1:22-25) I. KINH THÁNH “22Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình. 23Vì, nếu có kẻ nghe lời mà không làm theo, thì khác nào người kia soi mặt mình trong gương, 24thấy rồi thì đi, liền quên mặt ra thể nào. 25Nhưng kẻ nào xét kĩ Luật Pháp trọn vẹn, là Luật Pháp về sự tự do, lại bền lòng suy gẫm lấy, chẳng phải nghe rồi quên đi, nhưng hết lòng giữ theo phép tắc nó, thì kẻ đó sẽ tìm được phước trong sự mình vâng lời” (Gia. 1:22-25) II. GIẢI NGHĨA 1. Vâng lời Kinh Thánh là tìm kiếm ý chỉ của Đức Chúa Trời để làm theo (C. 22) (1) Không phải là “làm gì đó” mà là “làm theo ý Chúa”! - “làm theo lời”: Gr. ποιητής [poietes] --> “người thực hiện” (2) Không phải “nghe gì đó” mà là “nghe theo Chúa”! - “lấy nghe làm đủ”: Gr. ἀκροατής [akroates] --> “kẻ nghe suông” (3) Nghe Chúa phán mà không làm theo là giả dối! - “lừa dối mình”: Gr. παραλογίζομαι [paralogizomai] --> “ngụy biện” - Gr. παρά [para] --> “ngụy”, “nghịch” - Gr. λογίζομαι [logizomai] --> “biện bác”, “bào chữa” 2. Vâng lời Kinh Thánh là cẩn thận đối với ý muốn của bản thân (C. 23-24) (1) Chưa làm theo ý Chúa thì còn chịu sự điều khiển của ý riêng! - Vì chỉ là kẻ nghe suông: Gr. ἀκροατής [akroates] - Mà kẻ nghe suông là kẻ ngụy biện theo ý riêng của mình: Gr. παραλογίζομαι [paralogizomai] (2) “soi mặt mình trong gương”: Gr. κατανοέω [katanoeo] --> “tự thức” (3) “thấy rồi thì đi”: Gr. ἀπέρχομαι [aperchomai] --> “gạt bỏ” 3. Vâng lời Kinh Thánh là tuân giữ sự khải thị của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh (C. 25) (1) Lời Kinh Thánh là Luật Pháp của Đức Chúa Trời! - Ấy là Luật Pháp “trọn vẹn”: Gr. τέλειος [teleios] --> “thiện hảo” (Sv. Ma. 5:17) - Ấy là Luật Pháp “tự do”: Gr. ἐλευθερία [eleutheria] --> “được tha” (Sv. Rô. 7:4-6) (2) “chẳng phải nghe rồi quên đi”: Gr. ἀκροατής [akroates] --> “kẻ nghe suông” (3) “nhưng hết lòng giữ theo phép tắc nó”: Gr. ποιητής [poietes] --> “người thực hiện” III. ÁP DỤNG 1. Ý Chúa, ý Chúa, và chỉ duy nhất ý Chúa! “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình” (Gia. 1:22) 2. Cẩn thận, cẩn thận, và luôn luôn cẩn thận! “23Vì, nếu có kẻ nghe lời mà không làm theo, thì khác nào người kia soi mặt mình trong gương, 24thấy rồi thì đi, liền quên mặt ra thể nào” (Gia. 1:23-24) 3. Sống theo Lời Kinh Thánh! “Nhưng kẻ nào xét kĩ Luật Pháp trọn vẹn, là Luật Pháp về sự tự do, lại bền lòng suy gẫm lấy, chẳng phải nghe rồi quên đi, nhưng hết lòng giữ theo phép tắc nó, thì kẻ đó sẽ tìm được phước trong sự mình vâng lời” (Gia. 1:25) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“ĐÁP ỨNG QUA ĐỔI MỚI TẤM LÒNG” (Êph. 4:22-24; Sv. 17-24) “22…Anh em phải bỏ cách ăn nết ở ngày trước, thoát lốt người cũ là người bị hư hỏng bởi tư dục dỗ dành, 23mà phải làm nên mới trong tâm chí mình, 24và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật” (Êph. 4:22-24; Sv. 17-24) I. KINH THÁNH “22…Anh em phải bỏ cách ăn nết ở ngày trước, thoát lốt người cũ là người bị hư hỏng bởi tư dục dỗ dành, 23mà phải làm nên mới trong tâm chí mình, 24và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật” (Êph. 4:22-24; Sv. 17-24) II. GIẢI NGHĨA 1. Không thể cứ theo nếp sống cũ mà là người thờ phượng Đức Chúa Trời được (C. 22) (1) “cách ăn nết ở ngày trước”: Gr. ἀναστροφή [anastrophe]; “lối sống”, “đời sống cũ” (Sv. Êph. 4:17-19) (2) “phải bỏ”: Gr. ἀποτίθημι [apotithemi]; “cởi ra”, “lột bỏ” (Sv. Êph. 4:20-21) (3) “tư dục”: Gr. ἐπιθυμία [epithumia]; “các sự ham muốn” (Sv. Gia. 1:14-15; 21) 2. Để có thể sống đời sống thờ phượng Đức Chúa Trời, người ta phải đáp ứng Ngài bằng một cuộc hình thành thuộc linh lâu dài (C. 23) (1) “làm nên mới”: Gr. ἀνανεόω ananeoo; “đổi mới” (Sv. Rô. 12:2) (2) “trong tâm chí”: Gr. πνεῦμα ὁ νοῦς [pneuma ho nooce] a. Gr. πνεῦμα [pneuma]; “tâm”, “linh” b. Gr. νοῦς [nooce]; “chí”, “lòng” 3. Đời sống thờ phượng Đức Chúa Trời thể hiện tập trung trong đời sống công nghĩa và đời sống thánh khiết (C. 24) (1) “mặc lấy”: Gr. ἐνδύω [enduo]; “mặc vào” (2) “người mới”: Gr. καινός ἄνθρωπος [kainos anthropos]; “người sống theo sự dắt dẫn của Đức Thánh Linh” (Sv. Êph. 5:8; Gal. 5:16; Côl. 2:6) a. Gr. ἄνθρωπος [anthropos]; “người” b. Gr. καινός [kainos]; “mới về bản chất” (3) “công bình”: Gr. δικαιοσύνη [dikaiosune]; “được kể là phải” (4) “thánh sạch của lẽ thật”: Gr. ὁσιότης ὁ ἀλήθεια [hosiotes ho aletheia]; “sự thánh khiết đích thực” III. ÁP DỤNG 1. Đã nhận ân điển nhập thể của Đức Chúa Trời trong và qua Đức Chúa Jêsus Christ thì phải từ bỏ nếp sống cũ! “…Anh em phải bỏ cách ăn nết ở ngày trước, thoát lốt người cũ là người bị hư hỏng bởi tư dục dỗ dành” (Êph. 4:22) 2. Chưa có sự đổi mới thuộc linh trong lòng thì chưa bắt đầu một đời sống mới được! “mà phải làm nên mới trong tâm chí mình” (Êph. 4:23) 3. Đời sống mới là đời sống công nghĩa và thánh khiết thực hành để ngày càng trở nên giống với Đức Chúa Jêsus nhiều hơn! “Và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật” (Êph. 4:24) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“TÌM KIẾM TÌNH YÊU MẬT THIẾT” (1Gi. 3:16-18) “16Bởi đó chúng ta nhận biết lòng yêu thương, ấy là Chúa đã vì chúng ta bỏ sự sống; chúng ta cũng nên bỏ sự sống vì anh em mình vậy. 17Nếu ai có của cải đời nầy, thấy anh em mình đương cùng túng mà chặt dạ, thì lòng yêu mến Đức Chúa Trời thể nào ở trong người ấy được! 18Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật” (1Gi. 3:16-18) I. KINH THÁNH “16Bởi đó chúng ta nhận biết lòng yêu thương, ấy là Chúa đã vì chúng ta bỏ sự sống; chúng ta cũng nên bỏ sự sống vì anh em mình vậy. 17Nếu ai có của cải đời nầy, thấy anh em mình đương cùng túng mà chặt dạ, thì lòng yêu mến Đức Chúa Trời thể nào ở trong người ấy được! 18Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật” (1Gi. 3:16-18) II. GIẢI NGHĨA 1. Tình yêu mật thiết là tình yêu khiến cho người ta dám làm bất cứ gì cho người mình yêu (C. 16; Sv. 1Gi. 4:16) (1) “lòng yêu thương”: Gr. ἀγάπη [agape]; “chí yêu thương” (2) “bỏ sự sống”: Gr. τίθημι [tithemi]; “trao tặng” (Sv. Ma. 20:28) (3) “anh em mình”: Gr. ἀδελφός [adelphos]; “đồng đạo” 2. Tình yêu mật thiết là tình yêu khiến cho người ta dám làm tất cả để duy trì sự sống và phúc lợi của người mình yêu (C.17; Sv. 1Gi. 4:17) (1) “của cải”: Gr. βίος [bios]; “cuộc sống” (2) “cùng túng”: Gr. χρεία [chreia]; “có nhu cần” (3) “chặt [dạ]”: Gr. κλείω [kleio]; “không thấu cảm” (4) “ở trong”: Gr. μένω [meno]; “ở cùng” (Sv. 1Gi. 4:19-21) 3. Tình yêu mật thiết là tình yêu luôn luôn được minh thị bằng hành động của đức tin (C.18; Sv. 1Gi. 4:18) (1) “lời nói và lưỡi” Gr. λόγος μηδέ γλῶσσα [logos mede glossa]; “nói suông” (2) “việc làm” (sự cứu giúp) Gr. ἔργον [ergon]; “hành vi” (Sv. Gia. 2:15-16) (3) “lẽ thật” (sự gây dựng) Gr. ἀλήθεια [aletheia]; “những điều chân chính theo ý chỉ của Đức Chúa Trời” (Sv. Php. 4:8) III. ÁP DỤNG 1. Phải có tình yêu mật thiết của Đức Chúa Trời và với Đức Chúa Trời mới có thể sống dấn thân được! “Bởi đó chúng ta nhận biết lòng yêu thương, ấy là Chúa đã vì chúng ta bỏ sự sống; chúng ta cũng nên bỏ sự sống vì anh em mình vậy” (1Gi. 3:16) 2. Phải có tình yêu mật thiết của Đức Chúa Trời và với Đức Chúa Trời mới có thể sống hy sinh được! “Nếu ai có của cải đời nầy, thấy anh em mình đương cùng túng mà chặt dạ, thì lòng yêu mến Đức Chúa Trời thể nào ở trong người ấy được!” (1Gi. 3:17) 3. Phải có tình yêu mật thiết của Đức Chúa Trời và với Đức Chúa Trời mới có thể sống yêu thương được! “Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật” (1Gi. 3:18) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“TÌM KIẾM TÌNH YÊU THÁNH KHIẾT” (1Gi. 2:15-17) “15Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. 16Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra. 17Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời” (1Gi. 2:15-17) I. KINH THÁNH “15Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. 16Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra. 17Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời” (1Gi. 2:15-17) II. GIẢI NGHĨA 1. Lòng yêu thế gian cùng với mọi sự trong thế gian đối chọi với sự kính yêu Đức Chúa Trời (C.15; Sv. Gia. 4:4) (1) “thế gian”: Gr. κόσμος [kosmos] “Ngôi Lời ở thế gian, và thế gian đã làm nên bởi Ngài; nhưng thế gian chẳng từng nhìn biết Ngài” (Gi. 1:10) Từ liệu này có ít nhất ba nghĩa… - “địa cầu”, “vũ trụ” (Sv. Gi. 1:10b) - “toàn bộ hệ thống xã hội loài người” (Sv. Gi. 1:10a; Gi. 12:31) - “nhân loại” (Sv. Gi. 1:10c) (2) “yêu”: Gr. ἀγαπάω [agapao]; “ấp yêu” (3) “kính mến”: Gr. ἀγάπη [agape]; “kính yêu” 2. Lòng yêu thế gian cùng với mọi sự trong thế gian chỉ ra từ thế gian chứ không đến từ Đức Chúa Trời, ấy là sự bất khiết phải từ bỏ (C.16) (1) “sự mê tham của xác thịt”: Gr. ἐπιθυμία ὁ σάρξ [epithumia ho sarx] - Đây là xu hướng bất biến trong con người (Sv. Rô. 7:14, 18) - Giải pháp: Tránh né (Sv. 1Ti. 6:11; 2Ti. 2:22; “tránh”: Gr. φεύγω [pheugo]; “chạy trốn”) (2) “sự mê tham của mắt”: Gr. ἐπιθυμία ὁ ὀφθαλμός [epithumia ho ophthalmos] - Đây là sự lôi cuốn thường xuyên (Sv. Rô. 7:18-24) - Giải pháp: Khước từ (Sv. Rô. 6:12-13; 8:13; “làm cho chết”: Gr. θανατόω [thanatoo]) (3) “sự kiêu ngạo của đời”: Gr. ἀλαζονεία ὁ βίος [alazoneia ho bios] - Đây là khuynh hướng cố hữu đến bởi sự mê tham của xác thịt và sự mê tham của mắt khiến sinh ra tư tưởng, thái độ vô nghĩa (Sv. Rô. 12:3) - Giải pháp: Hạ mình (Sv. Php. 2:3-4; “khiêm nhường”: Gr. ταπεινοφροσύνη [tapeinophrosune]; “đừng tự cất mình lên”) 3. Lòng yêu thế gian cùng với mọi sự trong thế gian chỉ là tạm thời, tình yêu thánh khiết đối với Đức Chúa Trời sẽ kết quả cho sự đời đời (C.17) (1) “sự tham dục”: Gr. ἐπιθυμία [epithumia]; “sự ham muốn” (2) “ý muốn [của Đức Chúa Trời]”: Gr. θέλημα [thelema]; “sự chọn lựa” (3) “qua đi”: Gr. παράγω [parago]; “tiêu vong” (4) “còn lại”: Gr. μένω [meno]; “tồn tại” III. ÁP DỤNG 1. Tình yêu đối với Đức Chúa Trời phải là một tình yêu thánh khiết, nó đòi hỏi sự tách ly đối với thế gian! “Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy” (1Gi. 2:15) 2. Tình yêu đối với Đức Chúa Trời phải là một tình yêu thánh khiết, nó đòi hỏi sự giữ mình hết sức! “Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra” (1Gi. 2:16) 3. Tình yêu đối với Đức Chúa Trời phải là một tình yêu thánh khiết, nó đòi hỏi sự tận hiến cho Đức Chúa Trời! “Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời” (1Gi. 2:17) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“TÌM KIẾM TÌNH YÊU BẤT DIỆT” (Rô. 8:31-39) “31Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta? 32Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao? 33Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời là Đấng xưng công bình những kẻ ấy. 34Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta. 35Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? Có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng? 36Như có chép rằng: Vì cớ Ngài, chúng tôi bị giết cả ngày; Họ coi chúng tôi như chiên định đem đến hàng làm thịt. 37Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần. 38Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, 39bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta” (Rô. 8:31-39) I. KINH THÁNH “31Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta? 32Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao? 33Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời là Đấng xưng công bình những kẻ ấy. 34Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta. 35Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? Có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng? 36Như có chép rằng: Vì cớ Ngài, chúng tôi bị giết cả ngày; Họ coi chúng tôi như chiên định đem đến hàng làm thịt. 37Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần. 38Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, 39bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta” (Rô. 8:31-39) II. GIẢI NGHĨA 1. Cơ Đốc Nhân chúng ta hết phải chịu thiếu thốn bất cứ sự gì cho đời sống thuộc linh vì Đức Chúa Trời đã là của chúng ta (C. 31-32; 2Phi. 1:3-4) (1) “vùa giúp”: Gr. ὑπέρ [huper]; “ở trên” (2) “không tiếc”: Gr. φείδομαι [pheidomai]; “giữ lại” (3) “phó”: Gr. παραδίδωμι [paradidomi]; “trao ban” 2. Cơ Đốc Nhân chúng ta thôi không còn phải chịu đoán phạt vì Đức Chúa Trời đã tha thứ chúng ta (C. 33-34; Sv. Rô. 8:1) (1) “kẻ lựa chọn”: Gr. ἐκλεκτός [eklektos]; “kẻ được chỉ định” - Gr. ἐκ [ek]; “riêng ra” - Gr. λέγω [lego]; “truyền, định” (2) “xưng công bình”: Gr. δικαιόω [dikaioo]; “tuyên bố là vô tội” (3) “cầu nguyện thế”: Gr. ἐντυγχάνω [entugchano]; “trả thay” (Sv. Hê. 7:25) - Gr. ἐν [en]; “thay cho” - Gr. τυγχάνω [tugchano]; “thanh toán” 3. Cơ Đốc Nhân chúng ta sẽ không bao giờ còn phải chịu chia cách với Đức Chúa Trời vì Ngài hằng yêu thương chúng ta (C. 35-39; Gi. 16:33) (1) “yêu thương”: Gr. ἀγάπη [agape]; “tình yêu vô điều kiện” (Sv. Rô. 8:35, 37, 39) (2) “phân rẽ”: Gr. χωρίζω [chorizo]; “làm cho chia cách ra” (3) “thắng hơn”: Gr. ὑπερνικάω [hupernikao]; “thắng áp đảo” (Sv. 1Gi. 4:4) - Gr. ὑπέρ [huper]; “trên” - Gr. νικάω [nikao]; “thắng” III. ÁP DỤNG 1. Chúng ta đã thuộc về Đức Chúa Trời vĩnh viễn! “Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao?” (Rô. 8:32) 2. Giá trị của sự chết đền tội thay đối với chúng ta là vĩnh viễn! “33Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời là Đấng xưng công bình những kẻ ấy. 34Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta” (Rô. 8:33-34) 3. Tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta là vĩnh viễn! “… 38bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, 39bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta” (Rô. 8:38-39) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“TÌM KIẾM TÌNH YÊU CỨU THẾ” (Gi. 3:14-16) “14Xưa Môise treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên dường ấy, 15hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời. 16Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Gi. 3:14-16) I. KINH THÁNH “14Xưa Môise treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên dường ấy, 15hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời. 16Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Gi. 3:14-16) II. GIẢI NGHĨA 1. Tình yêu cứu thế được thể hiện qua việc Đức Chúa Jêsus Christ đã phải chịu hình trên Thập Tự Giá để nhân loại sẽ khỏi phải chịu hình (C. 14; Sv. Rô. 5:8) (1) “con rắn [nơi đồng vắng]”: Gr. ὄφις [ophis]; “con rắn” - Con rắn đồng trừng phạt tội nói nghịch (Sv. Dân. 21:4-6) - Con rắn đồng theo lời hứa tha tội nói nghịch của Đức Chúa Trời (Dân. 21:7-9) (2) “treo”: Gr. ὑψόω [hupsoo]; Sv. Gi. 8:28; 12:32, 34 > “treo lên” = “tôn lên” (3) “Con Người”: Gr. υιον του ανθρωπου [huios ho anthropos]; “Đức Chúa Con trong nhân trạng” (Sv. Gi. 1:14; Php. 2:6-8) 2. Tình yêu cứu thế được thể hiện qua việc Đức Chúa Jêsus Christ đã phải chịu hình để nhân loại sẽ có được sự sống đời đời (C. 15; Sv. Gi. 6:40) (1) “có được”: Gr. ἔχω [echo]; “nắm lấy” (2) “sự sống”: Có hai phương diện… - Gr. ζωή [zoe]; “mối liên hiệp sinh động giữa thân, hồn, thần trong con người (với nhau và với Đức Chúa Trời)” (Gi. 3:15; Sv. Ma. 4:4; Gi. 17:3) - Gr. βίος [bios]; “sự sinh động của con người [cách tổng thể]” (Sv. Mác 12:44; Lu. 8:14) (3) “đời đời”: Gr. αἰώνιος [aionios]; “vĩnh viễn” (Sv. Rô. 6:23b) 3. Tình yêu cứu thế thể hiện qua việc Đức Chúa Jêsus Christ đã phải chịu hình trên Thập Tự Giá là Ân Điển của Đức Chúa Trời ban cho người có đức tin (C. 16; Sv. Êph. 2:8) (1) “tin”: Gr. πιστεύω [pisteuo] (Sv. Gia. 2:19); một hành vi với ba thành tố… - Hiểu - Chấp nhận - Nương cậy (2) “hư mất”: Gr. ἀπόλλυμι [apollumi] - ἀπό [apo]; “tách rời” - ὄλεθρος [olethros]; “hư hoại” (Sv. Rô. 6:23a) III. ÁP DỤNG 1. Tình yêu cứu thế của Đức Chúa Trời trong và qua Đức Chúa Jêsus Christ được thể hiện tập trung trong sự chết đền tội thay cho cả nhân loại trên Thập Tự Giá của Đức Chúa Jêsus Christ! “Xưa Môise treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên dường ấy” (Gi. 3:14) 2. Có thể được hưởng và chỉ có thể được hưởng tình yêu cứu thế của Đức Chúa Jêsus Christ nhờ Ân Điển của Đức Chúa Trời và bởi Đức Tin mà thôi! “hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời” (Gi. 3:15) 3. Hãy tìm kiếm tình yêu cứu thế của Đức Chúa Jêsus Christ để thoát khỏi thân phận hư mất mà được Ân Điển phục hồi trở lại trong quan hệ đời đời với Đức Chúa Trời! “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Gi. 3:16) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“TÌM KIẾM TÌNH YÊU NHẬP THỂ” (Php. 2:5-8) “5Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, 6Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; 7chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; 8Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự” (Php. 2:5-8) I. KINH THÁNH “5Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, 6Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; 7chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; 8Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự” (Php. 2:5-8) II. GIẢI NGHĨA 1. Vì yêu nhân loại mà Đức Chúa Jêsus Christ hạ mình hết sức (C. 5; Sv. Ma. 20:28; Ma. 11:29; 2Cô. 8:9). (1) “tâm tình”; Gr. φρονέω [phroneo], “nếp nghĩ” (2) “như Đấng Christ đã có”: “như nếp nghĩ của Đức Chúa Jêsus Christ” 2. Vì yêu nhân loại mà Đức Chúa Jêsus Christ từ bỏ hết mức (C. 6-7; Sv. Gi. 1:1; Rô. 1:3-4; Ma. 17:1-8). (1) “có hình Đức Chúa Trời”: Gr. μορφή [morphe], “có bản thể Đức Chúa Trời” (2) “bình đẳng”: Gr. ἴσος [isos], “ngang hàng” (3) “tự bỏ mình”: Gr. κενόω [kenoo], “tự làm cho trống rỗng” (4) “lấy hình tôi tớ”: Gr. δοῦλος [doulos], “đặt mình vào địa vị hầu việc” 3. Vì yêu nhân loại mà Đức Chúa Jêsus Christ vâng phục hết mực (C. 8; Sv. Gi. 1:14; Hê. 5:7-8). (1) “hiện ra như một người”: Gr. εὑρίσκω ὡς νθρωπος [heurisko hos ἄ anthropos], “trông như người thường” (2) “hạ mình xuống”: Gr. ταπεινόω [tapeinoo], “làm cho thấp xuống” (3) “vâng phục”: Gr. ὑπήκοος [hupekoos], “chịu nghe theo” III. ÁP DỤNG 1. Tình yêu nhập thể của Đức Chúa Jêsus Christ đòi hỏi chúng ta phải luôn có thái độ hạ mình (Sv. Ma. 20:26-27). “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có” (Php. 2:5) 2. Tình yêu nhập thể của Đức Chúa Jêsus Christ đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn có thái độ hy sinh (Sv. Lu. 22:26-27). “6Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; 7chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người” (Php. 2:6-7) 3.Tình yêu nhập thể của Đức Chúa Jêsus Christ đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn có thái độ vâng phục (Sv. Ma. 11:28-29). “Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự” (Php. 2: 8) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“TRÔNG CẬY ÂN ĐIỂN THƯỜNG XUYÊN” (Hê. 10:23-25) “23Hãy cầm giữ sự làm chứng về điều trông cậy chúng ta chẳng chuyển lay, vì Đấng đã hứa cùng chúng ta là thành tín. 24Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; 25chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, v à hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy” (Hê. 10:23-25) I. KINH THÁNH “23Hãy cầm giữ sự làm chứng về điều trông cậy chúng ta chẳng chuyển lay, vì Đấng đã hứa cùng chúng ta là thành tín. 24Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; 25chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy” (Hê. 10:23-25) II. GIẢI NGHĨA 1. Ân Điển đền tội thay của Đức Chúa Jêsus đòi hỏi một sự tin quyết thường xuyên chứ không thể là bất thường được (C. 23). (1) “cầm giữ”: Gr. κατέχω [katecho], “giữ chắc” (2) “sự làm chứng”: Gr. ὁμολογία [homologia], “sự xưng nhận đức tin” (3) “chẳng chuyển lay”: Gr. ἀκλινής [aklines], “không dao động” (Sv. 1Phi. 3:15) 2. Ân Điển đền tội thay của Đức Chúa Jêsus đòi hỏi phải luôn có một sự trông cậy để chăm sóc lẫn nhau về đời sống yêu thương (C. 24). (1) “coi sóc”: Gr. ἀκλινής aklines, “quan tâm” (Sv. Php. 2:1-4) (2) “khuyên giục”: Gr. παροξυσμός [paroxusmos], “khơi dậy” (Sv. 1Cô. 13:7) (3) “lòng yêu thương”: Gr. ἀγάπη [agape], “tình yêu vô điều kiện” (1Gi. 5:1) (4) “việc tốt lành”: Gr. καλός ἔργον [kalos ergon], “việc thiện nguyện” (Sv. Gia. 2:14-16) 3. Ân Điển đền tội thay của Đức Chúa Jêsus đòi hỏi phải luôn dốc sức gây dựng gia đình thuộc linh của Đức Chúa Trời về tình yêu thương (C. 25). (1) “khuyên bảo”: Gr. παρακαλέω [parakaleo], “khuyến giáo” [về việc sống yêu thương] (Sv. 1Cô. 13:13) (2) “hầu gần”: Gr. ἐγγίζω [eggizo], “đang đến” (Sv. Giu. 1:22-23) III. ÁP DỤNG 1. Phải thường xuyên trông cậy Ân Điển Đức Chúa Trời để sống thực hành đức tin! “Hãy cầm giữ sự làm chứng về điều trông cậy chúng ta chẳng chuyển lay, vì Đấng đã hứa cùng chúng ta là thành tín” (Hê. 10:23) 2. Phải thường xuyên trông cậy Ân Điển Đức Chúa Trời để sống thực hành sự trông cậy Cơ Đốc! “Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành” (Hê. 10:24) 3.Phải thường xuyên trông cậy Ân Điển Đức Chúa Trời để sống thực hành yêu thương! “…chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy” (Hê. 10:25) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“TRÔNG CẬY ÂN ĐIỂN BIẾN ĐỔI” (1Cô. 15:8-10) “8Rốt lại, sau những người ấy, Ngài cũng hiện ra cho tôi xem, như cho một thai sanh non vậy. 9Vì tôi là rất hèn mọn trong các Sứ Đồ, không đáng gọi là Sứ Đồ, bởi tôi đã bắt bớ Hội Thánh của Đức Chúa Trời. 10Nhưng tôi nay là người thể nào, là nhờ ơn Đức Chúa Trời, và ơn Ngài ban cho tôi cũng không phải là uổng vậy. Trái lại, tôi đã làm nhiều việc hơn các người khác, nhưng nào phải tôi, bèn là ơn Đức Chúa Trời đã ở cùng tôi” (1Cô. 15:8-10) I. KINH THÁNH “8Rốt lại, sau những người ấy, Ngài cũng hiện ra cho tôi xem, như cho một thai sanh non vậy. 9Vì tôi là rất hèn mọn trong các Sứ Đồ, không đáng gọi là Sứ Đồ, bởi tôi đã bắt bớ Hội Thánh của Đức Chúa Trời. 10Nhưng tôi nay là người thể nào, là nhờ ơn Đức Chúa Trời, và ơn Ngài ban cho tôi cũng không phải là uổng vậy. Trái lại, tôi đã làm nhiều việc hơn các người khác, nhưng nào phải tôi, bèn là ơn Đức Chúa Trời đã ở cùng tôi” (1Cô. 15:8-10) II. GIẢI NGHĨA 1. Tác động phổ quát của Ân Điển biến đổi (C. 8; Sv. Công. 26:12-18). (1) “rốt lại”: Gr. ἔσχατος [schatos], “cuối cùng” (2) “hiện ra”: Gr. ὀπτάνομαι [optanomai], “cho thấy” (3) “thai sanh non”: Gr. ἔκτρωμα [ektroma], “sanh thiếu ngày” 2. Tác động hướng đích của Ân Điển biến đổi (C. 9; Sv. Êph. 3:8-9). (1) “hèn mọn”: Gr. ἐλάχιστος [elachistos], “người kém nhất” (2) “không đáng”: Gr. ἱκανός [hikanos], “không đủ” (3) “Sứ Đồ”: Gr. ἀπόστολος [apostolos], “người được ủy thác” (4) “bắt bớ”: Gr. διώκω [dioko], “hại hành” (5) “Hội Thánh”: Gr. ἐκκλησία [ekklesia], “cộng đoàn người được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời theo Tin Lành của Ngài” 3. Tác động biến đổi của Ân Điển biến đổi (C. 10; Sv. 2Cô. 11:6; 1Cô. 11:1). (1) “tôi nay là người thể nào”: Gr. εἰμί ὅς εἰμί [eimi hos eimi], “con người hiện nay của tôi” (2) “ơn”: Gr. χάρις [charis], “sự chiếu cố” (3) “uổng”: Gr. κενός [kenos], “vô ích” III. ÁP DỤNG 1. Ân Điển biến đổi của Đức Chúa Trời dành cho mọi đời sống bất chấp nhân thân của họ! “Rốt lại, sau những người ấy, Ngài cũng hiện ra cho tôi xem, như cho một thai sanh non vậy” (1Cô. 15:8) 2. Ân Điển biến đổi của Đức Chúa Trời nhằm biến đổi đời sống của người được ban ơn bất chấp thực trạng của họ! “Vì tôi là rất hèn mọn trong các Sứ Đồ, không đáng gọi là Sứ Đồ, bởi tôi đã bắt bớ Hội Thánh của Đức Chúa Trời” (1Cô. 15:9) 3. Ân Điển biến đổi của Đức Chúa Trời có tác dụng biến đổi siêu nhiên trên đời sống của người được ban ơn bất chấp quá khứ của họ! “Nhưng tôi nay là người thể nào, là nhờ ơn Đức Chúa Trời, và ơn Ngài ban cho tôi cũng không phải là uổng vậy. Trái lại, tôi đã làm nhiều việc hơn các người khác, nhưng nào phải tôi, bèn là ơn Đức Chúa Trời đã ở cùng tôi” (1Cô. 15: 10) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
|
Author“Side-By-Side Support Archives
March 2023
Categories |