“(4.3)_TÂM HỒN CAO THƯỢNG: ĐIỀU KIỆN” (Lu. 6:45) “Đời sống thịnh vượng thật là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho đời sống được biến đổi ngày càng giống Chúa nhiều hơn thể hiện ra qua một năng lực sống rất tích cực trên mọi phương diện sống.” I. KINH THÁNH “Người lành bởi lòng chứa điều thiện mà phát ra điều thiện, kẻ dữ bởi lòng chứa điều ác mà phát ra điều ác; vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng nói ra.” (Lu. 6:45) II. GIẢI NGHĨA 1. Có tích lũy được điều tốt mới có khả năng hành động tốt! (Lu. 45a) “Người lành bởi lòng chứa điều thiện mà phát ra điều thiện” (1) “người lành”: Gr. ἀγαθός ἄνθρωπος [agathos anthropos] > “người có bản chất tốt” (không phải hành vi tốt). (2) “điều thiện”: Gr. ἀγαθός θησαυρός [agathos thesauros] > “sự tích tụ các mỹ đức” (chưa phải hành vi thiện hảo). (3) “lòng”: Gr. καρδία [kardia] > “cơ năng suy gẫm, nghiền ngẫm” “Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, Vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra.” (Châm. 4:23) 2. Vì tâm địa xấu thì không thể nào có đời sống tốt được! (Lu. 45b) “kẻ dữ bởi lòng chứa điều ác mà phát ra điều ác” (1) “kẻ dữ”: Gr. πονηρός ἄνθρωπος [poneros anthropos] > “người có bản chất xấu” (không phải hành vi xấu). (2) “điều ác”: Gr. πονηρός θησαυρός [poneros thesauros] > “sự tích tụ các ác đức” (chưa phải hành vi bất hảo). “Lưỡi người công bình giống như bạc cao; Còn lòng kẻ hung ác không ra gì.” (Châm. 10:20) 3. Để tâm hồn được cao thượng, tấm lòng phải là nơi tích tụ của những điều cao thượng! (Lu. 6:45c) “vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng nói ra” (1) “sự đầy dẫy”: Gr. περίσσευμα [perisseuma] > “sự chấp chứa”, “sự tích tụ”. (2) “sự đầy dẫy trong lòng”: Gr. περίσσευμα ὁ καρδία [perisseuma ho kardia] > “sự tích tụ trong tấm lòng”, “sự đầy tràn trong tấm lòng” “Vì hắn tưởng trong lòng thể nào, thì hắn quả thể ấy.” (Châm. 23:7a) III. ÁP DỤNG 1. Phải thường xuyên suy nghĩ về những gì mình suy nghĩ để chắc được rằng trong lòng chỉ có toàn điều tốt! “Người lành bởi lòng chứa điều thiện mà phát ra điều thiện” (Lu. 6:45a) 2. Phải thường xuyên suy nghĩ về những gì mình suy nghĩ để chắc được rằng trong lòng không chấp chứa điều xấu! “kẻ dữ bởi lòng chứa điều ác mà phát ra điều ác” (Lu. 6:45b) 3. Tâm hồn chỉ cao thượng nếu bản chất của tấm lòng là cao thượng! “vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng nói ra” (Lu. 6:45c) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“(4.3)_TÂM HỒN CAO THƯỢNG: YẾU TỐ” (Lu. 6:43-44) “Đời sống thịnh vượng thật là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho đời sống được biến đổi ngày càng giống Chúa nhiều hơn thể hiện ra qua một năng lực sống rất tích cực trên mọi phương diện sống.” I. KINH THÁNH “43Cây sanh trái xấu không phải là cây tốt, cây sanh trái tốt không phải là cây xấu; 44vì hễ xem trái thì biết cây. Người ta không hái được trái vả nơi bụi gai, hay là hái trái nho nơi chòm kinh cước.” (Lu. 6:43-44) II. GIẢI NGHĨA 1. Tính cách của một người sẽ quyết định hành vi của người ấy (Lu. 6:43) (1) “trái xấu”: Gr. καρπός σαπρός [karpos sapros] > “hành vi xấu trong đời sống” (2) “cây tốt”: Gr. δένδρον καλός [dendron kalos] > “tính cách tốt của đời sống” (3) “tính cách” (“cây”) là gì? “3Nào những thế thôi, nhưng chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, 4sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy.” (Rô. 5:3-4) - “sự rèn tập”: Gr. δοκιμή [dokime] > “tính cách” “tính cách là phẩm chất trí tuệ và tinh thần của một người giúp nhận thức được đặc điểm của người ấy.” “Trong anh em có người nào khôn ngoan thông sáng chăng? Hãy lấy cách ăn ở tốt của mình mà bày tỏ việc mình làm bởi khôn ngoan nhu mì mà ra.” (Gia. 3:13) 2. Phải nhờ hành vi của một người để có thể hiểu tính cách của người ấy (Lu. 6:44a) (1) “trái”: Gr. καρπός [karpos] > “hành vi, công việc trong đời sống của một người” (2) “biết”: Gr. γινώσκω [ginosko] > “hiểu được, nhận thức được” (3) “cây”: Gr. δένδρον [dendron] > “đặc trưng của đời sống của một người” “Có lẽ nào một cái suối kia, đồng một mạch mà ra cả nước ngọt và nước đắng sao?” (Gia. 3:11) 3. Không thể kỳ vọng hành vi tốt ở một người có tính cách xấu được (Lu. 6:44b) (1) “trái vả”, “trái nho”: Gr. σῦκον [sukon], σταφυλή [staphule] > “tính cách tốt, đáng trọng” (2) “bụi gai”, “chòm kinh cước”: Gr. ἄκανθα [akantha], βάτος [batos] > “đời sống, hành vi xấu, đáng chê” “Hỡi anh em, cây vả có ra trái ôlive được, cây nho có ra trái vả được chăng? Mạch nước mặn cũng không có thể chảy ra nước ngọt được nữa.” (Gia. 3:12) III. ÁP DỤNG 1. Phải chú ý về hành vi để biết thực trạng của tâm hồn mình! “Cây sanh trái xấu không phải là cây tốt, cây sanh trái tốt không phải là cây xấu” (Lu. 6:43) 2. Phải cẩn thận về tính cách để nuôi giữ tâm hồn mình! “Vì hễ xem trái thì biết cây.” (Lu. 6:44a) 3. Tâm hồn cao thượng nhờ tính cách cao thượng! “Người ta không hái được trái vả nơi bụi gai, hay là hái trái nho nơi chòm kinh cước.” (Lu. 6:44b) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“(4.2)_TÂM HỒN CAO THƯỢNG: TÍNH CHẤT” (Mác 7:21-23) “Đời sống thịnh vượng thật là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho đời sống được biến đổi ngày càng giống Chúa nhiều hơn thể hiện ra qua một năng lực sống rất tích cực trên mọi phương diện sống.” I. KINH THÁNH “21Vì thật là tự trong, tự lòng người mà ra những ác tưởng, sự dâm dục, trộm cướp, giết người, 22tà dâm, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng. 23Hết thảy những điều xấu ấy ra từ trong lòng thì làm cho dơ dáy người.” (Mác 7:21-23) II. GIẢI NGHĨA 1. Tâm hồn cao thượng có khởi nguyên nội sinh (Mác 7:21a) (1) “lòng”: Gr. καρδία [kardia] (a) Thường được dịch là “lòng”, “tấm lòng”… (Sv. Ma. 5:8; Lu. 2:19) (b) Ý nghĩa: Trung tâm của sự vận động của tri giác, phán đoán, ý chí, cảm thụ, nhiệt tâm,… (c) Năng lực vận động của hồn tức lý trí, ý chí, tình cảm. (2) “mà ra”: Gr. ἐκ [ek] > “mà sinh ra” “Đức Giêhôva thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn” (Sáng. 6:5) 2. Chuỗi liên tiếp từ tâm hồn đến hành động và đến thái độ (Mác 7:21b-22) (1) Luôn luôn xuất phát trong tâm hồn: “ác tưởng”: > Gr. διαλογισμός ὁ κακός [dialogismos ho kakos] (2) Dẫn đến các hành động: sự dâm dục, trộm cướp, giết người, tà dâm, tham lam, hung ác (3) Khiến người ta bị giam trong thái độ tương ứng: gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng. “Vì hắn tưởng trong lòng thể nào, thì hắn quả thể ấy” (Châm. 23:7a) 3. Tâm hồn thiếu cao thượng thì đời sống không cao thượng (Mác 7:23) (1) “ra từ”: Gr. ἔσωθεν ἐκπορεύομαι[esothen ekporeuomai] > “xuất phát từ bên trong” (2) “làm dơ dáy”: Gr. κοινόω [koinoo] > “khiến cho không còn tinh sạch” “Chẳng sự gì từ ngoài người vào trong có thể làm dơ dáy người được; nhưng sự gì từ trong người ra, đó là sự làm dơ dáy người.” (Mác 7:15) III. ÁP DỤNG 1. Phải giữ cho tâm hồn cao thượng từ bên trong! “Vì thật là tự trong, tự lòng người mà ra những ác tưởng” (Mác 7:21a) 2. Đừng gieo ra hành động xấu để khỏi gặt lấy thái độ xấu! “…21bsự dâm dục, trộm cướp, giết người, 22tà dâm, tham lam, hung ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng.” (Mác 7:21b-22) 3. Phải giữ cho tâm hồn cao thượng để đời sống được cao thượng! “Hết thảy những điều xấu ấy ra từ trong lòng thì làm cho dơ dáy người.” (Mác 7:23) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“(4.1)_PHẢI GIỮ CHO TÂM HỒN CAO THƯỢNG” (Châm. 4:23) “Đời sống thịnh vượng thật là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho đời sống được biến đổi ngày càng giống Chúa nhiều hơn thể hiện ra qua một năng lực sống rất tích cực trên mọi phương diện sống.” I. KINH THÁNH “Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, Vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra.” (Châm. 4:23) II. GIẢI NGHĨA 1. Sự cao thượng bắt đầu từ trong tấm lòng, tức tâm hồn, của một người (Châm. 4:23a). (1) “khá cẩn thận”: Hb. רמשׁמ [mishmar] > “trông chừng”, “canh chừng” (2) “giữ”: Hb. רצנ [natsar] > “tra xét” (3) “tấm lòng”: Hb. בל [labe] > “tấm lòng”, “tâm hồn” - Ý nghĩa: Trung tâm của sự tri giác, phán đoán, ý chí, cảm thụ, nhiệt tâm,… - Trung tâm vận động của hồn tức lý trí, ý chí, tình cảm. “Hỡi dòng dõi rắn lục; bay vốn là loài xấu, làm sao nói được sự tốt?” (Ma. 12:34a) 2. Vì đời sống cao thượng luôn luôn là kết quả của tâm hồn cao thượng (Châm. 4:23b). (1) “các nguồn”: Hb. האצות [towtsa’ah] > “các khởi điểm”, “các sự xuất phát” (2) “sự sống”: Hb. יח [chay] > “đời sống” “Bởi vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra.” (Ma. 12:34b) III. ÁP DỤNG 1. Phải luôn luôn cẩn thận tra xét những gì mình nghiền ngẫm, chấp chứa ở trong lòng để có thể chắc được rằng không có những sự trái ý Đức Chúa Trời. “Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết” (Châm. 4:23a) 2. Phải kịp thời chấn chỉnh mọi sự thuộc lý trí, ý chí, tình cảm của mình ngay từ trước khi được thể hiện ra để có thể chắc được rằng chẳng có sự gì trái ý Đức Chúa Trời. “Vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra” (Châm. 4:23b) 3. Phải giữ cho tâm hồn cao thượng vì đời sống cao thượng, tức đời sống đẹp ý Đức Chúa Trời, luôn xuất phát từ tâm hồn cao thượng. “Vì hắn tưởng trong lòng thể nào, thì hắn quả thể ấy.” (Châm. 24:7a) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“(3.5)_NHỮNG ĐIỀU PHẢI NHỚ ĐỂ ĐƯỢC THÁNH KHIẾT” (1Ti. 6:12-14) “Đời sống thịnh vượng thật là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho đời sống được biến đổi ngày càng giống Chúa nhiều hơn thể hiện ra qua một năng lực sống rất tích cực trên mọi phương diện sống.” I. KINH THÁNH “12Hãy vì đức tin mà đánh trận tốt lành, bắt lấy sự sống đời đời, là sự mà con đã được gọi đến, và vì đó mà con đã làm chứng tốt lành trước mặt nhiều người chứng kiến. 13Trước mặt Đức Chúa Trời là Đấng ban sự sống cho mọi vật, và trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng làm chứng tốt nơi Bônxơ Philát, ta khuyên con 14phải giữ điều răn, ở cho không vết tích và không chỗ trách được, cho đến kỳ sự hiện ra của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta” (1Ti. 6:12-14) II. GIẢI NGHĨA 1. Đừng quên các địch thủ thuộc linh và các chiến pháp đối địch các địch thủ ấy! ĐỊCH THỦ THUỘC LINH & CHIẾN PHÁP ĐỐI ĐỊCH Địch Thủ Chiến Pháp (1) Thế Gian (1Gi. 2:15-17) (1) Xa Lánh (1Ti. 6:11; 2Ti. 2:22) (2) Xác Thịt (Rô. 7:18-24) (2) Kiềm Chế (Rô. 6:12-13; 8:13) (3) Ma Quỉ (1Phi. 5:8) (3) Chống Cự (1Phi. 5:9) “Hãy cùng ta chịu khổ như một người lính giỏi của Đức Chúa Jêsus Christ.” (2Ti. 2:3) 2. Đời sống thánh khiết là đời sống luôn giữ vững ý chí sống chiến thắng các kẻ thù thuộc linh để tỏ rõ đức tin (C. 12). (1) “hãy vì đức tin mà đánh trận tốt lành…” > “hãy đánh một trận đánh xứng đáng của đức tin…” - “đánh trận”: Gr. ἀγωνίζομαι [agonizomai] > “chiến đấu” - “tốt lành”: Gr. καλός ἀγών [kalos agon] > “trận đánh xứng đáng” (2) “bắt lấy sự sống đời đời…” > “giữ được sự sống đời đời…” - “bắt lấy”: Gr. ἐπιλαμβάνομαι [epilambanomai] > “lấy được” - “sự sống đời đời”: Gr. αἰώνιος ζωή [aionios zoe] > “sự sống vĩnh viễn trong Đức Chúa Trời” (Sv. Gi. 17:3) (3) “đã làm chứng tốt lành…” > “đã hằng bày tỏ một sự bày tỏ xứng đáng…” - “làm chứng”: Gr. ὁμολογέω [homologeo ] > “bày tỏ ra” - “tốt lành”: Gr. καλός ὁμολογία [kalos homologia] > “sự bày tỏ xứng đáng” “18Hỡi Timôthê, con ta, sự răn bảo mà ta truyền cho con, theo các lời tiên tri đã chỉ về con, tức là, phải nhờ những lời đó mà đánh trận tốt lành, 19cầm giữ đức tin và lương tâm tốt.” (1Ti. 1:18-19a) 3. Đời sống thánh khiết là đời sống luôn bền lòng giữ để không có cớ chi để có thể chê trách được (C. 13-14) (1) “phải giữ điều răn…” > “phải giữ điều răn này…” - “phải giữ”: Gr. τηρέω [tereo] > “phải tuân theo” - “điều răn”: Gr. ἐντολή [entole] > “điều răn này” (2) “không vết tích và không chỗ trách được…” - “không vết tích”: Gr. ἄσπιλος [aspilos] > “không thể tìm ra cớ để chê trách được” - “không chỗ trách được”: Gr. ἀνεπίληπτος [anepileptos] > “không thể chê trách được” (Sv. 1Ti. 3:2) (3) “cho đến kỳ sự hiện ra…” Gr. ἐπιφάνεια [epiphaneia] > “kỳ trở lại của Đức Chúa Jêsus Christ” “11Kìa là điều con phải rao truyền và dạy dỗ. 12Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi; nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ. 13Hãy chăm chỉ đọc sách, khuyên bảo, dạy dỗ, cho đến chừng ta đến. 14Đừng bỏ quên ơn ban trong lòng con, là ơn bởi lời tiên tri, nhân hội trưởng lão đặt tay mà đã ban cho con vậy. 15Hãy săn sóc chuyên lo những việc đó, hầu cho thiên hạ thấy sự tấn tới của con. 16Hãy giữ chính mình con và sự dạy dỗ của con; phải bền đỗ trong mọi sự đó, vì làm như vậy thì con và kẻ nghe con sẽ được cứu.” (1Ti. 4:11-16) III. ÁP DỤNG 1. Vững chí trong trận chiến thuộc linh (1Ti. 6:12) “Hãy vì đức tin mà đánh trận tốt lành, bắt lấy sự sống đời đời, là sự mà con đã được gọi đến, và vì đó mà con đã làm chứng tốt lành trước mặt nhiều người chứng kiến.” (1Ti. 6:12) 2. Bền lòng trong đời sống đạo (1Ti. 6:13-14) “13Trước mặt Đức Chúa Trời là Đấng ban sự sống cho mọi vật, và trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng làm chứng tốt nơi Bônxơ Philát, ta khuyên con 14phải giữ điều răn, ở cho không vết tích và không chỗ trách được, cho đến kỳ sự hiện ra của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta” (1Ti. 6:13-14) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“(3.4)_NHỮNG ĐIỀU PHẢI NHỚ ĐỂ KHỎI PHẠM TỘI” (1Gi. 2:15-17) “Đời sống thịnh vượng thật là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho đời sống được biến đổi ngày càng giống Chúa nhiều hơn thể hiện ra qua một năng lực sống rất tích cực trên mọi phương diện sống.” I. KINH THÁNH “15Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. 16Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra. 17Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời.” (1Gi. 2:15-17) II. GIẢI NGHĨA 1. Đừng lâm lún trong thế gian và những sự trong thế gian (C. 15-16) (1) “thế gian”: Gr. κόσμος [kosmos] > “mọi hệ thống của nhân loại có trong thế gian” (Sv. C. 16, “mọi sự”) (2) “sự kính mến”: Gr. ἀγάπη [agape] > “mối ràng buộc trong sự kính yêu giữa người với Đức Chúa Trời” (3) “sự mê tham của xác thịt”: Gr. ἐπιθυμία ὁ σάρξ [epithumia ho sarx] > “tư dục theo sự thôi thúc của xác thịt” (4) “sự mê tham của mắt”: Gr. πιθυμία ὁ ὀφθαλμός [epithumia ho ophthalmos] > “tư dục theo sự thôi thúc của mắt thấy” (5) “sự kiêu ngạo của đời”: Gr. ἀλαζονεία ὁ βίος [alazoneia ho bios] > “sự tự phụ, tự cao, tự đại dựa trên những sự của đời sống thuộc thể” “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em.” (Rô. 12:1) 2. Phải làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời đối với thế gian và những sự trong thế gian (C. 17) (1) “qua đi”: Gr. παράγω [parago] > “biến mất” (2) “ý muốn của Đức Chúa Trời”: Gr. θέλημα ὁ θεός [thelema ho theos] > “điều Đức Chúa Trời đòi hỏi” (3) “còn lại”: Gr. μένω [meno] > “vẫn cứ còn” “Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào.” (Rô. 12:2) 3. Đừng quên các địch thủ thuộc linh và các chiến pháp đối địch các địch thủ ấy! ĐỊCH THỦ THUỘC LINH & CHIẾN PHÁP ĐỐI ĐỊCH Địch Thủ Chiến Pháp (1) Thế Gian (1Gi. 2:15-17) (1) Xa Lánh (1Ti. 6:11; 2Ti. 2:22) (2) Xác Thịt (Rô. 7:18-24) (2) Kiềm Chế (Rô. 6:12-13; 8:13) (3) Ma Quỉ (1Phi. 5:8) (3) Chống Cự (1Phi. 5:9) “Hãy cùng ta chịu khổ như một người lính giỏi của Đức Chúa Jêsus Christ.” (2Ti. 2:3) III. ÁP DỤNG 1. Đừng để mình phải chịu lâm lụy trong thế gian, phải biết sống tách ly thế gian (1Gi. 2:15) “29Hỡi anh em, vậy thì tôi bảo nầy: Thì giờ ngắn ngủi. Từ nay về sau, kẻ có vợ hãy nên như kẻ không có; 30kẻ đương khóc, nên như kẻ không khóc; kẻ đương vui, nên như kẻ chẳng vui; kẻ đương mua, nên như kẻ chẳng được của gì; 31và kẻ dùng của thế gian, nên như kẻ chẳng dùng vậy; vì hình trạng thế gian nầy qua đi.” (1Cô. 7:29-31) 2. Phải biết thường xuyên kiềm chế tư dục, sống thuận theo sự dắt dẫn của Đức Thánh Linh (1Gi. 2:16) “Thật thế, nếu anh em sống theo xác thịt thì phải chết; song nếu nhờ Thánh Linh, làm cho chết các việc của thân thể, thì anh em sẽ sống.” (Rô. 8:13) 3. Phải giữ vững đức tin, kiên trì sống cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (1Gi. 2:17) “Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm.” (1Cô. 10:31) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“(3.3)_PHẢI THEO CÁC BƯỚC DẪN ĐẾN SỰ THÁNH KHIẾT” (Php. 4:8-9) “Đời sống thịnh vượng thật là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho đời sống được biến đổi ngày càng giống Chúa nhiều hơn thể hiện ra qua một năng lực sống rất tích cực trên mọi phương diện sống.” I. KINH THÁNH “8Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thanh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến. 9Hễ sự gì anh em đã học, đã nhận, đã nghe ở nơi tôi, và đã thấy trong tôi, hãy làm đi, thì Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ ở cùng anh em.” (Php. 4:8-9) II. GIẢI NGHĨA 1. Để có thể sống đời sống thánh khiết Cơ Đốc Nhân phải có trong lòng mình các phẩm chất Cơ Đốc (C. 8) (1) “chân thật”: Gr. ἀληθής [alethes] > “thật, chân chính” (Sv. Rô. 3:4) (2) “đáng tôn”: Gr. σεμνός [semnos] > “đáng coi trọng” (Sv. 1Ti. 3:8, 11; Tít 2:2 > “nghiêm trang”) (3) “công bình”: Gr. δίκαιος [dikaios] > “ngay thẳng” (4) “thanh sạch”: Gr. ἁγνός [hagnos] > “thuần khiết” (5) “đáng yêu chuộng”: Gr. προσφιλής [prosphiles] > “đáng chọn lựa, yêu quí” (6) “có tiếng tốt”: Gr. εὔφημος [euphemos] > “được kể là tốt” (7) “nhân đức đáng khen”: Gr. ἔπαινος [epainos] > “đáng khen” “Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác.” (Rô. 12:21) 2. Nhờ đó mà xây dựng cho mình môt phẩm hạnh Cơ Đốc theo như đã được dạy dỗ (C. 9a) (1) “học”: Gr. μανθάνω [manthano] > “được dạy dỗ” (2) “nhận”: Gr. παραλαμβάνω [paralambano] > “được trang bị” (3) “nghe”: Gr. ἀκούω [akouo] > “được lĩnh hội bằng tai nghe” (4) “thấy”: Gr. οιδα [oida] > “được nhận thức bằng mắt thấy” “Hỡi anh em, hãy bắt chước tôi, lại xem những kẻ ăn ở theo mẫu mực mà anh em thấy trong chúng tôi.” (Php. 3:17) 3. Bằng con đường sống đạo thực hành (9b) (1) “hãy làm đi”: Gr. πράσσω [prasso] > “thể hiện ra bằng hành vi” (2) “(Đức Chúa Trời của) sự bình an”: Gr. εἰρήνη [eirene] > “phẳng lặng và yên ổn” (3) “ở cùng”: Gr. ἔσομαι [esomai] > “sẽ có được” “Duy anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với đạo Tin Lành của Đấng Christ, để hoặc khi đến thăm anh em, hoặc khi vắng mặt, tôi cũng biết rằng anh em một lòng đứng vững, đồng tâm chống cự vì đức tin của đạo Tin Lành” (Php. 1:27) III. ÁP DỤNG 1. Phải giữ vững tấm lòng (C. 8) “Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thanh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến.” (Php. 4:8) 2. Phải giữ vững phẩm hạnh (C. 9a) “Hễ sự gì anh em đã học, đã nhận, đã nghe ở nơi tôi, và đã thấy trong tôi,…” (Php. 4:9a) 3. Phải chăm việc thực hành đời sống Cơ Đốc (9b) “…Hãy làm đi, thì Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ ở cùng anh em.” (Php. 4:9b) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“(3.2)_PHẢI TRÁNH CÁC BƯỚC DẪN ĐẾN SỰ PHẠM TỘI” (Gia. 1:14-15; Sv. 12-15) “Đời sống thịnh vượng thật là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho đời sống được biến đổi ngày càng giống Chúa nhiều hơn thể hiện ra qua một năng lực sống rất tích cực trên mọi phương diện sống.” I. KINH THÁNH “14Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. 15Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết.” (Gia. 1:14-15; Sv. 12-15) II. GIẢI NGHĨA 1. Chính sự ham muốn trong tấm lòng của mỗi người tạo ra sự thôi thúc dẫn đến sự phạm tội (C. 14) (1) “bị cám dỗ”: Gr. πειράζω [peirazo] = “bị thúc giục” > “phải chịu sự thôi thúc của điều sai” (2) “mắc”: Gr. ἐξέλκω [exelko] = “bị đem đi” > “bị lôi cuốn vào” (3) “tư dục”: Gr. ἐπιθυμία [epithumia] = “nhục dục” > sự ham muốn của thân xác” “Cho nên Đức Chúa Trời đã phó họ sa vào sự ô uế theo lòng ham muốn mình, đến nỗi tự làm nhục thân thể mình nữa” (Rô. 1:24) 2. Một khi không kiểm soát được sự thôi thúc của sự ham muốn trong lòng thì sự phạm tội sẽ diễn ra (C. 15) (1) “cưu mang”: Gr. συλλαμβάνω [sullambano] = “hình thành” > “trở thành một thực tại có ưu thế” (2) “tội ác”: Gr. ἁμαρτία [hamartia] = “tội lỗi” > “sự phạm tội” “18Bởi sự ngu muội ở trong họ, và vì lòng họ cứng cỏi nên trí khôn tối tăm, xa cách sự sống của Đức Chúa Trời. 19Họ đã mất cả sự cảm biết, đành bỏ mình trong một đời buông lung, đem lòng mê đắm không biết chán mà phạm hết mọi điều ô uế.” (Êph. 4:18-19) 3. Đã mắc vào sự phạm tội thì phải chịu cách xa Đức Chúa Trời! (C. 15b) (1) “trọn”: Gr. ἀποτελέω [apoteleo] = “xong” > “hoàn thành” (2) “sự chết”: Gr. θάνατος [thanatos] = “chia cách” > “sự xa cách về mối quan hệ với Đức Chúa Trời” “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết…” (Rô. 6:23a) III. ÁP DỤNG 1. Phải biết kiểm soát sự ham muốn trong lòng mình mới có thể loại trừ được nguyên nhân phạm tội! “Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình.” (Gia. 1:14) 2. Ngay từ ban đầu, phải thắng sự thôi thúc của sự ham muốn trong lòng mình mới có thể loại trừ được hành vi phạm tội! “Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết.” (Gia. 1:15) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“(3.1)_PHẢI SỐNG SẠCH TỘI” (Ma. 5:29-30; Sv.27-30) “Đời sống thịnh vượng thật là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho đời sống được biến đổi ngày càng giống Chúa nhiều hơn thể hiện ra qua một năng lực sống rất tích cực trên mọi phương diện sống.” I. KINH THÁNH “29Vậy nếu con mắt bên hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy móc mà quăng nó cho xa ngươi đi; vì thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư, còn hơn là cả thân thể bị ném vào Địa Ngục. 30Lại nếu tay hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy chặt mà liệng nó cho xa ngươi đi; vì thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư, còn hơn là cả thân thể vào Địa Ngục.” (Ma. 5:29-30; Sv.27-30) II. GIẢI NGHĨA 1. Phạm tội trong ý tưởng (C. 29a) (1) “con mắt bên hữu” - “con mắt”: Gr. ὀφθαλμός [ophthalmos] - “bên hữu”: Gr. δεξιός [dexios] > “khuynh hướng chính trong tấm lòng” (2) “xui cho ngươi phạm tội”: Gr. σκανδαλίζω [skandalizo] > “khiến sinh ra sự phạm tội” “22Con mắt là đèn của thân thể. Nếu mắt ngươi sáng sủa thì cả thân thể ngươi sẽ được sáng láng; 23nhưng nếu mắt ngươi xấu, thì cả thân thể sẽ tối tăm. Vậy, nếu sự sáng láng trong ngươi chỉ là tối tăm, thì sự tối tăm nầy sẽ lớn biết là dường bao!” (Ma. 6:22-23) 2. Phạm tội trong hành vi (C. 30a) (1) “tay hữu - “tay”: Gr. χείρ [cheir] - “hữu”: Gr. δεξιός [dexios] > “xu thế chính trong hành vi” (2) “xui cho ngươi phạm tội”: Gr. σκανδαλίζω [skandalizo] > “khiến sinh ra sự phạm tội” “Hãy đến gần Đức Chúa Trời, thì Ngài sẽ đến gần anh em. Hỡi kẻ có tội, hãy lau tay mình, có ai hai lòng, hãy làm sạch lòng đi” (Gia. 4:8) 3. Có hình phạt như nhau (C. 29b; 30b) (1) “thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư”: Gr. συμφέρω [sumphero] = “có lợi” > “chịu đựng cách có lợi cho đời sống Cơ Đốc” (2) “một phần”: Gr. μέλος [melos] = “chi thể” > “theo một mức độ nào đó” (3) “Địa Ngục”: Gr. γέεννα [geenna] > “hình phạt nặng nhất” “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết…” (Rô. 6:23a) III. ÁP DỤNG 1. Phải sống sạch tội dưới mọi hình thức bằng mọi giá! “29Vậy nếu con mắt bên hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy móc mà quăng nó cho xa ngươi đi… 30Lại nếu tay hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy chặt mà liệng nó cho xa ngươi đi…” (Ma. 5:29a, 30a) 2. Đừng để phải chịu xa cách Đức Chúa Trời! “29b-30bCòn hơn là cả thân thể vào Địa Ngục.” (Ma. 5:29b, 30b) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
“(2.5)_MUỐN THÂN AN PHẢI AN THÂN” (Rô. 13:13-14) “Đời sống thịnh vượng thật là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho đời sống được biến đổi ngày càng giống Chúa nhiều hơn thể hiện ra qua một năng lực sống rất tích cực trên mọi phương diện sống.” I. KINH THÁNH “13Hãy bước đi cách hẳn hoi như giữa ban ngày. Chớ nộp mình vào sự quá độ và say sưa, buông tuồng và bậy bạ, rầy rà và ghen ghét; 14nhưng hãy mặc lấy Đức Chúa Jêsus Christ, chớ chăm nom về xác thịt mà làm cho phỉ lòng dục nó.” (Rô. 13:13-14) II. GIẢI NGHĨA 1. Mệnh lệnh thân an của Đức Chúa Trời (C. 13a) (1) “bước đi”: Gr. περιπατέω [peripateo] = “thực hiện” > “điều khiển đời sống” (2) “hẳn hoi”: Gr. εὐσχημόνως [euschemonos] = “trung thực” > “chính đáng và sáng tỏ” (3) “giữa ban ngày”: Gr. ἡμέρα [hemera] = “dưới ánh sáng mặt trời” > “quang minh chính đại” “Vậy, hãy giữ cho khéo về sự ăn ở của anh em, chớ xử mình như người dại dột, nhưng như người khôn ngoan” (Êph. 5:15) 2. Đòi hỏi những sự phải tránh… (C. 13b) (1) “chớ nộp mình vào sự quá độ và say sưa” - “quá độ”: Gr. κῶμος [komos] = “chè chén” > “ở trong sự tham ăn nhậu” - “say sưa”: Gr. μέθη [methe] = “say rượu” (Sv. Êph. 5:18, Gr. μεθύσκω [methusko]) > “bị rượu điều khiển” (2) “buông tuồng và bậy bạ” - “buông tuồng”: Gr. κοίτη [koite] = “ăn nằm bừa bãi” > “thích ăn nằm bừa bãi” - “bậy bạ”: Gr. ἀσέλγεια [aselgeia] = “dâm đãng” > “sống dâm dật” (3) “rầy rà và ghen ghét” - “rầy rà”: Gr. ἔρις [eris] = “hay đấu đá” > “hay tranh cho hơn” - “ghen ghét”: Gr. ζῆλος [zelos] = “ganh gổ” > “chống đối vì ganh tức” “Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng; nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh.” (Êph. 5:18) 3. Và những sự phải theo… (C. 14) (1) “hãy mặc lấy Đức Chúa Jêsus Christ”: Gr. ἐνδύω [enduo] > “được che phủ” (2) “chớ chăm nom về xác thịt”: Gr. πρόνοια [pronoia] > “cung cấp” (3) “(chớ) làm cho phỉ lòng dục nó”: Gr. ποιέω [poieo] > “làm thành” “Vậy tôi nói rằng: Hãy bước đi theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt.” (Gal. 5:16) III. ÁP DỤNG 1. Muốn thân an thì phải biết an thân theo ý chỉ của Đức Chúa Trời! “Hãy bước đi cách hẳn hoi như giữa ban ngày.” (Rô. 13:13a) 2. Để được thân an thì phải tránh những sự cần tránh! “Chớ nộp mình vào sự quá độ và say sưa, buông tuồng và bậy bạ, rầy rà và ghen ghét;” (Rô. 13:13b) 3. Để được thân an thì phải theo những sự cần theo! “Nhưng hãy mặc lấy Đức Chúa Jêsus Christ, chớ chăm nom về xác thịt mà làm cho phỉ lòng dục nó.” (Rô. 13:14) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
|
Author“Side-By-Side Support Archives
March 2023
Categories |