“TÌM KIẾM TÌNH YÊU THÁNH KHIẾT” (1Gi. 2:15-17) “15Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. 16Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra. 17Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời” (1Gi. 2:15-17) I. KINH THÁNH “15Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy. 16Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra. 17Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời” (1Gi. 2:15-17) II. GIẢI NGHĨA 1. Lòng yêu thế gian cùng với mọi sự trong thế gian đối chọi với sự kính yêu Đức Chúa Trời (C.15; Sv. Gia. 4:4) (1) “thế gian”: Gr. κόσμος [kosmos] “Ngôi Lời ở thế gian, và thế gian đã làm nên bởi Ngài; nhưng thế gian chẳng từng nhìn biết Ngài” (Gi. 1:10) Từ liệu này có ít nhất ba nghĩa… - “địa cầu”, “vũ trụ” (Sv. Gi. 1:10b) - “toàn bộ hệ thống xã hội loài người” (Sv. Gi. 1:10a; Gi. 12:31) - “nhân loại” (Sv. Gi. 1:10c) (2) “yêu”: Gr. ἀγαπάω [agapao]; “ấp yêu” (3) “kính mến”: Gr. ἀγάπη [agape]; “kính yêu” 2. Lòng yêu thế gian cùng với mọi sự trong thế gian chỉ ra từ thế gian chứ không đến từ Đức Chúa Trời, ấy là sự bất khiết phải từ bỏ (C.16) (1) “sự mê tham của xác thịt”: Gr. ἐπιθυμία ὁ σάρξ [epithumia ho sarx] - Đây là xu hướng bất biến trong con người (Sv. Rô. 7:14, 18) - Giải pháp: Tránh né (Sv. 1Ti. 6:11; 2Ti. 2:22; “tránh”: Gr. φεύγω [pheugo]; “chạy trốn”) (2) “sự mê tham của mắt”: Gr. ἐπιθυμία ὁ ὀφθαλμός [epithumia ho ophthalmos] - Đây là sự lôi cuốn thường xuyên (Sv. Rô. 7:18-24) - Giải pháp: Khước từ (Sv. Rô. 6:12-13; 8:13; “làm cho chết”: Gr. θανατόω [thanatoo]) (3) “sự kiêu ngạo của đời”: Gr. ἀλαζονεία ὁ βίος [alazoneia ho bios] - Đây là khuynh hướng cố hữu đến bởi sự mê tham của xác thịt và sự mê tham của mắt khiến sinh ra tư tưởng, thái độ vô nghĩa (Sv. Rô. 12:3) - Giải pháp: Hạ mình (Sv. Php. 2:3-4; “khiêm nhường”: Gr. ταπεινοφροσύνη [tapeinophrosune]; “đừng tự cất mình lên”) 3. Lòng yêu thế gian cùng với mọi sự trong thế gian chỉ là tạm thời, tình yêu thánh khiết đối với Đức Chúa Trời sẽ kết quả cho sự đời đời (C.17) (1) “sự tham dục”: Gr. ἐπιθυμία [epithumia]; “sự ham muốn” (2) “ý muốn [của Đức Chúa Trời]”: Gr. θέλημα [thelema]; “sự chọn lựa” (3) “qua đi”: Gr. παράγω [parago]; “tiêu vong” (4) “còn lại”: Gr. μένω [meno]; “tồn tại” III. ÁP DỤNG 1. Tình yêu đối với Đức Chúa Trời phải là một tình yêu thánh khiết, nó đòi hỏi sự tách ly đối với thế gian! “Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy” (1Gi. 2:15) 2. Tình yêu đối với Đức Chúa Trời phải là một tình yêu thánh khiết, nó đòi hỏi sự giữ mình hết sức! “Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra” (1Gi. 2:16) 3. Tình yêu đối với Đức Chúa Trời phải là một tình yêu thánh khiết, nó đòi hỏi sự tận hiến cho Đức Chúa Trời! “Vả thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì còn lại đời đời” (1Gi. 2:17) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
Comments are closed.
|
Author“Side-By-Side Support Archives
March 2023
Categories |