“PHẢI GIỎI SUY XÉT” (Gi. 7:24; Sv. 14-24) “Đời sống công nghĩa theo Kinh Thánh là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho các mỹ đức của Đức Chúa Trời được thể hiện qua đời sống ngày càng rõ nét hơn.” I. KINH THÁNH 1. Một Giả Vấn Đề Kinh Điển… “Có một người rất dơ và một người rất sạch. Trong hai người này, ai sẽ là người đi tắm trước?” (Socrates; C.470 - 399BC.) (1) Ai đi tắm trước? “Ai cũng có thể đi tắm trước cả!” (2) Tại sao? Tiên đề bất túc lý: “Có một người rất dơ và một người rất sạch.” (3) “Dơ”, “Sạch” theo sự nhìn nhận nào? a. Theo nhận định khách quan > Tự thân sự nhận định khách quan không thể tạo ra tác dụng chủ quan được! b. Theo nhận thức chủ quan > Chưa túc lý, vẫn còn bất định! “…Thấy rồi thì đi, liền quên mặt ra thể nào.” (Gia. 1:24) 2. Một Chuỗi Nhân Quả Tất Yếu… “Cây sanh trái xấu không phải là cây tốt, cây sanh trái tốt không phải là cây xấu.” (Lu. 6:43) “Tắm” là một hành vi, nhưng… (1) Nếu chẳng chịu tắm người ta có tự đi tắm không? “Chính thái độ chịu tắm dẫn đến hành vi tắm!” (2) Nếu chẳng có sự nhận thức đúng về thực trạng bản thân người ta có thể có một thái độ chịu tắm hay không? “Chính sự nhận thức đúng về việc tắm dẫn đến thái độ chịu tắm!” (3) Nếu chẳng có sự giáo dục đầy đủ và thỏa đáng người ta có thể có nhận thức đúng đối với việc tắm hay không? “Chính sự giáo dục đúng đem lại nhận thức đúng về việc tắm!” Hành vi của con người là thiên hình vạn trạng nhưng không bao giờ thoát ly ra khỏi chuỗi nhân quả của nguyên tắc túc lý này của hành vi: GIÁO DỤC > NHẬN THỨC > THÁI ĐỘ > HÀNH VI “Vì hễ xem trái thì biết cây. Người ta không hái được trái vả nơi bụi gai,hay là hái trái nho nơi chòm kinh cước.” (Lu. 6:44) 3. Một Số Giả Vấn Đề Trong Hội Thánh… (1) Có một người biết Kinh Thánh rất ít và một người biết Kinh Thánh rất nhiều. Trong hai người này ai sẽ là người làm theo ý Chúa nhiều hơn? (2) Có một người rất nghèo và một người rất giàu. Trong hai người này ai sẽ là người dâng hiến nhiều hơn? (3) Có một người rất rảnh rỗi và một người rất bận rộn. Trong hai người này ai là người sẽ dành nhiều thời gian hơn cho công việc Hội Thánh? (4) … III. ÁP DỤNG 1. Phải suy cho được bản chất, đừng mắc lừa hiện tượng! “Đừng cứ bề ngoài mà xét đoán, nhưng phải xét đoán theo lẽ công bình.” (Gi. 7:24) 2. Phải ngay thật! “14Ngài muốn chúng ta không như trẻ con nữa, bị người ta lừa đảo, bị mưu chước dỗ dành làm cho lầm lạc, mà day động và dời đổi theo chiều gió của đạo lạc, 15nhưng muốn cho chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật, để trong mọi việc chúng ta đều được thêm lên trong Đấng làm đầu, tức là Đấng Christ.” (Êph. 4:14-15) Đừng Quên… “Các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi.” (Gi. 8:12) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
“(6.3)_SỐNG CÔNG CHÍNH LÀ TIÊU CHUẨN THẨM ĐỊNH” (Ma. 7:21; Sv. 7:21-23) “Đời sống công nghĩa theo Kinh Thánh là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho các mỹ đức của Đức Chúa Trời được thể hiện qua đời sống ngày càng rõ nét hơn.” I. KINH THÁNH “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào Nước Thiên Đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời mà thôi.” (Ma. 7:21; Sv. 7:21-23) II. GIẢI NGHĨA 1. Nhất định sẽ có sự thẩm định của Đức Chúa Trời (C. 21a) “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào Nước Thiên Đàng đâu;” (Ma. 7:21a) (1) “nói”: Gr. λέγω [lego] > “bày tỏ qua lời nói” (Sv. Ma. 15:8) (2) “lạy Chúa, Lạy Chúa”: Gr. κύριος [kurios] > “Đấng làm chủ tối cao” (3) “Nước Thiên Đàng”: Gr. βασιλεία ὁ οὐρανός [basileia ho ouranos] > “Vương Quốc mà Đức Chúa Trời là Vua”, “cảnh giới được Đức Chúa Trời ngự trị” a. Hiện tại: Trạng thái tâm linh được ở dưới sự cai trị của Đức Chúa Trời như là Chúa (Sv. Lu. 17:20-21) b. Tương lai: Thực thể nhân chủng được ở dưới sự cai trị của Đức Chúa Trời như là Vua (Sv. Ma. 25:34) “Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước Tòa Án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt.” (2Cô. 5:10; Sv. Khải. 20:11) 2. Theo tiêu chuẩn nhất định của Ngài (C. 21b) “… Nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời mà thôi.” (Ma. 7:21b) (1) “làm theo”: Gr. ποιέω [poieo] > “thực hiện theo” (2) “ý muốn”: Gr. θέλημα [thelema] > “ý chỉ đã định” (3) “Cha Ta ở trên trời”: Gr. πατήρ μοῦ ὁ ἐν οὐρανός [pater mou ho en ouranos] > “Cha Ta là Đấng ở trên trời”, “Đức Chúa Trời” “Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời.” (1Gi. 2:17) III. ÁP DỤNG 1. Đừng mượn Danh Chúa để làm việc mình muốn vì đó không phải là đời sống công chính! “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào Nước Thiên Đàng đâu;” (Ma. 7:21a) 2. Mà phải hoàn thành phận sự tôi tớ của mình bằng việc làm theo ý muốn của Chúa qua đời sống công chính! “… Nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời mà thôi.” (Ma. 7:21b) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
“(6.2)_PHẢI DỐC CHÍ SỐNG CÔNG CHÍNH” (Phlp. 2:14-15; Sv. 2:12-18) “Đời sống công nghĩa theo Kinh Thánh là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho các mỹ đức của Đức Chúa Trời được thể hiện qua đời sống ngày càng rõ nét hơn.” I. KINH THÁNH “14Phàm làm việc gì chớ nên lằm bằm và lưỡng lự, 15hầu cho anh em ở giữa dòng dõi hung ác ngang nghịch, được nên con cái của Đức Chúa Trời, không vít, không tì, không chỗ trách được, lại giữa dòng dõi đó, giữ lấy đạo sự sống, chiếu sáng như đuốc trong thế gian.” (Phlp. 2:14-15; Sv. 2:12-18) II. GIẢI NGHĨA 1. Ý chỉ của Đức Chúa Trời là Cơ Đốc Nhân phải dốc chí cho một đời sống công chính (C. 14) “Phàm làm việc gì chớ nên lằm bằm và lưỡng lự.” (Phlp. 2:14) (1) “lằm bằm”: Gr. γογγυσμός [goggusmos] > “kêu ca” (2) “lưỡng lự”: Gr. διαλογισμός [dialogismos] > “muốn đổi ý” “Hỡi anh em, chớ oán trách nhau, hầu cho khỏi bị xét đoán; kìa, Đấng xét đoán đứng trước cửa.” (Gia. 5:9; Sv. 7-11) 2. Là một đời sống luôn tỏa sáng ánh sáng cứu rỗi của Đức Chúa Trời để cứu lấy thế gian đang đắm chìm trong tội lỗi. (C. 15) “Hầu cho anh em ở giữa dòng dõi hung ác ngang nghịch, được nên con cái của Đức Chúa Trời, không vít, không tì, không chỗ trách được, lại giữa dòng dõi đó, giữ lấy đạo sự sống, chiếu sáng như đuốc trong thế gian.” (Phlp. 2:15) (1) “hung ác, ngang nghịch”: Gr. σκολιός [skolios] > “quanh co lương lẹo” (2) “không vít, không tì”: Gr. ἄμεμπτος [amemptos] > “không tì vết” (3) “không chỗ trách được”: Gr. ἀκέραιος [akeraios] > “vô hại” (4) “giữ lấy”: Gr. διαστρέφω [diastrepho] > “níu giữ” (Tân ngữ: “dòng dõi”, không phải “đạo sự sống”) (5) “chiếu sáng”: Gr. φαίνω [phaino] > “soi rọi ra” “9Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài; 10anh em ngày trước không phải là một dân, mà bây giờ là dân Đức Chúa Trời, trước không được thương xót, mà bây giờ được thương xót.” (1Phi. 2:9-10) III. ÁP DỤNG 1. Tự tra xét để hình thành cho mình một ý thức và ý chí quyết tâm sống công chính cách thường trực! “Phàm làm việc gì chớ nên lằm bằm và lưỡng lự.” (Phlp. 2:14) 2. Tìm cho ra những điều cần phải sửa đổi ngay để giữ cho đời sống mình là một sự phản chiếu ánh sáng cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho thế gian đang hư mất! “Hầu cho anh em ở giữa dòng dõi hung ác ngang nghịch, được nên con cái của Đức Chúa Trời, không vít, không tì, không chỗ trách được, lại giữa dòng dõi đó, giữ lấy đạo sự sống, chiếu sáng như đuốc trong thế gian.” (Phlp. 2:15) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
“(6.1)_SỐNG CÔNG CHÍNH LÀ MỆNH LỆNH” (Ma. 5:14-16) “Đời sống công nghĩa theo Kinh Thánh là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho các mỹ đức của Đức Chúa Trời được thể hiện qua đời sống ngày càng rõ nét hơn.” I. KINH THÁNH “14Các ngươi là sự sáng của thế gian; một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được: 15Cũng không ai thắp đèn mà để dưới cái thùng, song người ta để trên chân đèn, thì nó soi sáng mọi người ở trong nhà. 16Sự sáng các người hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.” (Ma. 5:14-16) II. GIẢI NGHĨA 1. Cơ Đốc Nhân chúng ta đã được xưng công bình, chúng ta là sự minh thị cho sự công chính của Đức Chúa Trời. (C. 14) “Các ngươi là sự sáng của thế gian; một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được.” (Ma. 5:14) (1) “sự sáng”: Gr. φῶς [phos] > “ánh sáng” (2) “thế gian”: Gr. κόσμος [kosmos] > “người chưa được cứu” (3) “khuất”: Gr. κρύπτω [krupto] > “bị che” “Anh em đều là con của sự sáng và con của ban ngày. Chúng ta không phải thuộc về ban đêm, cũng không phải thuộc về sự mờ tối.” (1Tê. 5:5) 2. Do đó Cơ Đốc Nhân chúng ta phải sống đời sống công chính. (C. 15) “Cũng không ai thắp đèn mà để dưới cái thùng, song người ta để trên chân đèn, thì nó soi sáng mọi người ở trong nhà.” (Ma. 5:15) (1) “thắp”: Gr. καίω [kaio] > “đốt lên bằng lửa” (2) “đèn”: Gr. λύχνος [luchnos] > “đèn, nến” (3) “soi sáng”: Gr. λάμπω [lampo] > “đem lại ánh sáng” “Vả, lúc trước anh em đương còn tối tăm, nhưng bây giờ đã nên người sáng láng trong Chúa.” (Êph. 5:8a) 3. Là đời sống luôn thể hiện được sự thuận phục theo ý chỉ của Đức Chúa Trời để người chưa được cứu nhận thức được quyền tể trị tối cao của Ngài. (C. 16) “Sự sáng các người hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.” (Ma. 5:16) (1) “soi”: Gr. λάμπω [lampo] > “chiếu sáng” (2) “việc lành”: Gr. καλός ἔργον [kalos ergon] > “việc hiệp ý Đức Chúa Trời” (3) “ngợi khen”: Gr. δοξάζω [doxazo] > “tôn vinh hiển” “Hãy bước đi như các con sáng láng; vì trái của sự sáng láng ở tại mọi điều nhân từ, công bình và thành thật.” (Êph. 5:8b-9) III. ÁP DỤNG 1. Phải luôn giữ mình trong sự nhận thức rằng việc sống đời sống công chính là một mệnh lệnh Kinh Thánh. “14Các ngươi là sự sáng của thế gian; một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được: 15Cũng không ai thắp đèn mà để dưới cái thùng, song người ta để trên chân đèn, thì nó soi sáng mọi người ở trong nhà.” (Ma. 5:14-15) 2. Phải luôn tập tành sống đời sống công chính theo ý chỉ của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. “Sự sáng các người hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.” (Ma. 5:16) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
“(5.3)_SỐNG HỮU DỤNG LÀ THUỘC TÍNH CỦA ĐỨC TIN” (1CÔ. 4:20; SV. 4:18-21) “Đời sống công nghĩa theo Kinh Thánh là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho các mỹ đức của Đức Chúa Trời được thể hiện qua đời sống ngày càng rõ nét hơn.” I. KINH THÁNH “Hỡi anh em, nếu ai nói mình có đức tin, song không có việc làm, thì ích chi chăng? Đức tin đó cứu người ấy được chăng?” (Gia. 2:14; Sv. 2:14-17) II. GIẢI NGHĨA 1. Theo bản chất, đức tin hợp Kinh Thánh phải luôn luôn được cặp theo bằng bông trái thuộc linh để giúp cho người tin sống hữu dụng (C. 14a)! “Hỡi anh em, nếu ai nói mình có đức tin, song không có việc làm…” (Gia. 2:14a) (1) “nói”: Gr. λέγω [lego] > “tự nhận” (2) “đức tin”: Gr. πίστις [pistis] > “sự tín thác” (3) “việc làm”: Gr. ἔργον [ergon] > “công việc” “5Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức, thêm cho nhân đức sự học thức, 6thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính, 7thêm cho tin kính tình yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến.” (2Phi. 1:5-7) 2. Nếu không có được sự minh thị bằng bông trái thuộc linh của một đời sống hữu dụng thì cũng không hề có đức tin gì cả (C. 14b)! “thì ích chi chăng? Đức tin đó cứu người ấy được chăng?” (Gia. 2:14b) (1) “ích chi chăng”: Gr. ὄφελος [ophelos] > “sự hữu dụng” (2) “cứu người ấy được chăng”: Gr. σώζω [sozo] > “đem lại sự cứu rỗi cho người ấy được chăng?” “8Vì nếu các điều đó có đủ trong anh em và đầy dẫy nữa, thì ắt chẳng để cho anh em ở dưng hoặc không kết quả trong sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đâu. 9Nhưng ai thiếu những điều đó, thì thành ra người cận thị, người mù; quên hẳn sự làm sạch tội mình ngày trước.” (2Phi. 1:8-9) III. ÁP DỤNG 1. Phải thường xuyên tự tra xét về vấn đề bông trái thuộc linh của đời sống mình! “5Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức, thêm cho nhân đức sự học thức, 6thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính, 7thêm cho tin kính tình yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến.” (2Phi. 1:5-7) 2. Phải chắc rằng đức tin mà mình đang có là đức tin hợp Kinh Thánh! “8Vì nếu các điều đó có đủ trong anh em và đầy dẫy nữa, thì ắt chẳng để cho anh em ở dưng hoặc không kết quả trong sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đâu. 9Nhưng ai thiếu những điều đó, thì thành ra người cận thị, người mù; quên hẳn sự làm sạch tội mình ngày trước.” (2Phi. 1:8-9; Sv. 2Cô. 13:5) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
“(5.2)_PHẢI CÓ THỰC LỰC” (1Cô. 4:20; Sv. 4:18-21) “Đời sống công nghĩa theo Kinh Thánh là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho các mỹ đức của Đức Chúa Trời được thể hiện qua đời sống ngày càng rõ nét hơn.” I. KINH THÁNH “Vì Nước Đức Chúa Trời chẳng ở tại lời nói, mà ở tại năng lực.” (1Cô. 4:20; Sv. 4:18-21) II. GIẢI NGHĨA 1. Một khi được ở trong sự dắt dẫn của Đức Chúa Trời người ta sẽ thôi không còn khoe mình nữa. (C. 20a) “Vì Nước Đức Chúa Trời chẳng ở tại lời nói” (1Cô. 4:20a) (1) “Nước Đức Chúa Trời”: Gr. βασιλεία ὁ θεός [basileia ho Theos] (Sv. Mác 1:15; Lu. 17:20-21) > “trạng thái ở trong sự dắt dẫn của Đức Chúa Trời” (2) “chẳng ở tại”: Gr. οὐ [ou] > “không thể là” (3) “lời nói”: Gr. λόγος [logos] > “lời lẽ” “Vả, đạo Tin Lành chúng tôi đã rao truyền cho anh em, không những bằng lời nói thôi, lại cũng bằng quyền phép, Đức Thánh Linh và sức mạnh của sự tin quyết nữa. Vì anh em biết rõ cách chúng tôi ở giữa anh em và lòng yêu thương đối với anh em là thế nào.” (1Tê. 1:5; Sv. 1Cô. 2:1-5) 2. Trái lại, đời sống của một người đã được ở trong sự dắt dẫn của Đức Chúa Trời là một đời sống thể hiện quyền năng của Ngài. (C. 20b) “mà ở tại năng lực.” (1Cô. 4:20b) (1) “mà”: Gr. ἀλλά [alla] > “mà chính là” (2) “ở tại”: Gr. ἐν [en] > “bằng, với” (3) “năng lực”: Gr. δύναμις [dunamis] > “quyền năng” “Vả, những khí giới mà chúng tôi dùng để chiến tranh là không phải thuộc về xác thịt đâu, bèn là bởi quyền năng của Đức Chúa Trời, có sức mạnh để đạp đổ các đồn lũy.” (2Cô. 10:4) III. ÁP DỤNG 1 Phải tự tra xét mình xem có được ở trong sự dắt dẫn của Đức Chúa Trời hay không! (Tức là có sống vâng phục theo đức tin hay không.) “Chính anh em hãy tự xét để xem mình có đức tin chăng. Hãy tự thử mình: Anh em há không nhận biết rằng có Đức Chúa Jêsus Christ ở trong anh em sao? Miễn là anh em không đáng bị bỏ.” (2Cô. 13:5; Sv. 2Cô. 6-10) 2. Phải biết tự tra xét về phương diện bông trái của đức tin trong đời sống của chính mình! “8Vì nếu các điều đó có đủ trong anh em và đầy dẫy nữa, thì ắt chẳng để cho anh em ở dưng hoặc không kết quả trong sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đâu. 9Nhưng ai thiếu những điều đó, thì thành ra người cận thị, người mù; quên hẳn sự làm sạch tội mình ngày trước.” (2Phi. 1:8-9; Sv. 1:3-11) Đời sống Cơ Đốc thiếu thực lực Cơ Đốc là đời sống phản Cơ Đốc! “Vì Nước Đức Chúa Trời chẳng ở tại lời nói, mà ở tại năng lực.” (1Cô. 4:20; Sv. 2Cô. 2:15-16) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
“(5.1)_SỐNG HỮU DỤNG LÀ MỆNH LỆNH” (Ma. 5:13) “Đời sống công nghĩa theo Kinh Thánh là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho các mỹ đức của Đức Chúa Trời được thể hiện qua đời sống ngày càng rõ nét hơn.” I. KINH THÁNH “Các ngươi là muối của đất; song nếu mất mặn đi, thì sẽ lấy giống chi mà làm cho mặn lại? Muối ấy không dùng chi được nữa, chỉ phải quăng ra ngoài và bị người ta đạp dưới chân.” (Ma. 5:13) II. GIẢI NGHĨA 1. Giống như muối phải mặn, Cơ Đốc Nhân phải sống hữu dụng cho các mục đích của Đức Chúa Trời (C. 13a). “Các ngươi là muối của đất; song nếu mất mặn đi, thì sẽ lấy giống chi mà làm cho mặn lại?” (Ma. 5:13a) (1) “muối”: Gr. ἅλας [halas] > “muối ăn” (2) “mất mặn”: Gr. μωραίνω [moraino] > “trở nên vô vị” (3) “mặn lại”: Gr. ἁλίζω [halizo] > “muối cho mặn” “15Vì chúng tôi ở trước mặt Đức Chúa Trời là mùi thơm của Đấng Christ, ở giữa kẻ được cứu, và ở giữa kẻ bị hư mất: 16Cho kẻ nầy, mùi của sự chết làm cho chết; cho kẻ kia, mùi của sự sống làm cho sống.” (2Cô. 2:14-15) 2. Khi Cơ Đốc Nhân không sống hữu dụng cho các mục đích của Đức Chúa Trời, họ tự biến mình thành vô ích và tự đào thải mình (C. 13b). “Muối ấy không dùng chi được nữa, chỉ phải quăng ra ngoài và bị người ta đạp dưới chân.” (Ma. 5:13b) (1) “không dùng chi được nữa”: Gr. οὐδείς σχύω [oudeis ischuo] > “vô dụng” (2) “quăng ra ngoài”: Gr. ἰβάλλω ἔξω [ballo exo] > “vất bỏ” (3) “đạp dưới chân”: Gr. καταπατέω [katapateo] > “bị giẫm đạp” “28Vì người nào chỉ bề ngoài là người Giuđa, thì không phải là người Giuđa, còn phép cắt bì làm về xác thịt ở ngoài, thì không phải là phép cắt bì; 29nhưng bề trong là người Giuđa mới là người Giuđa, phép cắt bì bởi trong lòng, làm theo cách thiêng liêng, không theo chữ nghĩa, mới là phép cắt bì thật. Một người Giuđa như vậy được khen ngợi, chẳng phải bởi loài người, bèn là bởi Đức Chúa Trời.” (Rô. 2:28-29; Sv. 17-29) III. ÁP DỤNG 1. Hãy tự tra xét về tác dụng của đời sống mình hiện thời đang ra sao! “15Vì chúng tôi ở trước mặt Đức Chúa Trời là mùi thơm của Đấng Christ, ở giữa kẻ được cứu, và ở giữa kẻ bị hư mất: 16Cho kẻ nầy, mùi của sự chết làm cho chết; cho kẻ kia, mùi của sự sống làm cho sống.” (2Cô. 2:14-15) 2. Hãy đưa ra một kế hoạch hành động giúp nâng cao tác dụng của đời sống mình, tránh tình trạng bị loại thải! “28Vì người nào chỉ bề ngoài là người Giuđa, thì không phải là người Giuđa, còn phép cắt bì làm về xác thịt ở ngoài, thì không phải là phép cắt bì; 29nhưng bề trong là người Giuđa mới là người Giuđa, phép cắt bì bởi trong lòng, làm theo cách thiêng liêng, không theo chữ nghĩa, mới là phép cắt bì thật. Một người Giuđa như vậy được khen ngợi, chẳng phải bởi loài người, bèn là bởi Đức Chúa Trời.” (Rô. 2:28-29; Sv. 17-29) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
“(4.3)_THƯỚC ĐO CỦA ĐỜI SỐNG THƯƠNG XÓT” (Lu. 10:36-37; Sv. 10:29-37) “Đời sống công nghĩa theo Kinh Thánh là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho các mỹ đức của Đức Chúa Trời được thể hiện qua đời sống ngày càng rõ nét hơn.” I. KINH THÁNH “36Trong ba người đó, ngươi tưởng ai là lân cận với kẻ bị cướp? 37Thầy dạy luật thưa rằng: Ấy là người đã lấy lòng thương xót đãi người. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy đi, làm theo như vậy.” (Lu. 10:36-37; Sv. 10:29-37) II. GIẢI NGHĨA 1. Để có một đời sống thương xót thực sự phải có một quan niệm rõ ràng về sự thương xót và nhờ đó mà có thể luôn sẵn sàng làm sự thương xót cho tất cả mọi người (C. 36). “Trong ba người đó, ngươi tưởng ai là lân cận với kẻ bị cướp?” (Lu. 10:36) (1) “tưởng”: Gr. δοκέω [dokeo] > “nghĩ rằng, cho là” (2) “lân cận”: Gr. πλησίον [plesion] > “người láng giềng” (3) “bị cướp”: Gr. ἐμπίπτω εἰς λῃστής [empipto eis lestes] > “bị rơi vào tay bọn cướp” “Song thầy ấy muốn xưng mình là công bình, nên thưa cùng Đức Chúa Jêsus rằng: Ai là người lân cận tôi?” (Lu. 10:29) 2. Và phải có chí dứt khoát trong việc thực hiện hành vi thương xót (C. 37). “Thầy dạy luật thưa rằng: Ấy là người đã lấy lòng thương xót đãi người. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy đi, làm theo như vậy.” (Lu. 10:37) (1) “lòng thương xót”: Gr. ἔλεος [eleos] > “lòng muốn làm ơn cho người không xứng được ơn” (2) “đãi”: Gr. ποιέω [poieo] > “làm, thực hiện” (3) “làm theo”: Gr. ποιέω σύ ὁμοίως [poieo su homoios] > “làm giống như vậy” “Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật.” (1Gi. 3:18) III. ÁP DỤNG 1. Phải có một sự định ý về việc sống thương xót thường xuyên mới mong đức thương xót sẽ được hình thành trong đời sống mình! “Trong ba người đó, ngươi tưởng ai là lân cận với kẻ bị cướp?” (Lu. 10:36) 2. Phải có một quyết chí vâng phục mệnh lệnh sống thương xót của Đức Chúa Trời để noi theo gương thương xót của Ngài! “Thầy dạy luật thưa rằng: Ấy là người đã lấy lòng thương xót đãi người. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy đi, làm theo như vậy.” (Lu. 10:37) Thước đo của đời sống thương xót được xác định theo sự sẵng lòng và quyết chí cao! “Hãy thương xót như Cha các ngươi hay thương xót.” (Lu. 6:36) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
“(4.2)_NGUỒN LỰC CỦA ĐỜI SỐNG THƯƠNG XÓT” (2Cô. 1:3-5; Sv. 3-7) “Đời sống công nghĩa theo Kinh Thánh là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho các mỹ đức của Đức Chúa Trời được thể hiện qua đời sống ngày càng rõ nét hơn.” I. KINH THÁNH “3Chúc tạ Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Cha hay thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi, 4Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khốn nạn, hầu cho nhân sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi, thì chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp! 5Vì như những sự đau đớn của Đấng Christ chan chứa trong chúng tôi thể nào, thì sự yên ủi của chúng tôi bởi Đấng Christ mà chứa chan cũng thể ấy.” (2Cô. 1:3-5; Sv. 3-7) II. GIẢI NGHĨA 1. Sự thương xót khởi xuất từ Đức Chúa Trời (C. 3) “Chúc tạ Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Cha hay thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi…” (2Cô. 1:3) (1) “Cha”: Gr. πατήρ [pater] > “nguồn gốc” (2) “hay thương xót”: Gr. οἰκτιρμός [oiktirmos] > “đối xử tốt nhờ sự đồng cảm” (3) “sự yên ủi”: Gr. παράκλησις [paraklesis] > “sự ở kế bên để nâng đỡ” “Hãy thương xót như Cha các ngươi hay thương xót.” (Lu. 6:36) 2. Sự thương xót được cung ứng bởi Đức Chúa Trời (C. 4) “Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khốn nạn, hầu cho nhân sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi, thì chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp!” (2Cô. 1:4) (1) “yên ủi”: Gr. παρακαλέω [parakaleo] > “ở kế bên để nâng đỡ” (2) “sự khốn nạn”: Gr. θλῖψις [thlipsis] > “ở trong sự khổ nạn” “Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên Ủi khác, để ở với các ngươi đời đời” (Gi. 14:16) - “Đấng Yên Ủi”: Gr. παράκλητος [parakletos] 3. Sự thương xót thể hiện trong và qua Đức Chúa Jêsus Christ (C. 5) “Vì như những sự đau đớn của Đấng Christ chan chứa trong chúng tôi thể nào, thì sự yên ủi của chúng tôi bởi Đấng Christ mà chứa chan cũng thể ấy.” (2Cô. 1:5) (1) “sự đau đớn”: Gr. πάθημα [pathema] > “nỗi đau” (2) “của Đấng Christ”: Gr. Χριστός [Christos] > “của việc sống cho sự kêu gọi của Đấng Christ” “Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng môn đồ rằng: Nếu ai muốn theo Ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta.” (Ma. 16:24) “15Trong anh em chớ có ai chịu khổ như kẻ giết người, như kẻ trộm cướp, như kẻ hung ác, như kẻ thày lay việc người khác. 16Nhưng nếu có ai vì làm tín đồ Đấng Christ mà chịu khổ, thì đừng hổ thẹn; thà hãy vì danh ấy ngợi khen Đức Chúa Trời là hơn.” (1Phi. 4:15-16) (3) “chan chứa”: Gr. περισσεύω [perisseuo] > “nhiều” “Vậy những kẻ chịu khổ theo ý muốn Đức Chúa Trời, hãy cứ làm lành mà phó linh hồn mình cho Đấng Tạo hóa thành tín.” (1Phi. 4:19) III. ÁP DỤNG 1. Phải có tấm lòng thương xót theo như Đức Chúa Trời có mới có thể sống thương xót đúng cách được! “3Chúc tạ Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Cha hay thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi, 4Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khốn nạn, hầu cho nhân sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi, thì chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp!” (2Cô. 1:3; Sv. Lu. 6:36) 2. Phải sống trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trong và qua Đức Chúa Jêsus Christ mới có thể sống thương xót đúng nghĩa được! “Vì như những sự đau đớn của Đấng Christ chan chứa trong chúng tôi thể nào, thì sự yên ủi của chúng tôi bởi Đấng Christ mà chứa chan cũng thể ấy.” (2Cô. 1:5) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
“(4.1)_SỐNG THƯƠNG XÓT LÀ MỆNH LỆNH” (Lu. 6: 35-38) “Đời sống công nghĩa theo Kinh Thánh là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho các mỹ đức của Đức Chúa Trời được thể hiện qua đời sống ngày càng rõ nét hơn.” I. KINH THÁNH “35 Song các ngươi hãy yêu kẻ thù mình; hãy làm ơn, hãy cho mượn, mà đừng ngã lòng. Vậy, phần thưởng của các ngươi sẽ lớn, và các ngươi sẽ làm con của Đấng Rất Cao, vì Ngài lấy nhân từ đối đãi kẻ bạc và kẻ dữ. 36 Hãy thương xót như Cha các ngươi hay thương xót. 37 Đừng đoán xét ai, thì các ngươi khỏi bị đoán xét; đừng lên án ai, thì các ngươi khỏi bị lên án; hãy tha thứ, người sẽ tha thứ mình. 38 Hãy cho, người sẽ cho mình; họ sẽ lấy đấu lớn, nhận, lắc cho đầy tràn, mà nộp trong lòng các ngươi; vì các ngươi lường mực nào, thì họ cũng lường lại cho các ngươi mực ấy.” (Lu. 6: 35-38) II. GIẢI NGHĨA 1. Cơ Đốc Nhân phải học theo Đức Chúa Trời mà sống nhân từ! (C. 35-36) “35 Song các ngươi hãy yêu kẻ thù mình; hãy làm ơn, hãy cho mượn, mà đừng ngã lòng. Vậy, phần thưởng của các ngươi sẽ lớn, và các ngươi sẽ làm con của Đấng Rất Cao, vì Ngài lấy nhân từ đối đãi kẻ bạc và kẻ dữ. 36 Hãy thương xót như Cha các ngươi hay thương xót.” (Lu. 6: 35-36) (1) “yêu”: Gr. ἀγαπάω [agapao] > “dốc chí phục vụ” (2) “ngã lòng”: Gr. μηδείς ἀπελπίζω [medeis apelpizo] > “đừng mong được đền đáp” (3) “phần thưởng”: Gr. μισθός [misthos] > “sự trả công” (4) “con”: Gr. υἱός [huios] > “người kế thừa cha” (5) “nhân từ”: Gr. χρηστός [chrestos] > “thương xót” “Vậy anh em hãy trở nên kẻ bắt chước Đức Chúa Trời như con cái rất yêu dấu của Ngài.” (Êph. 5:1) 2. Họ phải tránh việc phán quyết người khác mà phải sống tha thứ! (C. 37-38) “37 Đừng đoán xét ai, thì các ngươi khỏi bị đoán xét; đừng lên án ai, thì các ngươi khỏi bị lên án; hãy tha thứ, người sẽ tha thứ mình. 38 Hãy cho, người sẽ cho mình; họ sẽ lấy đấu lớn, nhận, lắc cho đầy tràn, mà nộp trong lòng các ngươi; vì các ngươi lường mực nào, thì họ cũng lường lại cho các ngươi mực ấy.” (Lu. 6: 35-38) (1) “đoán xét”: Gr. κρίνω [krino] > “phán đoán để phán quyết” (2) “lên án”: Gr. καταδικάζω [katadikazo] > “kết án, phán quyết” (3) “tha thứ”: Gr. ἀπολύω [apoluo] > “cho qua” “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.” (Êph. 4:32; Sv. Côl. 3:13) (4) “lường”: Gr. μέτρον [metron] > “đong, định” “Sự đoán xét không thương xót kẻ chẳng làm sự thương xót; nhưng sự thương xót thắng sự đoán xét.” (Gia. 2:13) III. ÁP DỤNG 1. Đừng để mình có các dấu hiệu của một đời sống không vị tha! “Trong anh em có người nào khôn ngoan thông sáng chăng? Hãy lấy cách ăn ở tốt của mình mà bày tỏ việc mình làm bởi khôn ngoan nhu mì mà ra.” (Gia. 3:13) 2. Hãy tập cho mình có sự hòa hoãn, khoan dung của một đời sống vị tha! “Vả, bông trái của điều công bình thì gieo trong sự hòa bình, cho những kẻ nào làm sự hòa bình vậy.” (Gia. 3:18; Sv. 1Ti. 5:1-2; 2Ti. 2:24-27) “Nhưng sự khôn ngoan từ trên mà xuống thì trước hết là thanh sạch, sau lại hòa thuận, tiết độ, nhu mì, đầy dẫy lòng thương xót và bông trái lành, không có sự hai lòng và giả hình.” (Gia. 3:17) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
|
Author“Side-By-Side Support Archives
March 2023
Categories |