REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • Tư Phong
  • Tư Niệm
  • Tư Biện
  • Tư Cách
Picture

“TƯ BIỆN”

26/6/2022

 
Picture
“CÁC QUAN ĐIỂM VỀ GIỚI TÍNH CỦA NHÂN LOẠI”
(Sáng. 1:27; 2:7)
“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài;
Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời;
Ngài dựng nên người nam cùng người nữ…
Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người,
hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”
(Sáng. 1:27; 2:7)
“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ… Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”(Sáng. 1:27; 2:7)
 
Kinh Thánh phán tỏ tường rằng “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27) nhưng không phải ai cũng tin như vậy và có cùng một cách hiểu giống nhau về cấu hình của con người…
 
I. MỞ ĐẦU…
 
I.1 Một Vài Câu Hỏi…
 
1. Trong vai trò người nam trong gia đình, Hội Thánh, và xã hội…
(1) Điều gì làm cho bạn thích nhất?
(2) Điều gì khiến cho bạn không thích nhất?
 
2. Trong vai trò người nữ trong gia đình, Hội Thánh, và xã hội…
(1) Điều gì làm cho bạn thích nhất?
(2) Điều gì khiến cho bạn không thích nhất?
 
3. Người nam…
Bạn sẽ làm gì để yêu thương vợ nhiều hơn trước đây?
 
3. Người nữ…
Bạn sẽ làm gì để kính trọng chồng nhiều hơn trước đây?
 
II.2 Phải Theo Kinh Thánh! 

I. NAM VÀ NỮ: SỰ KHÁC BIỆT
 
I.1 Hãy Đọc Sáng. 2:18-25
 
“18 Giêhôva Đức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó. 19 Giêhôva Đức Chúa Trời lấy đất nắn nên các loài thú đồng, các loài chim trời, rồi dẫn đến trước mặt Ađam đặng thử xem người đặt tên chúng nó làm sao, hầu cho tên nào Ađam đặt cho mỗi vật sống, đều thành tên riêng cho nó. 20 Ađam đặt tên các loài súc vật, các loài chim trời cùng các loài thú đồng; nhưng về phần Ađam, thì chẳng tìm được một ai giúp đỡ giống như mình hết. 21 Giêhôva Đức Chúa Trời làm cho Ađam ngủ mê, bèn lấy một xương sườn, rồi lấp thịt thế vào. 22 Giêhôva Đức Chúa Trời dùng xương sườn đã lấy nơi Ađam làm nên một người nữ, đưa đến cùng Ađam. 23 Ađam nói rằng: Người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra. Người nầy sẽ được gọi là người nữ, vì nó do nơi người nam mà có. 24 Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt.
25 Vả, Ađam và vợ, cả hai đều trần truồng, mà chẳng hổ thẹn.”
 
I.2 Hai Quan Điểm…
 
1. Quan Điểm Quân Bình (Egalitarianism)
2. Quan Điểm Bổ Sung (Complimentarianism)
 
II. “QUAN ĐIỂM QUÂN BÌNH”
 
II.1 Chủ Trương
 
Kinh Thánh không dạy rằng trong mọi trường hợp người nữ phải quị lụy trước người nam vì vốn được tạo ra để như thế. Người nữ và người nam giữ các vị trí mục vụ tùy theo ân tứ của họ chứ không phải theo giới tính. Nguyên tắc Kinh Thánh về thuận phụ hỗ tương dạy rằng cả chồng lẫn vợ đều phải vâng phục lẫn nhau một cách tương đương.
Những Người Ủng Hộ: N.T. Wight, Gregory Boyd, Stanley Grenz, Richard Foster, Gorden Fee, Craig Keener.
 
II.2 Bênh Vực
 
a. Chế độ gia trưởng (người nam thống trị) là một hiện tượng văn hóa mà Đức Chúa Trời đã chọn không phải để giải quyết, mà chỉ là để điều chỉnh cũng như Ngài đã làm như thế đối với hiện tượng chiếm hữu nô lệ.
Côl. 3:18-22
“18Hỡi người làm vợ, hãy vâng phục chồng mình, y như điều đó theo Chúa đáng phải nên vậy. 19Hỡi kẻ làm chồng, hãy yêu vợ mình, chớ hề ở cay nghiệt với người. 20Hỡi kẻ làm con, mọi sự hãy vâng phục cha mẹ mình, vì điều đó đẹp lòng Chúa. 21Hỡi kẻ làm cha, chớ hề chọc giận con cái mình, e chúng nó ngã lòng chăng. 22Hỡi kẻ làm tôi tớ, trong mọi sự phải vâng phục kẻ làm chủ mình về phần xác, không những hầu việc trước mặt họ, như mình tìm cách cho đẹp lòng người ta, nhưng vì kính sợ Chúa, hãy lấy lòng thật thà mà hầu việc.”
 
b. Chế độ người nam điều hành và thống trị là hậu quả của Cuộc Sa Ngã, là điều sẽ được thay đổi khi người ta được phục hồi trở lại trong Đức Chúa Jêsus
Sáng. 3:16
“Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi”
Gal. 3:28
“Tại đây không còn chia ra người Giuđa hay người Gờréc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong nhà Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một.”
 
c. Kinh Thánh có rất nhiều điển hình về việc người nữ giữ vai trò nhà lãnh đạo, giáo sư, và nữ tiên tri hành quyền ngay cả đối với người nam.
- Miriam được biết là một nhà lãnh đạo trong cuộc Xuất Aicập cùng với Môise và Arôn (Mi. 6:4).
- Đêbôra đã từng phục vụ Đức Chúa Trời trong vai trò Quan Thẩm Phán của Ysơraên (Quan. 4-5).
- Hunđa là một Nữ Tiên Tri mà cả người nữ lẫn người nam đều đến để cầu hỏi (2Vua. 22:14).
- Đến thời Tân Ước vẫn còn có các Nữ Tiên Tri là những người hành sử thẩm quyền dạy dỗ của họ trên người (Lu. 2:36-38; Công. 2:16-18; 21:8-9; 1Cô. 11:4-5).
- Lịch sử đã từng có những mẫu điển hình đầy sức thuyết phục về các nhà nữ lãnh đạo thuộc linh hoặc nữ Mục Sư rất hiệu quả
+ Amy Carmichael
+ Corrie Ten Boon
+ Elisabeth Elliott
 
d. Bất chấp các tuyên bố ngang ngược, khó mà tưởng tượng được rằng người nữ phải bị truất bỏ khỏi các cơ hội hành sử thẩm quyền lãnh đạo thuộc linh đối với người nam, phải bị làm giảm giá trị so với người nam.
 
III. PHẢN BÁC
 
IV.1 Mặc dầu đôi khi Đức Chúa Trời không cải thiện các vấn đề văn hóa ngay lập tức, quyền lãnh đạo của người làm chồng không phải chỉ là một vấn đề thuần túy văn hóa cũng như việc con cái phải vâng lời cha mẹ không phải chỉ thuộc phạm trù văn hóa mà thôi (Sv. Êph. 6:1).
 
IV.2Có khá nhiều bằng chứng cho thấy quyền lãnh đạo của người nam không phải chỉ thuần túy là hậu quả của Cuộc Sa Ngã:
- Ađam đã được dựng nên đầu tiên.
- Êva đã được dựng nên như một người để bổ khuyết cho hoàn hảo.
- Ađam đã đặt tên cho Êva.
- Sau Cuộc Sa Ngã, Đức Chúa Trời đã phán với Ađam trước.
- Ađam chứ không phải Êva là người đại diện cho nhân loại sau Cuộc Sa Ngã. (Rô. 5:12-19).
- Sự rủa sả của Đức Chúa Trời đã làm méo mó các vai trò vốn có trước đó chứ không phải khai sinh ra các vai trò mới.
 
IV.3 Có nhiều điển hình, ví dụ như Đêbôra, là ngoại lệ của tình trạng thiếu người nam lãnh đạo. Tuy nhiên, đã từng có nhiều người nữ hoàn thành một cách đầy hiệu quả vai trò Nhà Tiên Tri, Lãnh Đạo thuộc linh của mình trong Hội Thánh sơ kỳ cũng như trong thời hiện nay. Vấn đề được bàn cãi không phải là người nữ có đủ tài năng, hiệu quả trong việc làm Giáo Sư, Lãnh Đạo hay không mà là liệu họ có thẩm quyền trên người nam hay không.
 
IV.4 Một lần nữa, hoàn toàn đồng ý rằng đã có, hiện có, và sẽ còn có những người nữ hiệu quả trong vai trò Nhà Lãnh Đạo. Tuy nhiên, lập luận theo sự thành công của những người nữ sử dụng vai trò lãnh đạo thuộc linh của người nam là nhấn mạnh cái thực dụng mà làm ngơ cái thực chất. Đức Chúa Trời có thể ban phước cho các mục vụ của Ngài bất chấp sự tiếu sót của người thi hành các mục vụ ấy, và Ngài ban phước như thế thì không có nghĩa là vì người thi hành mục vụ mà Ngài ban phước.
 
IV.5 Cho rằng người ta vốn được định sẵn trên phương diện di truyền để thi hành các sự hầu việc nhất định nào đó không có nghĩa là làm mất giá của ai hay chủ trương một chế độ giai trật. Trên phương diện di truyền học, ai cũng biết rằng người nam đã không được chuẩn bị để mang thai, sinh con. Tuy vậy, một sự nhận thức như thế không phải là làm mất giá của người nam. Một sự nhận thức như thế chỉ là một sự khẳng định rằng Đức Chúa Trời đã không giao vai trò mang thai, sinh con cho người nam mà thôi.
 
V. QUAN ĐIỂM BỔ SUNG
 
V.1 Chủ Trương
 
Kinh Thánh dạy cho biết rằng người nam và người nữ tương đương với nhau về tính hữu ích, chân giá trị, và trách nhiệm trước mặt Đức Chúa Trời (cả hai đều đã được tạo dựng tương đương). Kinh Thánh cũng dạy rằng người nam và người nữ có các vai trò khác nhau trong xã hội, gia đình và Hội Thánh. Các vai trò ấy không thể được nhìn nhận theo cách ganh đua mà là trong tinh thần bổ trợ lẫn nhau.
Những Người Ủng Hộ: Wayne Grudem, John Piper, Douglas Moo, Charles Swindoll, John MacArthur.
 
V.2 Bênh Vực
 
a. Kinh Thánh minh thị chức phận lãnh đạo của người nam ngay từ buổi ban đầu của cuộc sáng tạo
- Ađam đã đặt tên cho các loài thú vật (Sáng. 2:20).
- Ađam đã đặt tên cho Êva (Sáng. 2:23).
- Sau Cuộc Sa Ngã, Đức Chúa Trời đã đến với Ađam trước nhất (Sáng. 2:9).
- Không hề có người nữ nào làm Thầy Tế Lễ cả.
- Các Quan Thẩm Phán được Đức Chúa Trời lập đều là người nam cả.
- Các Sứ Đồ của Đức Chúa Jêsus đều toàn là người nam.
- Các chức danh Giám Mục/Trưởng Lão/Mục Sư đều là những chức danh giống đực, và được nhắm đến người nam (1Ti. 3:2; Tít1:6).
 
b. Êva đã được tạo dựng như một người để bổ khuyết cho hoàn hảo. Chưa hoàn hảo có nghĩa là còn khiếm khuyết ở đâu đó. Ađam có khiếm khuyết ở những điểm nhất định nào đó cho nên Đức Chúa Trời đã phải phán: “Loài người ở một mình thì không tốt” (Sáng. 2:18). Êva đã được tạo dựng để bổ khuyết những gì còn khiếm khuyết cho hoàn hảo. Cần nên nhận thức rõ rằng Êva không phải chỉ đơn thuần là một nổ lực thứ hai để làm cho hoàn hảo. Êva đã được tạo dựng với những nét tính cách mà Ađam không có. Tương tự, Ađam đã được tạo dựng với những nét tính cách mà Êva không có. Họ đã được tạo dựng để phụ bổ lẫn nhau. Vì vậy, sự khác biệt trong vai trò là điều thiết yếu để nhân loại có thể trở nên hoàn chỉnh.
 
c. Sứ Đồ PhaoLô đã phải liên tục nói với những người nữ không hiểu nổi - hoặc với những người hoàn toàn có ý loạn nghịch - về tầm quan trọng của vai trò người nữ của họ. Những người như thế đã làm mờ mất các vai trò đã được Đức Chúa Trời lập và ra sức chiếm đoạt vai trò của người nam. Sự loạn nghịch ấy chính là một phần của sự rủa sả.
Sáng. 3:16
“Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi.”
1Ti. 2:12-15
“12Ta không cho phép đàn bà dạy dỗ, cũng không được cầm quyền trên đàn ông; nhưng phải ở yên lặng. 13Vì Ađam được dựng nên trước nhứt, rồi mới tới Êva. 14Lại không phải Ađam bị dỗ dành, bèn là người đàn bà bị dỗ dành mà sa vào tội lỗi. 15Dầu vậy, nếu đàn bà lấy đức hạnh mà bền đỗ trong đức tin, trong sự yêu thương, và trong sự nên thánh, thì sẽ nhân đẻ con mà được cứu rỗi.”
1Cô. 14:34-35
“34Đàn bà phải nín lặng trong đám hội của anh em: Họ không có phép nói tại nơi đó, nhưng phải phục tùng cũng như Luật Pháp dạy. 35Nhược bằng họ muốn học khôn điều gì, thì mỗi người trong đám hội phải hỏi chồng mình ở nhà; bởi vì đàn bà nói lên trong Hội Thánh là không hiệp lẽ.”
1Cô. 11:3
“Dầu vậy, tôi muốn anh em biết Đấng Christ là Đầu mọi người; người đàn ông là đầu người đàn bà; và Đức Chúa Trời là Đầu của Đấng Christ.”
Côl. 3:18
“Hỡi người làm vợ, hãy vâng phục chồng mình, y như điều đó theo Chúa đáng phải nên vậy.”
Tít 2:5
“[Phải dạy đàn bà] có nết na, trinh chánh, trông nom việc nhà, lại biết ở lành, vâng phục chồng mình, hầu cho Đạo của Đức Chúa Trời khỏi bị một lời chê bai nào.”
 
d. Các Trước Giả Tân Ước đã phải thường xuyên đề cập đến những người nam nào lạm dụng vai trò lãnh đạo của mình. Đây cũng là một phần của sự rủa sả. tuy nhiên, sự hướng dẫn đối với người nam không phải là bảo họ thôi đừng lãnh đạo nữa mà là dạy họ phải lãnh đạo theo một cách thế nhạy bén, đầy khích lệ và tình yêu thương.
Sáng. 3:16
“Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi”
Êph. 5:25a, 28, 33a
“25Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội Thánh, phó chính mình vì Hội Thánh… 28Cũng một thể ấy, chồng phải yêu vợ như chính thân mình. Ai yêu vợ mình thì yêu chính mình vậy… 33Thế thì mỗi người trong anh em phải yêu vợ mình như mình, còn vợ thì phải kính chồng”
1Phi. 3:7
“Hỡi người làm chồng, hãy tỏ điều khôn ngoan ra trong sự ăn ở với vợ mình, như là với giống yếu đuối hơn; vì họ sẽ cùng anh em hưởng phước sự sống, nên phải kính nể họ, hầu cho không điều gì làm rối loạn sự cầu nguyện của anh em”
Côl. 3:19
“Hỡi kẻ làm chồng, hãy yêu vợ mình, chớ hề ở cay nghiệt với người”
e. Phần lớn các Hội Thánh trong lịch sử đều tôn trọng Quan Điểm Bổ Sung.
 
V.3 Phản Bác
 
a. Các minh thị trong Kinh Thánh về chức phận lãnh đạo của người nam được trung dẫn có tính chất miêu tả (descriptive), thiếu tính chất minh định (prescriptive). Nói cách khác, chức phận người nam lãnh đạo - cũng giống với chế độ nô lệ - là một hiện tượng văn hóa mà Đức Chúa Trời chưa muốn phá bỏ đi vào thời điểm ấy.
 
b. Mặc dầu phải công nhận rằng người nữ đã được tạo dựng để làm cho hoàn chỉnh nhân loại (chứ không phải chỉ riêng cho người nam) nhưng điều ấy không đòi hỏi Đức Chúa Trời phải thiết lập chế độ giai trật. Chế độ người nam lãnh đạo, chế độ thống trị, bất cứ tên gọi nào tương tự như thế, đều là sản phẩm của Cuộc Sa Ngã chứ không phải của Cuộc Sáng Tạo.
 
c. Những điều Sứ Đồ PhaoLô viết là viết cho những tình huống văn hóa cụ thể không cần phải có một sự áp dụng phổ quát. Chẳng hạn, PhaoLô viết cho Timôthê ở Êphêsô là nơi mà trước đó có lắm người nữ vốn là gái hầu của tôn giáo (cult prostitutes), vốn thiếu học thức (điển hình là họ chỉ được học lóm các tri thức từ chồng mình mà thôi), mà lại muốn “nhảy” lên bục giảng (“fill the pulpit”). PhaoLô dùng hình ảnh Êva để chỉ cho thấy tính chất tai hại của các tri thức “học lóm” (secondhand information). PhaoLô không sử dụng sự kiện đã xảy ra ở Vườn Eđen làm một nguyên lý phổ quát. Vì thế, mệnh lệnh của Sứ Đồ PhaoLô ở đây chỉ thuần túy là một mệnh lệnh văn hóa.
 
d. Các đoạn văn Kinh Thánh Tân Ước này không qui định người làm chồng phải cai quản như thế nào, mà chỉ là hướng dẫn họ phải quan hệ như thế nào mà thôi. Ý chính của sự dạy dỗ ở đây là người làm chồng phải yêu vợ mình chứ không được cai trị.
 
e. Sự thật đáng buồn là theo dòng lịch sử, Hội Thánh đã đẻ ra các mối quan hệ lạm dụng từ khuynh hướng tội lỗi là muốn cai trị của người nam. Cơ Đốc Nhân nói xấu người Do Thái, họ phê phán chế độ nô lệ, và họ ép người ta phải biến cải niềm tin bằng Tòa Án Dị Giáo (Inquisitions). Bất cứ sự kháng nghị nào căn cứ vào lịch sử cũng đều đem lại rất ít lợi thế mà có khi còn nghịch lại với Quan Điểm Bổ Sung nữa. 

VI. CÁC DỊ BIỆT VỀ CƠ THỂ HỌC THEO GIỚI TÍNH
 
VI.1 Người Nữ
 
- Có nhiều mỡ dự trữ hơn, dự trữ được nhiều năng lượng hơn.
- Có nhiều bạch cầu và hạch bạch huyết B và T hơn (giúp có thể chống lại viêm, nhiễm nhanh hơn).
- Nhạy cảm hơn nhờ hệ thống cảm giác nhạy đáp ứng: Lông/tóc mảnh hơn; có tri giác sắc bén hơn cả về nghe, nếm, sờ, và ngửi. 
- Có thể phân biệt màu sắc giỏi hơn (đặc biệt là các màu ở hai đầu quan phổ).
- Có ít testosterone hơn (nên có thể kiên nhẫn hơn, có thể ở với người trong gia đình lâu hơn).
- Tiếng trẻ khóc có thể dấy lên trong họ một sự đáp ứng máy móc ngay.
- Sản sinh ra nhiều cortisol hơn trong khi trải qua những tình huống căng thẳng lâu (Cortisol làm giảm chất serotonin là chất khiến cho người ta cảm thấy chán nản)
 
VI.2 Người Nam
 
- Tỷ lệ trao đổi chất cao hơn người nữ 10%.
- Có khối lượng cơ nhiều hơn người nữ 50%.
- Có nhiều tuyến mồ hôi hơn giúp làm giảm nhiệt nhanh hơn.
- Có lượng hồng cầu nhiều hơn người nữ 10% (giúp vết thương được lành nhanh hơn).
- Sau tuổi dậy thì, có lượng testosterone cao hơn ở người nữ 15 lần (xốc xáo hơn, tích cực trong dục tính, thích các môn thể thao mang tính ganh đua, sớm rời khỏi gia đình hơn, có khuynh hướng thích tranh cãi
- Sản sinh ra nhiều testosterone khi trải qua những lúc căng thẳng giúp chịu đựng cao, nhưng cũng có nhiều khả năng tăng huyết áp hơn.  
 
(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ… Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”(Sáng. 1:27; 2:7)
 
Kinh Thánh phán tỏ tường rằng “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27) nhưng không phải ai cũng tin như vậy và có cùng một cách hiểu giống nhau về cấu hình của con người…
 
I. MỞ ĐẦU…
 
I.1 Một Vài Câu Hỏi…
 
1. Trong vai trò người nam trong gia đình, Hội Thánh, và xã hội…
(1) Điều gì làm cho bạn thích nhất?
(2) Điều gì khiến cho bạn không thích nhất?
 
2. Trong vai trò người nữ trong gia đình, Hội Thánh, và xã hội…
(1) Điều gì làm cho bạn thích nhất?
(2) Điều gì khiến cho bạn không thích nhất?
 
3. Người nam…
Bạn sẽ làm gì để yêu thương vợ nhiều hơn trước đây?
 
3. Người nữ…
Bạn sẽ làm gì để kính trọng chồng nhiều hơn trước đây?
 
II.2 Phải Theo Kinh Thánh!
 
I. NAM VÀ NỮ: SỰ KHÁC BIỆT
 
I.1 Hãy Đọc Sáng. 2:18-25
 
“18 Giêhôva Đức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó. 19 Giêhôva Đức Chúa Trời lấy đất nắn nên các loài thú đồng, các loài chim trời, rồi dẫn đến trước mặt Ađam đặng thử xem người đặt tên chúng nó làm sao, hầu cho tên nào Ađam đặt cho mỗi vật sống, đều thành tên riêng cho nó. 20 Ađam đặt tên các loài súc vật, các loài chim trời cùng các loài thú đồng; nhưng về phần Ađam, thì chẳng tìm được một ai giúp đỡ giống như mình hết. 21 Giêhôva Đức Chúa Trời làm cho Ađam ngủ mê, bèn lấy một xương sườn, rồi lấp thịt thế vào. 22 Giêhôva Đức Chúa Trời dùng xương sườn đã lấy nơi Ađam làm nên một người nữ, đưa đến cùng Ađam. 23 Ađam nói rằng: Người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra. Người nầy sẽ được gọi là người nữ, vì nó do nơi người nam mà có. 24 Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt.
25 Vả, Ađam và vợ, cả hai đều trần truồng, mà chẳng hổ thẹn.”
 
I.2 Hai Quan Điểm…
 
1. Quan Điểm Quân Bình (Egalitarianism)
2. Quan Điểm Bổ Sung (Complimentarianism)
 
II. “QUAN ĐIỂM QUÂN BÌNH”
 
II.1 Chủ Trương
 
Kinh Thánh không dạy rằng trong mọi trường hợp người nữ phải quị lụy trước người nam vì vốn được tạo ra để như thế. Người nữ và người nam giữ các vị trí mục vụ tùy theo ân tứ của họ chứ không phải theo giới tính. Nguyên tắc Kinh Thánh về thuận phụ hỗ tương dạy rằng cả chồng lẫn vợ đều phải vâng phục lẫn nhau một cách tương đương.
Những Người Ủng Hộ: N.T. Wight, Gregory Boyd, Stanley Grenz, Richard Foster, Gorden Fee, Craig Keener.
 
II.2 Bênh Vực
 
a. Chế độ gia trưởng (người nam thống trị) là một hiện tượng văn hóa mà Đức Chúa Trời đã chọn không phải để giải quyết, mà chỉ là để điều chỉnh cũng như Ngài đã làm như thế đối với hiện tượng chiếm hữu nô lệ.
Côl. 3:18-22
“18Hỡi người làm vợ, hãy vâng phục chồng mình, y như điều đó theo Chúa đáng phải nên vậy. 19Hỡi kẻ làm chồng, hãy yêu vợ mình, chớ hề ở cay nghiệt với người. 20Hỡi kẻ làm con, mọi sự hãy vâng phục cha mẹ mình, vì điều đó đẹp lòng Chúa. 21Hỡi kẻ làm cha, chớ hề chọc giận con cái mình, e chúng nó ngã lòng chăng. 22Hỡi kẻ làm tôi tớ, trong mọi sự phải vâng phục kẻ làm chủ mình về phần xác, không những hầu việc trước mặt họ, như mình tìm cách cho đẹp lòng người ta, nhưng vì kính sợ Chúa, hãy lấy lòng thật thà mà hầu việc.”
 
b. Chế độ người nam điều hành và thống trị là hậu quả của Cuộc Sa Ngã, là điều sẽ được thay đổi khi người ta được phục hồi trở lại trong Đức Chúa Jêsus
Sáng. 3:16
“Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi”
Gal. 3:28
“Tại đây không còn chia ra người Giuđa hay người Gờréc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong nhà Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một.”
 
c. Kinh Thánh có rất nhiều điển hình về việc người nữ giữ vai trò nhà lãnh đạo, giáo sư, và nữ tiên tri hành quyền ngay cả đối với người nam.
- Miriam được biết là một nhà lãnh đạo trong cuộc Xuất Aicập cùng với Môise và Arôn (Mi. 6:4).
- Đêbôra đã từng phục vụ Đức Chúa Trời trong vai trò Quan Thẩm Phán của Ysơraên (Quan. 4-5).
- Hunđa là một Nữ Tiên Tri mà cả người nữ lẫn người nam đều đến để cầu hỏi (2Vua. 22:14).
- Đến thời Tân Ước vẫn còn có các Nữ Tiên Tri là những người hành sử thẩm quyền dạy dỗ của họ trên người (Lu. 2:36-38; Công. 2:16-18; 21:8-9; 1Cô. 11:4-5).
- Lịch sử đã từng có những mẫu điển hình đầy sức thuyết phục về các nhà nữ lãnh đạo thuộc linh hoặc nữ Mục Sư rất hiệu quả
+ Amy Carmichael
+ Corrie Ten Boon
+ Elisabeth Elliott
 
d. Bất chấp các tuyên bố ngang ngược, khó mà tưởng tượng được rằng người nữ phải bị truất bỏ khỏi các cơ hội hành sử thẩm quyền lãnh đạo thuộc linh đối với người nam, phải bị làm giảm giá trị so với người nam.
 
III. PHẢN BÁC
 
IV.1 Mặc dầu đôi khi Đức Chúa Trời không cải thiện các vấn đề văn hóa ngay lập tức, quyền lãnh đạo của người làm chồng không phải chỉ là một vấn đề thuần túy văn hóa cũng như việc con cái phải vâng lời cha mẹ không phải chỉ thuộc phạm trù văn hóa mà thôi (Sv. Êph. 6:1).
 
IV.2Có khá nhiều bằng chứng cho thấy quyền lãnh đạo của người nam không phải chỉ thuần túy là hậu quả của Cuộc Sa Ngã:
- Ađam đã được dựng nên đầu tiên.
- Êva đã được dựng nên như một người để bổ khuyết cho hoàn hảo.
- Ađam đã đặt tên cho Êva.
- Sau Cuộc Sa Ngã, Đức Chúa Trời đã phán với Ađam trước.
- Ađam chứ không phải Êva là người đại diện cho nhân loại sau Cuộc Sa Ngã. (Rô. 5:12-19).
- Sự rủa sả của Đức Chúa Trời đã làm méo mó các vai trò vốn có trước đó chứ không phải khai sinh ra các vai trò mới.
 
IV.3 Có nhiều điển hình, ví dụ như Đêbôra, là ngoại lệ của tình trạng thiếu người nam lãnh đạo. Tuy nhiên, đã từng có nhiều người nữ hoàn thành một cách đầy hiệu quả vai trò Nhà Tiên Tri, Lãnh Đạo thuộc linh của mình trong Hội Thánh sơ kỳ cũng như trong thời hiện nay. Vấn đề được bàn cãi không phải là người nữ có đủ tài năng, hiệu quả trong việc làm Giáo Sư, Lãnh Đạo hay không mà là liệu họ có thẩm quyền trên người nam hay không.
 
IV.4 Một lần nữa, hoàn toàn đồng ý rằng đã có, hiện có, và sẽ còn có những người nữ hiệu quả trong vai trò Nhà Lãnh Đạo. Tuy nhiên, lập luận theo sự thành công của những người nữ sử dụng vai trò lãnh đạo thuộc linh của người nam là nhấn mạnh cái thực dụng mà làm ngơ cái thực chất. Đức Chúa Trời có thể ban phước cho các mục vụ của Ngài bất chấp sự tiếu sót của người thi hành các mục vụ ấy, và Ngài ban phước như thế thì không có nghĩa là vì người thi hành mục vụ mà Ngài ban phước.
 
IV.5 Cho rằng người ta vốn được định sẵn trên phương diện di truyền để thi hành các sự hầu việc nhất định nào đó không có nghĩa là làm mất giá của ai hay chủ trương một chế độ giai trật. Trên phương diện di truyền học, ai cũng biết rằng người nam đã không được chuẩn bị để mang thai, sinh con. Tuy vậy, một sự nhận thức như thế không phải là làm mất giá của người nam. Một sự nhận thức như thế chỉ là một sự khẳng định rằng Đức Chúa Trời đã không giao vai trò mang thai, sinh con cho người nam mà thôi.
 
V. QUAN ĐIỂM BỔ SUNG
 
V.1 Chủ Trương
 
Kinh Thánh dạy cho biết rằng người nam và người nữ tương đương với nhau về tính hữu ích, chân giá trị, và trách nhiệm trước mặt Đức Chúa Trời (cả hai đều đã được tạo dựng tương đương). Kinh Thánh cũng dạy rằng người nam và người nữ có các vai trò khác nhau trong xã hội, gia đình và Hội Thánh. Các vai trò ấy không thể được nhìn nhận theo cách ganh đua mà là trong tinh thần bổ trợ lẫn nhau.
Những Người Ủng Hộ: Wayne Grudem, John Piper, Douglas Moo, Charles Swindoll, John MacArthur.
 
V.2 Bênh Vực
 
a. Kinh Thánh minh thị chức phận lãnh đạo của người nam ngay từ buổi ban đầu của cuộc sáng tạo
- Ađam đã đặt tên cho các loài thú vật (Sáng. 2:20).
- Ađam đã đặt tên cho Êva (Sáng. 2:23).
- Sau Cuộc Sa Ngã, Đức Chúa Trời đã đến với Ađam trước nhất (Sáng. 2:9).
- Không hề có người nữ nào làm Thầy Tế Lễ cả.
- Các Quan Thẩm Phán được Đức Chúa Trời lập đều là người nam cả.
- Các Sứ Đồ của Đức Chúa Jêsus đều toàn là người nam.
- Các chức danh Giám Mục/Trưởng Lão/Mục Sư đều là những chức danh giống đực, và được nhắm đến người nam (1Ti. 3:2; Tít1:6).
 
b. Êva đã được tạo dựng như một người để bổ khuyết cho hoàn hảo. Chưa hoàn hảo có nghĩa là còn khiếm khuyết ở đâu đó. Ađam có khiếm khuyết ở những điểm nhất định nào đó cho nên Đức Chúa Trời đã phải phán: “Loài người ở một mình thì không tốt” (Sáng. 2:18). Êva đã được tạo dựng để bổ khuyết những gì còn khiếm khuyết cho hoàn hảo. Cần nên nhận thức rõ rằng Êva không phải chỉ đơn thuần là một nổ lực thứ hai để làm cho hoàn hảo. Êva đã được tạo dựng với những nét tính cách mà Ađam không có. Tương tự, Ađam đã được tạo dựng với những nét tính cách mà Êva không có. Họ đã được tạo dựng để phụ bổ lẫn nhau. Vì vậy, sự khác biệt trong vai trò là điều thiết yếu để nhân loại có thể trở nên hoàn chỉnh.
 
c. Sứ Đồ PhaoLô đã phải liên tục nói với những người nữ không hiểu nổi - hoặc với những người hoàn toàn có ý loạn nghịch - về tầm quan trọng của vai trò người nữ của họ. Những người như thế đã làm mờ mất các vai trò đã được Đức Chúa Trời lập và ra sức chiếm đoạt vai trò của người nam. Sự loạn nghịch ấy chính là một phần của sự rủa sả.
Sáng. 3:16
“Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi.”
1Ti. 2:12-15
“12Ta không cho phép đàn bà dạy dỗ, cũng không được cầm quyền trên đàn ông; nhưng phải ở yên lặng. 13Vì Ađam được dựng nên trước nhứt, rồi mới tới Êva. 14Lại không phải Ađam bị dỗ dành, bèn là người đàn bà bị dỗ dành mà sa vào tội lỗi. 15Dầu vậy, nếu đàn bà lấy đức hạnh mà bền đỗ trong đức tin, trong sự yêu thương, và trong sự nên thánh, thì sẽ nhân đẻ con mà được cứu rỗi.”
1Cô. 14:34-35
“34Đàn bà phải nín lặng trong đám hội của anh em: Họ không có phép nói tại nơi đó, nhưng phải phục tùng cũng như Luật Pháp dạy. 35Nhược bằng họ muốn học khôn điều gì, thì mỗi người trong đám hội phải hỏi chồng mình ở nhà; bởi vì đàn bà nói lên trong Hội Thánh là không hiệp lẽ.”
1Cô. 11:3
“Dầu vậy, tôi muốn anh em biết Đấng Christ là Đầu mọi người; người đàn ông là đầu người đàn bà; và Đức Chúa Trời là Đầu của Đấng Christ.”
Côl. 3:18
“Hỡi người làm vợ, hãy vâng phục chồng mình, y như điều đó theo Chúa đáng phải nên vậy.”
Tít 2:5
“[Phải dạy đàn bà] có nết na, trinh chánh, trông nom việc nhà, lại biết ở lành, vâng phục chồng mình, hầu cho Đạo của Đức Chúa Trời khỏi bị một lời chê bai nào.”
 
d. Các Trước Giả Tân Ước đã phải thường xuyên đề cập đến những người nam nào lạm dụng vai trò lãnh đạo của mình. Đây cũng là một phần của sự rủa sả. tuy nhiên, sự hướng dẫn đối với người nam không phải là bảo họ thôi đừng lãnh đạo nữa mà là dạy họ phải lãnh đạo theo một cách thế nhạy bén, đầy khích lệ và tình yêu thương.
Sáng. 3:16
“Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi”
Êph. 5:25a, 28, 33a
“25Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội Thánh, phó chính mình vì Hội Thánh… 28Cũng một thể ấy, chồng phải yêu vợ như chính thân mình. Ai yêu vợ mình thì yêu chính mình vậy… 33Thế thì mỗi người trong anh em phải yêu vợ mình như mình, còn vợ thì phải kính chồng”
1Phi. 3:7
“Hỡi người làm chồng, hãy tỏ điều khôn ngoan ra trong sự ăn ở với vợ mình, như là với giống yếu đuối hơn; vì họ sẽ cùng anh em hưởng phước sự sống, nên phải kính nể họ, hầu cho không điều gì làm rối loạn sự cầu nguyện của anh em”
Côl. 3:19
“Hỡi kẻ làm chồng, hãy yêu vợ mình, chớ hề ở cay nghiệt với người”
e. Phần lớn các Hội Thánh trong lịch sử đều tôn trọng Quan Điểm Bổ Sung.
 
V.3 Phản Bác
 
a. Các minh thị trong Kinh Thánh về chức phận lãnh đạo của người nam được trung dẫn có tính chất miêu tả (descriptive), thiếu tính chất minh định (prescriptive). Nói cách khác, chức phận người nam lãnh đạo - cũng giống với chế độ nô lệ - là một hiện tượng văn hóa mà Đức Chúa Trời chưa muốn phá bỏ đi vào thời điểm ấy.
 
b. Mặc dầu phải công nhận rằng người nữ đã được tạo dựng để làm cho hoàn chỉnh nhân loại (chứ không phải chỉ riêng cho người nam) nhưng điều ấy không đòi hỏi Đức Chúa Trời phải thiết lập chế độ giai trật. Chế độ người nam lãnh đạo, chế độ thống trị, bất cứ tên gọi nào tương tự như thế, đều là sản phẩm của Cuộc Sa Ngã chứ không phải của Cuộc Sáng Tạo.
 
c. Những điều Sứ Đồ PhaoLô viết là viết cho những tình huống văn hóa cụ thể không cần phải có một sự áp dụng phổ quát. Chẳng hạn, PhaoLô viết cho Timôthê ở Êphêsô là nơi mà trước đó có lắm người nữ vốn là gái hầu của tôn giáo (cult prostitutes), vốn thiếu học thức (điển hình là họ chỉ được học lóm các tri thức từ chồng mình mà thôi), mà lại muốn “nhảy” lên bục giảng (“fill the pulpit”). PhaoLô dùng hình ảnh Êva để chỉ cho thấy tính chất tai hại của các tri thức “học lóm” (secondhand information). PhaoLô không sử dụng sự kiện đã xảy ra ở Vườn Eđen làm một nguyên lý phổ quát. Vì thế, mệnh lệnh của Sứ Đồ PhaoLô ở đây chỉ thuần túy là một mệnh lệnh văn hóa.
 
d. Các đoạn văn Kinh Thánh Tân Ước này không qui định người làm chồng phải cai quản như thế nào, mà chỉ là hướng dẫn họ phải quan hệ như thế nào mà thôi. Ý chính của sự dạy dỗ ở đây là người làm chồng phải yêu vợ mình chứ không được cai trị.
 
e. Sự thật đáng buồn là theo dòng lịch sử, Hội Thánh đã đẻ ra các mối quan hệ lạm dụng từ khuynh hướng tội lỗi là muốn cai trị của người nam. Cơ Đốc Nhân nói xấu người Do Thái, họ phê phán chế độ nô lệ, và họ ép người ta phải biến cải niềm tin bằng Tòa Án Dị Giáo (Inquisitions). Bất cứ sự kháng nghị nào căn cứ vào lịch sử cũng đều đem lại rất ít lợi thế mà có khi còn nghịch lại với Quan Điểm Bổ Sung nữa.
 
VI. CÁC DỊ BIỆT VỀ CƠ THỂ HỌC THEO GIỚI TÍNH
 
VI.1 Người Nữ
 
- Có nhiều mỡ dự trữ hơn, dự trữ được nhiều năng lượng hơn.
- Có nhiều bạch cầu và hạch bạch huyết B và T hơn (giúp có thể chống lại viêm, nhiễm nhanh hơn).
- Nhạy cảm hơn nhờ hệ thống cảm giác nhạy đáp ứng: Lông/tóc mảnh hơn; có tri giác sắc bén hơn cả về nghe, nếm, sờ, và ngửi. 
- Có thể phân biệt màu sắc giỏi hơn (đặc biệt là các màu ở hai đầu quan phổ).
- Có ít testosterone hơn (nên có thể kiên nhẫn hơn, có thể ở với người trong gia đình lâu hơn).
- Tiếng trẻ khóc có thể dấy lên trong họ một sự đáp ứng máy móc ngay.
- Sản sinh ra nhiều cortisol hơn trong khi trải qua những tình huống căng thẳng lâu (Cortisol làm giảm chất serotonin là chất khiến cho người ta cảm thấy chán nản)
 
VI.2 Người Nam
 
- Tỷ lệ trao đổi chất cao hơn người nữ 10%.
- Có khối lượng cơ nhiều hơn người nữ 50%.
- Có nhiều tuyến mồ hôi hơn giúp làm giảm nhiệt nhanh hơn.
- Có lượng hồng cầu nhiều hơn người nữ 10% (giúp vết thương được lành nhanh hơn).
- Sau tuổi dậy thì, có lượng testosterone cao hơn ở người nữ 15 lần (xốc xáo hơn, tích cực trong dục tính, thích các môn thể thao mang tính ganh đua, sớm rời khỏi gia đình hơn, có khuynh hướng thích tranh cãi
- Sản sinh ra nhiều testosterone khi trải qua những lúc căng thẳng giúp chịu đựng cao, nhưng cũng có nhiều khả năng tăng huyết áp hơn.
 

(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
9_các_quan_Điểm_về_giới_tính_của_nhân_loại.pdf
File Size: 1100 kb
File Type: pdf
Download File


“TƯ BIỆN”

24/6/2022

 
Picture
“CÁC LUẬN ĐIỂM VỀ ‎ CHÍ TỰ DO”
(Sáng. 1:27; 2:7)
“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài;
Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời;
Ngài dựng nên người nam cùng người nữ…
Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người,
hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”
(Sáng. 1:27; 2:7)
“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ… Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”(Sáng. 1:27; 2:7)
 
Kinh Thánh phán tỏ tường rằng “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27) nhưng không phải ai cũng tin như vậy và có cùng một cách hiểu giống nhau về cấu hình của con người…
 
I. BA LẬP TRƯỜNG KHÁC NHAU
Chúng ta phải hiểu như thế nào về vấn đề chí tự do?
  
III.1 Thuyết Định Mệnh (Fatalism)
 
Thuyết Định Mệnh tin rằng đời sống của một người cùng với tất cả mọi sự chọn lựa của người ấy hoàn toàn là kết quả không thể thay đổi được của một chuỗi tương tác vô tận của các nguyên nhân và kết quả.
 
III.2 Thuyết Tương Hợp (Compatibilism)
 
Thuyết Tương Hợp tin rằng hành vi của một người là tự do và được qui định bởi tính cách và nguyện vọng riêng của người ấy.
 
III.3 Thuyết Phóng Túng (Libertarianism)
 
Thuyết Phóng Túng tin rằng hành vi của một người không phải vì bất cứ sự cưỡng buộc nào cả (Thuyết này cũng còn được gọi là Thuyết Bất Định, Indeterminalism). Tác nhân của một hành vi là “nguyên nhân ban đầu” của kết quả của hành vi ấy. 

II. NHỮNG ĐIỀU KHÔNG ỔN TRONG THUYẾT TƯƠNG HỢP
 
II.1 Khó có thể nghĩ rằng hành vi của một người có thể vừa tự do, vừa bị qui định.
 
II.2 Tại sao Đức Chúa Trời vẫn còn có thể bắt lỗi người ta khi mà Ngài là nguyên nhân chung nhất đặt con người trong những hoàn cảnh qui định cho sự chọn lựa của họ? 

III. NHỮNG ĐIỀU KHÔNG ỔN TRONG THUYẾT PHÓNG TÚNG
 
III.1 Nghe ra có vẻ hay nhưng Kinh Thánh chưa bao giờ bày tỏ - một cách dứt khoát hay một cách hoàn toàn - về Ân Điển Hỗ Trợ.
 
III.2   Nếu ý chí của một người không chịu chi phối bởi thiên hướng bẩm sinh hoặc ảnh hưởng ngoại lai thì hóa ra ý chí người ấy được hoàn toàn tùy tiện. Chọn lựa tùy tiện có nghĩa là không được thực sự tự do. 
 
III.3 Kinh Thánh cho biết rằng sự chọn lựa của mỗi người đều bị ảnh hưởng bởi sự chọn lựa của những người khác. 

IV. CHÍ TỰ DO: MINH HỌA CHO CÁC THUYẾT
 
IV.1 Chí Tự Do: Thuyết Phóng Túng
IV.2 Chí Tự Do: Thuyết Pelagianism 

Phục. 5:9
“Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì Ta là Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét Ta, Ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba, bốn đời.”
 
Mác 9:42
“Nhưng hễ ai làm cho một trong những đứa nhỏ nầy đã tin, phải sa vào tội lỗi, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà quăng xuống biển còn hơn.”

IV.3 Chí Tự Do: Thuyết Arminianism

IV.4 Chí Tự Do: Thuyết Augustianism 

V. CHÍ TỰ DO: CÓ HAY KHÔNG?
“Có” và “Không”
 
V.1 “Không”, nếu như quí vị quan niệm rằng chúng ta có một loại tự do phóng túng, tức sự tự do để chọn lựa ngược lại với bản chất của chúng ta (Augustine gọi đó là “sự tùy tiện”, liberty).
 
V.2 “Có” nếu như quí vị quan niệm rằng chúng ta sẽ luôn luôn được tự do để lựa chọn thể theo nguyện vọng lớn hơn hết của chúng ta. Chúng ta bị cầm buộc trong các khuynh hướng của bản chất người của chúng ta đến mức chúng ta sẽ không bao giờ chọn ngược lại điều ấy được. 
 
VI. CHÍ TỰ DO: TÓM TẮT
 
VI.1 Ý chí của con người là tự do theo nghĩa là con người được tự do làm theo những gì mình có thể làm. Nói cách khác, ý chí tự do của con người phụ thuộc bởi năng lực của con người
 
VI.2 Con người có một năng lực tự nhiên để thực hiện các sự chọn lựa nhưng thiếu năng lực để thực hiện các sự chọn lựa hợp ý Đức Chúa Trời.
 
VI.3 Con người không thể tự thân thực hiện bất cứ một sự đến gần Đức Chúa Trời nào cả vì ý chí của họ bị ở dưới sự câu thúc và sự hằn học nghịch lại Đức Chúa Trời.
 
Gi.6:44
“Ví bằng Cha, là Đấng sai Ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng Ta, và Ta sẽ làm cho người đó được sống lại nơi ngày sau rốt.”
 
Gi. 8:34-36
“34Đức Chú Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật Ta nói cùng các ngươi, ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi. 35Vả, tôi mọi không ở luôn trong nhà, mà Con thì ở đó luôn. 36Vậy nếu Con buông tha các ngươi, thì các ngươi sẽ được tự do.”
 
Rô. 6:16-23
“16Anh em há chẳng biết rằng nếu anh em đã nộp mình làm tôi mọi đặng vâng phục kẻ nào, thì là tôi mọi của kẻ mình vâng phục, hoặc của tội lỗi đến sự chết, hoặc của sự vâng phục để được nên công bình hay sao? 17Nhưng, tạ ơn Đức Chúa Trời, vì sau khi anh em làm tôi mọi tội lỗi, thì đã từ lòng vâng phục đạo lý là sự đã ban làm mực thước cho mình! 18Vậy, anh em đã được buông tha khỏi tội lỗi, trở nên tôi mọi của sự công bình rồi. 19Tôi nói theo cách loài người, vì xác thịt của anh em là yếu đuối.
Vậy, anh em từng đặt chi thể mình làm tôi sự ô uế gian ác đặng phạm tội ác thể nào, thì bây giờ, hãy đặt chi thể mình làm tôi sự công bình đặng làm nên thánh cũng thể ấy. 20Vả, khi anh em còn làm tôi mọi tội lỗi, thì đối với sự công bình anh em được tự do. 21Thế thì anh em đã được kết quả gì? Ấy là quả mà anh em hiện nay đương hổ thẹn; vì sự cuối cùng của những điều đó tức là sự chết. 22Nhưng bây giờ đã được buông tha khỏi tội lỗi và trở nên tôi mọi của Đức Chúa Trời rồi, thì anh em được lấy sự nên thánh làm kết quả, và sự sống đời đời làm cuối cùng. 23Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.”
 
Lu. 6:45
“Người lành bởi lòng chứa điều thiện mà phát ra điều thiện, kẻ dữ bởi lòng chứa điều ác mà phát ra điều ác; vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng nói ra.”
 
 
(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
8_các_luận_Điểm_về_ý_chí_tự_do.pdf
File Size: 1149 kb
File Type: pdf
Download File


“TƯ BIỆN”

22/6/2022

 
Picture
“LUẬN VỀ NGUYÊN TỘI”
(Sáng. 1:27; 2:7)
“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài;
Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ…
Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi;
thì người trở nên một loài sanh linh.
”
​
(Sáng. 1:27; 2:7)
Kinh Thánh phán tỏ tường rằng “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27) nhưng không phải ai cũng tin như vậy và có cùng một cách hiểu giống nhau về nguyên tội…
 
I. NGUYÊN TỘI: THUYẾT PELAGIANISM
 
I.1 Thuyết Pelagianism: Các Điểm Chính
 
a. Vấn Đề Nguyên Tội
b. Vấn Đề Ý Chí Tự Do
 
I.2 Thuyết Pelagianism: Đặt Vấn Đề
         
- Tấm lòng con người có tốt không?
- Có thể nào người ta sống mà không phạm tội hay không?
- Tội của Ađam đã ảnh hưởng trên dòng dõi nhân loại như thế nào?
- Có phải Đức Chúa Trời kể tội của người này cho người kia hay không?
 
I.3 Thuyết Pelagianism: Nguyên Tội Là Gì
                  
a. Sự Ngăn Cấm Của Đức Chúa Trời
 
- Hãy đọc Sáng. 2:8-9, 15-16
Con người đã được tạo dựng với một khả năng theo ý chí để vâng lời và tôn kính Đấng Sáng Tạo của mình. Chính từ chỗ đó mà sự thờ phượng và tình yêu thương của con người đối với Đức Chúa Trời mới giàu ý nghĩa. Sự diễn đạt lòng tận hiến yêu thương và trung tín đối với Đức Chúa Trời phải là một hành vi của con người trong trạng thái đầy trọn của mình.
 
b. Sự Vi Phạm Của Con Người
 
- Hãy đọc Sáng. 3:1-6
Chỉ có duy nhất một sự giới hạn được đặt ra cho con người và đó là cơ hội để con người bảy tỏ sự tận hiến trung tín đối với Đức Chúa Trời. Con người đã được cảnh báo trước về các hậu quả của việc không vâng theo lời truyền bảo của Đức Chúa Trời khi con người được ban cho sự tự do hưởng các thứ cây trong vườn, ngoại trừ chỉ duy nhất một cây mà thôi. Tại đây, trạng thái thánh khiết tiềm ẩn (thụ động) của con người chịu thử thách bởi sự cám dỗ của Satan. Đây là một hình thái cám dỗ con người nghi vấn về tính chân thật của Lời Đức Chúa Trời, về tính trong sạch của động cơ thúc đẩy của Đức Chúa Trời, và về mục đích của việc tạo dựng con người (cho sự đẹp ý và vinh hiển của chỉ duy nhất Đức Chúa Trời).
 
c. Án Phạt Của Đức Chúa Tời Dành Cho Con Người
 
- Hãy đọc Sáng. 3:7-24
Hậu quả là con người đã rơi từ trạng thái vô tội xuống tình trạng mắc tội. Từ lúc ấy trở đi, con người đã thành ra mắc tội chứ không còn vô tội trong bản chất nữa. Động hướng (disposition) không còn hướng về Đức Chúa Trời nữa mà, cũng giống với Satan, trở thành con tin của một đời sống hướng ngã (self-centered) và kiêu ngạo. Bởi vậy, con người đã chuyển từ chỗ thờ phượng Đấng Sáng Tạo sang chỗ thờ phượng vật thọ tạo. Từ lúc ấy, Hình Ảnh Thiên Thượng trong con người đã bị làm cho xấu và méo mó đi. Con người đã bị mất mối liên thông với Đấng Sáng Tạo mà đã từng một thời họ được vui hưởng; họ phải kinh qua sự phân cách với Đức Chúa Trời và từng trải nỗi buồn trong sâu thẳm của sự suy đồi.
Không những Hình Ảnh Thiên Thượng trong con người bị làm cho xấu đi mà, từ đó, mọi tạo vật đều phải chịu sự rủa sả như là hậu quả của tội lỗi.
Sự hư xấu lan tỏa không phải chỉ trong mối quan hệ giữa con người với Đấng Sáng Tạo của mình mà còn đến cả trong mối quan hệ hôn nhân của họ nữa. Mối quan hệ giữa chồng với vợ của Ađam và Êva là một sự phản ánh mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo với tạo vật của Ngài. Ađam đã từng là người cai quản yêu thương đối với gia đình của mình và Êva đã đáp ứng Ađam trong tinh thần vâng phục, cũng giống như nhân loại phải đáp ứng Đấng Sáng Tạo của mình trong tinh thần vâng phục.
Mối quan hệ hôn nhân ấy phản ánh các hậu quả của sự suy đồi và của dự hướng mới, sa ngã của con người đối với Đức Chúa Trời. Ađam đã bị xui khiến một cách tội lỗi để làm một người cai quản bất trung, thiếu tình yêu thưong, đầy tinh thần thống trị đối với gia đình trong khi Êva bị xui cho trở nên đề kháng đối với quyền lãnh đạo của chồng mình trong một tinh thần không chịu vâng phục.
Sáng. 3:17-19 nói về các ảnh hưởng sâu rộng của Cuộc Sa Ngã và sự đoán phạt xảy ra sau đó.  Sự rủa sả trên các loài thọ tạo có thể đem lại đau đớn, thống khổ cho nhân loại dưới các hình thức của thiên tai, suy tàn sinh thái, bệnh tật, và sự xói mòn ngày càng gia tăng mà vốn ban đầu đã được Đức Chúa Trời tạo dựng trong một trạng thái tốt đẹp hoàn toàn. Mọi loài thọ tạo, từ con người cho đến tất cả những gì ở chung quanh, vốn vẫn thở than trong thống khổ, mong đợi một sự cứu chuộc trong tương lai (Rô.  8:18-23, 2Ti. 3:1-9). Con người, trong bản chất, lúc bấy giờ đã là tội nhân. Năng lực phân biệt thuộc linh của con người đã mất, và ở trong một tâm trí tối tăm, và tâm thế của con người bị khắc họa bởi các xu hướng hoặc động cơ tà vạy (Giê.  17:9-10, Mác 7:20-23). 
 
II. KHÁI NIỆM VÀ NỘI HÀM
 
- Nguyên Tội (Original Sin):        
Một từ liệu có nghĩa rộng chỉ về các hiệu lực mà tội lỗi đầu tiên gây ra trên nhân loại.
 
- Tội Được Qui (Imputed Sin):    
Nói riêng về tình trạng có tội, tức sự định tội, của Nguyên Tội được qui kết cho nhân loại (cũng còn được gọi là  “Original Guilt”, “nguyên tội”)
 
- Tội Được Lưu Hậu (Inherited Sin):          
Nói riêng về sự lưu hậu của bản chất tội lỗi giữa vòng loài người (Cũng còn được gọi là “original corruption”, “original pollution”, “sinful nature”)
 
- Kỷ Tội (Personal Sin):      
Nói riêng về các tội lỗi mà một cá nhân mắc phải trong đời sống mình.
 
III. NGUYÊN TỘI 

III. Nguyên Tội: Các Quan Niệm Khác Nhau 

III.1  Thuyết Pelagianism
III.2  Thuyết Augustinianism
III.3  Thuyết Arminianism 
 
IV. Ý CHÍ CON NGƯỜI: ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC SA BẠI NGUYÊN THỦY TRÊN Ý CHÍ CON NGƯỜI
 
IV.1 Thuyết Của Pelagius (Pelagianism) 

Con người vốn tốt. Cuộc Sa Ngã không khiến bất cứ ai bị định tội cả ngoài Ađam. Thiên hướng của ý chí của con người cũng không bị ảnh hưởng gì hết. Mỗi người đều được sinh ra giống như Ađam, có cùng một loại năng lực để chọn lựa giữa Thiện và Ác. Con người phạm tội chỉ vì cớ gương xấu bắt đầu từ của Ađam mà thôi.
Người Khởi Xướng: Pelagius (Vk. 350-418), tu sĩ người Anh.
Người ủng Hộ: Các nhà hoạt động Cơ Đốc và xã hội teo tư tưởng phóng túng.
Bị Lên Án: Giáo Hội Nghị ở Orange. 

IV.1 Sự Biện Hộ Cho Thuyết Của Pelagius (Pelagianism)                                                           
a. Đức Chúa Trời không bắt người ta phải chịu trách nhiệm về tội của người khác.
Giê. 31:29-30
“29Trong những ngày đó, người ta sẽ không còn nói: Ông cha ăn trái nho chua mà con cháu phải ghê răng. 30Nhưng mỗi người sẽ chết vì sự gian ác mình; hễ ai ăn trái nho chua, thì nấy phải ghê răng vậy”
Êx. 18:19-20
“19Các ngươi còn nói rằng: Làm sao đứa con không mang sự gian ác của cha nó? Ấy là đứa con đã làm theo Luật Pháp và hiệp với lẽ thật; ấy là nó đã giữ hết luật lệ Ta và làm theo; chắc thật nó sẽ sống. 20Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết. Con sẽ không mang sự gian ác của cha, và cha không mang sự gian ác của con. Sự công bình của người công bình sẽ được kể cho mình, sự dữ của kẻ dữ sẽ chất trên mình”
 
b. Nếu sự hư hoại do tội lỗi được lưu hậu cho mọi người kể từ thời Ađam, như vậy người ta phải có một thiên hướng vốn có là phản đối rằng họ thực sự được tự do. Vậy tại sao Đức Chúa Trời lại còn đòi hỏi và mong mỏi người ta phải làm những điều mà họ không sao làm được? Kinh Thánh bày tỏ cho thấy rất rõ là con người có một ý chí tự do để có thể chọn hoặc Thiện hoặc Ác mà không hề bị thiên hướng về điều nào hết.
Hãy đọc Phục. 30:15-20
 
V. NGUYÊN TỘI: THUYẾT AUGUSTINIANISM & THUYẾT ARMINIANISM
 
V.1    Thuyết Của Augustine (Augustinianism)
 
Con người vốn đã suy đồi. Cuộc Sa Ngã đem lại sự định tội trên tất cả mọi người. Đồng thời, xu thế của ý chí con người cũng hoàn toàn bị suy đồi và xu hướng về sự Ác. Con người có ý chí tự do nhưng ý chí ấy bị cai trị bởi bản chất tội lỗi. Do đó, con người có tội vì họ là tội nhân. 

Người khởi xướng: Augustine (354-430), Giám Mục ở Hippo. 

Người ủng hộ: Gregory, Anselm, Luther, Calvin, Jonathan Edwards, R.C. Sproul, Charles Ryrie.
 
V.2   Tuyên Xưng Wesminster
 
Chương VI:
Về Cuộc Sa Ngã Của Nhân Loại, Về Tội Lỗi, Và Về Sự Đoán Phạt Đối Với Tội Lỗi
 
1. Thỉ tổ của nhân loại, bị quyến dụ bởi sự ranh mãnh và cám dỗ của Satan, đã phạm tội trong việc ăn trái cấm. Tội lỗi của họ được Đức Chúa Trời để cho xảy ra theo ý định trước khôn ngoan và thánh khiết của Ngài, có mục đích phù hợp theo sự vinh hiển của Ngài.
2. Với tội lỗi này, thỉ tổ của loài người đã bị lạc khỏi sự công nghĩa ban đầu và mối thông công nguyên thủy với Đức Chúa Trời, trở nên chết trong tội lỗi và hoàn toàn bị ô nhiễm trong tất cả các bộ phận và cơ năng của “thân” và “hồn”.
3. Họ là thỉ tổ của cả nhân loại, lỗi của tội này đã được qui kết (cho hậu thế); và cùng một bản chất đã bị hư hoại, một sự chết trong tội lỗi đã được lưu hậu cho hậu thế xuất phát từ họ mà có.
4. Từ sự hư hoại nguyên thủy này chúng ta không còn sẵn lòng, không có năng lực, và bị làm cho đối nghịch với sự Thiện, và hoàn toàn xu hướng về sự Ác, cứ mãi trượt dài trong sự quá phạm của mình.
5. Sự hư hoại trong bản chất này, suốt trong đời này, cứ mãi duy trì trong tất cả những ai được sinh ra trên đời; và mặc dầu bản chất hư hoại ấy - qua Đức Chúa Jêsus - đã được tha thứ, đã bị làm cho chết, nhưng cả bản chất ấy lẫn động cơ xấu xuất phát từ bản chất ấy là tội lỗi một cách đúng nghĩa và thực tế.
6. Mọi tội - cả Nguyên Tội lẫn Kỷ Tội - đều là sự vi phạm đối với Luật Pháp công bình của Đức Chúa Trời; hơn thế nữa còn khiến cho tội nhân ở trong tình trạng mắc lỗi, do đó mà họ phải chịu sự thịnh nộ của Đức Chúa Trời, sự rủa sả của Luật Pháp, và phải chịu sự chết, cùng với mọi loại khốn đốn thuộc linh tạm thời cũng như đời đời.
 
V.3 Sự Biện Hộ Cho Thuyết Của Augustine (Augustinianism)
 
a. Kinh Thánh hậu thuẫn cho sự nhận thức rằng chúng ta thừa hưởng một bản chất đã bị hư hoại từ cha mẹ và tất cả mọi người đều phải chết trong bản chất ấy.
Sáng. 2:17
“Nhưng về cây biết điều Thiện và điều Ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết”
Hê. 9:27
“Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét”
 
b. Kinh Thánh hậu thuẫn cho sự nhận thức rằng chúng ta thừa hưởng một bản chất đã bị hư hoại từ cha mẹ và trong bản chất ấy tất cả mọi người đều là tội nhân từ khi mới sinh ra.
Thi. 51:5
“Kìa, tôi sanh ra trong sự gian ác,_Mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi”
Giê. 17:9
“Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và là rất xấu xa: Ai có thể biết được?”
Gi. 3:3
“Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời”
Êph. 2:1-3
“1Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình, 2đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời nầy, vâng phục vua cầm quyền chốn không trung, tức là thần hiện đang hành động trong các con bạn nghịch. 3Chúng ta hết thảy cũng đều ở trong số ấy, trước kia sống theo tư dục xác thịt mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt và ý tưởng chúng ta, tự nhiên làm con của sự thạnh nộ, cũng như mọi người khác”
Rô. 5:19
“Vì, như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành ra kẻ có tội, thì cũng một lẽ ấy, bởi sự vâng phục của một người mà mọi người khác đều sẽ thành ra công bình”
 
c. Nếu sự khuynh hướng của ý chí chưa bị ảnh hưởng, và nếu có một cơ hội ngang nhau để chọn lựa giữa Thiện và Ác, tại sao tất cả mọi người đều cứ phạm tội? Cơ hội chọn lựa có sẵn đó nhưng chưa hề có người thắng cuộc.
Rô. 3:23
“Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”
Sáng. 6:5
“Đức Giêhôva thấy sự gian ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn”
 
d. Kinh Thánh hậu thuẫn cho nhận thức rằng chúng ta đã thừa thọ sự ô tội từ Ađam và đã bị định tội ngay từ trước khi chưa mắc một Kỷ Tội nào cả.
Hãy đọc Rô. 5:12-18 

VI. THUYẾT CỦA ARMINIUS (ARMINIANISM)
 
Con người vốn đã suy đồi. Tuy nhiên, Cuộc Sa Ngã đã không hề đem sự định tội đến trên bất cứ ai ngoại trừ Ađam. Tội của Ađam chỉ được qui kết trên chúng ta khi nào chúng ta mắc Kỷ Tội là điều khiến cho thấy chúng ta cũng ở trong tình trạng như Ađam. Sự khuynh hướng của ý chí của con người bị suy đồi khiến cho con người có một sự khuynh hướng về tội lỗi, nhưng Đức Chúa Trời ban cho con người Ân Điển Hỗ Trợ (prevenient grace) để chỉnh lý khuynh hướng tội lỗi. Con người ngày nay cũng giống với Ađam ngày xưa trong vườn Eđen, có khả năng lựa chọn giữa Thiện và Ác.
Người khởi xướng: Arminius (Vk.1560-1609)
Người ủng hộ: Giáo Hội Công Giáo Lamã, Erasmus, Hội Thánh Giám Lý, “Hội Thánh Đức Chúa Trời”, phần lớn những người Ngũ Tuần.
Bị lên án: Giáo Hội Nghị ở Dort (1618-1619)
 
VII. SỰ BIỆN HỘ CHO THUYẾT CỦA AMINIUS (ARMINIANISM)
 
VII.1 Các lý lẽ của thuyết của Pelagius có sức thuyết phục ở chỗ chúng ta không thể bị qui kết vì tội của người khác, và rằng huấn mệnh của Đức Chúa Trời bao hàm năng lực, và năng lực bao hàm quyền tự do.
 
VII.2 Các lý lẽ của Augustine có sức thuyết phục ở chỗ tất cả chúng ta đều mắc Kỷ Tội và sự suy đồi. Phải có lý do cho điều ấy.
 
VII.3 Cách duy nhất để làm cho hai quan điểm trên hòa hợp nhau là nhìn nhận rằng Đức Chúa Trời phải ban đủ ơn cho tất cả mọi người để chống cự lại các tác hại của sự suy đồi, phục hồi ý chí của con người, và ban năng lực cho con người đáp ứng Đức Chúa Trời trong việc cải tạo họ.
 
VII.4 Tội của Ađam chỉ được qui kết trên người ta khi họ phạm tội trong tình trạng tương đồng với Ađam. 


 
 
VIII.  TÓM TẮT CÁC THUYẾT CỦA PELAGIUS, AUGUSTINE, VÀ ARMINIUS
 
VIII.1 Thuyết Pelagianism: Con người vốn trung tính và có khả năng trong việc chọn lựa giữa Thiện và Ác.
 
VIII.2 Thuyết Augustinianism: Con người vốn xấu và không có khả năng lựa chọn điều Thiện mà thiếu Ân Điển của Đức Chúa Trời.
 
VIII.3 Thuyết Arminianism: Con người bị suy đồi đến mức Đức Chúa Trời phải can thiệp và cung ứng Ân Điển Hỗ Trợ hầu cho con người có thể chọn được điều Thiện trở lại.
 
IX. VẤN ĐỀ TỘI LỖI VÀ NGƯỜI CHƯA TIN
 
Chúng ta đã nhận ra tình trạng hoàn toàn hư mất của người chưa tin (Lu. 19:9-10)
Nhưng vì sao mà người chưa tin rơi vào một tình trạng hư mất đến thế?
Lời Kinh Thánh dạy cho chúng ta biết tất cả mọi người đều ở trong thân phận có tội vì ba điều sau đây:
 
IX.1 Bản Chất Tội Lỗi Được Lưu Hậu (Inherited Sin Nature)
 
Khi Ađam phạm tội, tất cả mọi người đều đã trở nên tội nhân trong bản chất, và bản chất tội lỗi ấy được lưu hậu bởi cha mẹ của mỗi người (Sv. Sáng. 5:1-3). Hình ảnh bị làm hư của Đức Chúa Trời trong con người đã trở thành bản chất của con người. Bản chất tội lỗi là yếu tố quyết định trước xu hướng của ý chí con người là một xu hướng xa rời Đức Chúa Trời, để chăm chú vào bản ngã và tội lỗi. Từ trong bản chất, con người có một khuynh hướng bẩm sinh đối với sự níu kéo của tội lỗi. Kết quả của bản chất tội lỗi vốn có trong con người là chúng ta được sinh ra trong tình trạng chết về thuộc linh đối với Đức Chúa Trời (Rô.  5:19; Êph.  2:3; và Thi. 51:5)
Liệu pháp cho bản chất tội lỗi của nhân loại là sự chết để cứu chuộc trên Thập Tự Giá để bởi đó Ngài đoán phạt tội lỗi trong xác thịt. (Gal. 5:24; Rô. 8:3-5; Êph.  2:4-6, 19; Côl.  2:11)
Tất cả mọi người đều được sinh ra với một bản chất tội lỗi.
 
IX.2 Tội Được Qui (Imputed Sin)
 
Khi Ađam phạm tội, Đức Chúa Trời qui kết tội của Ađam cho tất cả mọi người được sinh ra theo dòng dõi của Ađam khiến cho mọi người trở nên ô tội trên phương diện Luật Pháp (Rô. 5:12-14) Hệ quả của Tội Được Qui là sự chết thuộc thể (1Cô.  15:22).
Tội lỗi khiến tất cả mọi người phải ở dưới sự rủa sả của sự chết thuộc thể. Liệu pháp cho tội được qui có hai mặt:
(1) Sự xưng công bình - Là sự vận động mà qua đó sự công nghĩa của Đức Chúa Jêsus được qui kết cho người tin (   2Cô. 5:21; Rô.  4:22-25).
(2) Sự phục sinh trong thân thể của Đức Chúa Jêsus bảo đảm cho sự đắc thắng đối với sự chết thuộc thể  (Rô. 6:4, 1Cô. 15:12-22, 54-58)
Không có Đức Chúa Jêsus thì người ta vẫn cứ phải ở dưới án phạt của tội lỗi: Sự chết thuộc thể. 
 
IX.3 Kỷ Tội (Personal Sins)
 
Kỷ Tội của con người chứng thực cho sự định tội và sự công bình của Đức Chúa Trời trong việc Ngài kể tất cả mọi người đều là tội nhân (Rô. 3:9-18, 23; Khải. 20:11-15)
Hệ quả của Kỷ Tội là sự chết thuộc linh (Êx. 18:1-4, 19-20; Rô.  6:23; Rô. 8:13)
Liệu pháp cho Kỷ Tội là sự tha thứ cung ứng bởi sự rải huyết của Đức Chúa Jêsus trên Thập Tự Giá  (Êph. 1:7; Côl. 2:13-15).
 
Chỉ duy nhất tại Thập Tự Giá của Đức Chúa Jêsus vấn đề tội lỗi của nhân loại mới được giải quyết trọn vẹn cho đến đời đời (1Phi. 2:24-25).
Thế nhưng Thập Tự Giá của Đức Chúa Jêsus giúp ích cho người tín hữu đến đâu trong vấn đề tội lỗi?
 
X. VẤN ĐỀ TỘI LỖI VÀ TÍN HỮU
 
X.1 Kỷ Tội của người tín hữu (tội lỗi quá khứ, tội lỗi hiện tại, tội lỗi tương lai) đều được tha thứ hoàn toàn (Côl. 1:14)
 
X.2 Tội được qui của người tín hữu vốn khiến phải chịu sự chết thuộc thể đã được xử lý xong bằng Sự Phục Sinh của Đức Chúa Jêsus (Gi. 11:25-26; 1Cô. 15:20-22).
 
X.3 Thế còn bản chất tội lỗi được thừa thọ thì sao?
Mặc dầu Bản Chất Tội Lỗi Thừa Thọ đã bị định tội và đoán phạt tại Thập Tự Giá  (Rô. 8:1-4) bản chất ấy vẫn còn là một bộ phận trong “thân” của con người và rồi cuối cùng sẽ bị hủy diệt đi vào lúc “thân” của người tín hữu được phục sinh và vinh hiển. Sự rủa sả đối với tội lỗi sẽ chưa được cất bỏ đi cho đến kỳ bước vào Trạng Thái Đời Đời (Sv. Khải. 22:3).
 
Tuy nhiên, Kinh Thánh bày tỏ một số lẽ thật quan trọng có liên quan đến mối tương tác giữa người tín hữu với Bản Chất Tội Lỗi Thừa Thọ của mình:
1. Người tín hữu đã chết đối với tội lỗi.
2. Phận sự của người tín hữu là đừng phạm tội nữa.
3. Người tín hữu đã được làm cho phân cách khỏi quyền lực của bản chất con người cũ của mình dầu rằng bản chất ấy vẫn chưa bị hủy diệt.
4. Quyền năng Đức Thánh Linh có sẵn trong đời sống của người tín hữu để ban năng lực cho họ khỏi phạm tội (Rô. 6:1-14; 8: 5-14).
5. Khi người tín hữu phạm tội, mối liên hệ của họ với Đức Chúa Trời (relationship) vẫn chưa bị cắt đứt nhưng mối tương giao của họ với Ngài (fellowship) phải bị tổn hại (1Gi. 1:3-6).
6. Người tín hữu thật chẳng bao giờ cứ chìm ngập trong tội lỗi như một lối sống thường xuyên, liên tục của mình (1Gi. 3:9-10).
 
Và mặc dầu người tín hữu phải cứ tranh chiến chống lại “xác thịt” của mình (Bản Chất Tội Lỗi Thừa Thọ, bản chất con người cũ) nhưng với Bản Chất Mới của mình người tín hữu vẫn có thể đắc thắng khi… 
1. Bằng đức tin nhận thức rằng mình đã chết đối với quyền lực của tội lỗi.
2. Nương cậy vào quyền năng của Đức Thánh Linh ở cùng để kháng cự lại tội lỗi.
3. Quyết lòng bước đi bởi Thánh Linh trong việc vâng theo Lời Kinh Thánh (1Phi. 1:13-16, 2:11-12; Rô.  7:14-25; Gal.  5:13-26; Côl.  3:5-1; 2Cô.  7:1; Hê. 12:4)
Một khi người tín hữu bị sa vào sự phạm tội, điều mà họ phải làm để phục hồi mối thông công với Chúa là thực lòng xưng nhận tội lỗi của mình, nhận lấy sự tha thứ của Chúa vốn đã đựoc Đức Chúa Jêsus cung ứng rồi (1Gi. 1:7-9)
 
 
(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
7_luận_về_nguyên_tội.pdf
File Size: 742 kb
File Type: pdf
Download File


“TƯ BIỆN”

20/6/2022

 
Picture
“LUẬN VỀ SỰ TẠO DỰNG LINH HỒN CỦA CON NGƯỜI”
(Sáng. 1:27; 2:7)
“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài;
Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ…
Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi;
thì người trở nên một loài sanh linh.
”
​
(Sáng. 1:27; 2:7)
ức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ… Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”(Sáng. 1:27; 2:7)
 
Kinh Thánh phán tỏ tường rằng “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27) nhưng không phải ai cũng tin như vậy và có cùng một cách hiểu giống nhau về cấu hình của con người…
 
I. SỰ TẠO DỰNG LINH HỒN: ĐẶT VẤN ĐỀ
 
- Linh hồn đã được tạo dựng vào lúc nào?
- Cha mẹ giữ vai trò nào, nếu có, trong việc tạo dựng linh hồn?
- Có phải là linh hồn đã được “cài” vào thân thể của chúng ta hay không? Nếu quả thật như thế thì lúc nào? Có phải tại lúc được thai dựng hay không? Hay là sau khi đã được thai dựng? Hay là vào lúc được sinh ra? Hay là vào một lúc nào đó sau khi đã được sinh ra?
- Sự tạo dựng nên linh hồn có phải là một vấn đề quan trọng không?
Thi. 139:1-17  
“1Hỡi Đức Giêhôva, Ngài đã dò xét tôi, và biết tôi._2Chúa biết khi tôi ngồi, lúc tôi đứng dậy;_Từ xa Chúa biết ý tưởng tôi._3Chúa xét nét nẻo đàng và sự nằm ngủ tôi,_Quen biết các đường lối tôi._4Vì lời chưa ở trên lưỡi tôi,_Kìa, hỡi Đức Giêhôva, Ngài đã biết trọn hết rồi._5Chúa bao phủ tôi phía sau và phía trước,_Đặt tay Chúa trên mình tôi…_6Sự tri thức dường ấy, thật diệu kỳ quá cho tôi,_Cao đến nỗi tôi không với kịp!_7Tôi sẽ đi đâu xa Thần Chúa?_Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa?_8Nếu tôi lên trời, Chúa ở tại đó,_Ví tôi nằm dưới Âm Phủ, kìa, Chúa cũng có ở đó._9Nhược bằng tôi lấy cánh hừng đông,_Bay qua ở tại cuối cùng biển,_10Tại đó tay Chúa cũng sẽ dẫn dắt tôi._Tay hữu Chúa sẽ nắm giữ tôi._11Nếu tôi nói: Sự tối tăm chắc sẽ che khuất tôi,_Ánh sáng chung quanh tôi trở nên đêm tối,_12Thì chính sự tối tăm không giấu chi khỏi Chúa,_Ban đêm soi sáng như ban ngày,_Và sự tối tăm cũng như ánh sáng cho Chúa._13Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi,_Dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi._14Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng._Công việc Chúa thật lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm._15Khi tôi được dựng nên trong nơi kín,_Chịu nắn nên cách xảo tại nơi thấp của đất,_Thì các xương cốt tôi không dấu được Chúa._16Mắt Chúa đã thấy thể chất vô hình của tôi;_Số các ngày định cho tôi,_Đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa có một ngày trong các ngày ấy,_17Hỡi Đức Chúa Trời, các tư tưởng Chúa quí báu cho tôi thay!_Số các tư tưởng ấy thật lớn thay!”
 
II. SỰ TẠO DỰNG LINH HỒN: CÁC GIẢ THUYẾT
 
II.1 Thuyết Tiền Tại (Pre-existence Theory)
 
Thuyết này cho rằng “hồn”/“thần” của người ta là bất tử, và vì thế, “hồn”/“thần” tiền tại đối với việc tạo dựng nên “thân”. Đức Chúa Trời được cho biết là Ngài đã tạo dựng nên mọi linh hồn khi Ngài tạo dựng trời đất. Linh hồn bị trói buộc vào thân thể như một hình phạt. Bản chất tội lỗi có thể được qui cho trạng thái hiện hữu trước đó là lúc mà người ta phạm tội. 
Những Người Ủng Hộ: Origen, Delitzsch, thuyết này chưa bao giờ được các hệ phái Cơ Đốc Chính Thống hậu thuẫn.
 
II.2 Thuyết Tạo Dựng (Creation Theory)
 
Đây là thuyết cho rằng Đức Chúa Trời đích thân tạo dựng mỗi linh hồn vào lúc một cá thể được thai dựng, và rồi đặt “hồn” vào “thân”. “Hồn” nhiễm tội không phải vì sự bất toàn trong sự tạo dựng mà là vì sự tiếp xúc với tội lỗi đã được “thân”  thừa hưởng.Những Người Ủng Hộ: Grudem, Hodge, Berkhof, Calvin, những người nặng truyền thống Cải Chánh, và Công Giáo Lamã.
II.3 Thuyết Thừa Kế (Traducian Theory)

Xuất phát từ một từ liệu La Tinh là tradux, nghĩa là “thừa kế”, “chuyển giao”. Thuyết này cho rằng “hồn” được tạo dựng trong và với “thân” bởi cha mẹ. Mặc dầu Đức Chúa Trời vẫn cứ là Đấng Sáng Tạo tối cao của muôn vật nhưng Ngài đã sử dụng con người làm phương tiện trung gian.Những Người Ủng Hộ: Tertullian, Luther, và Jonathan Edwards 
III. SỰ TẠO DỰNG LINH HỒN: CÁC SỰ BIỆN BÁC
 
III.1 Các Lý Lẽ Biện Hộ Cho Thuyết Tiền Tại (Pre-existence Theory)

a. Không có một lý lẽ Kinh Thánh hay triết học nào hỗ trợ cho quan điểm này cả. 
b. Là kết quả tác động của Thuyết Nhị Nguyên Trí Huệ (Gnostic Dualism).         
III.2 Các Lý Lẽ Biện Hộ Cho Thuyết Tạo Dựng (Creation Theory)
 
a. Sự trước thuật về cuộc sáng tạo chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên “thân” từ bụi đất, còn “hồn” thì đã được tạo dựng trực tiếp từ nơi Đức Chúa Trời.Sáng. 2:7 “Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”                  b. Kinh Thánh phán cho biết thật tỏ tường rằng chính Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên “hồn”.Xa. 12:1 “Gánh nặng Lời Đức Giêhôva phán về Ysơraên. Đức Giêhôva là Đấng giương các từng trời, lập nền của đất, và tạo thần trong mình người ta, có phán như vầy.”Hê. 12:9 “Cha về phần xác sửa phạt, mà chúng ta còn kính sợ thay, huống chi Cha về phần hồn, chúng ta há chẳng nên vâng phục lắm để được sự sống sao?”                  c. Đức Chúa Jêsus đã từng trông giống hoàn toàn với chúng ta, tuy nhiên Ngài không nhiễm tội. Nếu Đức Chúa Trời không tạo dựng “hồn” người ta một cách riêng biệt thì “hồn” của Đức Chúa Jêsus đã không được chính Đức Chúa Trời tạo dựng mà là Mary (vì Ngài trông giống chúng ta hoàn toàn). Nếu quả như thế, “hồn” của Đức Chúa Jêsus cũng phải nhiễm tội như hồn của Mary. 
III.3 Các Lý Lẽ Phản Bác Thuyết Tạo Dựng (Creation Theory)

a. Lập luận của Thuyết Tạo Dựng chỉ cho thấy một chỗ dịch chưa tốt trong Bản KJV. Sự trước thuật về cuộc sáng tạo không nói về sự tạo dựng “hồn”, mà là về việc ban sự sống nói chung như phần lớn các bản dịch hiện nay đang có. Cũng tương tự như vậy khi Kinh Thánh bày tỏ về việc ban sự sống cho các loài vật.Sáng. 2:7 “Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”Sáng. 1:30“Còn các loài thú ngoài đồng, các loài chim trên trời, và các động vật khác trên mặt đất, phàm giống nào có sự sống thì Ta ban cho mọi thứ cỏ xanh đặng dùng làm đồ ăn; thì có như vậy.”
b. Cách lập luận của Thuyết Tạo Dựng đi quá trớn về vấn đề “hồn” được Đức Chúa Trời trực tiếp tạo dựng. Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo Tối Cao trên mọi sự, cả sự vật chất lẫn sự phi vật chất, nhưng như thế không có nghĩa là Ngài không thể sử dụng các phương tiện trung gian trong tiến trình tạo dựng. Nếu lập luận của Thuyết Tạo Dựng là đúng, thì sẽ cũng có nghĩa là Đức Chúa Trời trực tiếp tạo dựng “thân” mà không dùng cha mẹ như là phương tiện trung gian vì Thi. 139:13-15 nói rằng Đức Chúa Trời tạo dựng nên “thân” của chúng ta.Thi. 139:13-15“13Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi,_Dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi._14Tôi cảm tạ Chúa vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng._Công việc Chúa thật lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm._15Khi tôi được dựng nên trong nơi kín,_Chịu nắn nên cách xảo tại nơi thấp của đất,_Thì các xương cốt tôi không dấu được Chúa.”                  c. Rất có thể là Đức Chúa Jêsus không nhiễm Nguyên Tội vì “hồn” của Ngài được thừa thọ trực tiếp từ nơi Đức Chúa Cha. Điều này giúp cho thấy rõ hơn về sự cần yếu của sự giáng sinh đồng trinh. 
III.4 Các Lý Lẽ Biện Hộ Cho Thuyết Thừa Kế (Traducian Theory)
 
a. Thuyết Thừa Kế giải thích được rõ hơn về sự kế tục Nguyên Tội và về sự lưu truyền bản chất người, cả “thân” lẫn “hồn”, xuất phát từ Ađam. Không những thế, Thuyết Thừa Kế cũng đưa ra được một sự giải thích tường tận đối với sự qui tội, đồng thời đưa ra được một căn bản cho việc hiểu được tính phổ quát của tội lỗi.Mặt khác, nếu Đức Chúa Trời tạo dựng “hồn” một cách trực tiếp, và mỗi người đều được sinh ra trong tội lỗi, cả “thân” lẫn “hồn”, vậy làm thế nào mà “hồn” , vốn được Đức Chúa Trời tạo dựng trực tiếp, trở nên nhiễm tôi? Chẳng lẽ Đức Chúa Trời đã tạo dựng một “hồn” mắc tội rồi cho nhập với một “thân” mắc tội? Vậy hóa ra Đức Chúa Trời là “tác giả” của tội lỗi chứ đâu phải người ta?                  b. Nếu cho rằng người ta được ban cho năng lực để tạo ra “hồn” cũng như rõ ràng là họ tạo được “thân” thì cũng không gây ra rắc rối gì. Nếu bác bỏ điều ấy tất sẽ làm giảm mất bản chất kỳ diệu của việc tạo dựng “thân” của con người.Mặt khác, cho rằng Đức Chúa Trời phải trực tiếp tạo dựng “thân”, vì cớ con người đâu có đủ quyền năng lớn đến thế,là chứng tỏ rằng các sự giảng dạy của Thuyết Trí Huệ là đúng. Thuyết Trí Huệ cho rằng có một sự tách biệt giaữ “thân” và “hồn”, họ tin rằng “hồn” quan trọng, đoan chính, và kỳ diệu hơn “thân”. 
III.5 Các Ý Nghĩa Tích Cực Của Thuyết Thừa Kế (Traducian Theory)
 
a. Thuyết Thừa Kế tỏ ra không quá đáng bằng việc cho rằng “hồn” là phần duy nhất của con người được Đức Chúa Trời trực tiếp tạo dựng.
 
b. Thuyết Thừa Kế phù hợp được với Thuyết Hợp Thể Có Điều Kiện.
 
c. Thuyết Thừa Kế phù hợp hơn với sự hiểu biết về Nguyên Tội trong đó bảo toàn được tính liên đới của toàn nhân loại.
 
d. Rõ ràng là mỗi con người đều là con người hoàn toàn ngay tại thời điểm được thai dựng.
Nếu Đức Chúa Trời không gián tiếp tạo dựng “hồn”/“thần” qua cha mẹ, mà Ngài trực tiếp tạo dựng chúng, làm sao chúng ta biết được Ngài đặt “hồn” vào “thân” cho một người vào lúc nào? Nói cách khác, làm sao chúng ta biết được khi nào thì một “bào thai” (“thân”) trở thành một con người (có đủ “thân”, “hồn”/“thần”).
- Tại lúc được thai dựng?
- Vào một lúc nào đó sau khi được thai dựng?
- Vào lúc được sinh ra?
- Vào độ tuổi có ý thức về trách nhiệm cá nhân?
 
IV. VỀ VẤN ĐỀ HÌNH ẢNH THIÊN THƯỢNG TRONG CON NGƯỜI (IMAGO DEI) 
 
IV.1 Hình Ảnh Thiên Thượng: Đặt Vấn Đề
 
- Con người có được chân giá trị như là người mang Hình Ảnh Thiên Thượng hay không?
- Phải chăng chỉ có loài người được mang Hình Ảnh Thiên Thượng? Còn loài vật thì sao? Loài vật có Hình Ảnh Thiên Thượng hay không?
- Cuộc Sa Ngã đã đem lại sự tác động nào trên Hình Ảnh Thiên Thượng? Có phải nhân loại đã bị mất Hình Ảnh Thiên Thượng sau Cuộc Sa Ngã hay không?
- Sự thật về việc loài người được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời tác động trên cách ứng xử của chúng ta đối với nhau như thế nào?
 
Sáng. 1:26-27
“26Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình Ta và theo tượng Ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. 27Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.”
 
Thi. 8:3-8
“3Khi tôi nhìn xem các từng trời là công việc của ngón tay Chúa,_Mặt trăng và các ngôi sao mà Chúa đã đặt,_4Loài người là gì, mà Chúa nhớ đến?_Con loài người là chi, mà Chúa thăm viếng nó?_5Chúa làm người kém Đức Chúa Trời một chút,_Đội cho người sự vinh hiển và sang trọng._6Chúa ban cho người quyền cai trị công việc tay Chúa làm,_Khiến muôn vật phục dưới chân người:_7Cả loài chiên, loài bò,_Đến đỗi các thú rừng,_8Chim trời và cá biển,_Cùng phàm vật gì lội đi các lối biển.”
 
Những lời này của Kinh Thánh bày tỏ cho chúng ta biết được điều gì về ý nghĩa của việc được chính Đức Chúa Trời tạo dựng theo hình ảnh của Ngài?
 
Nói một cách vắn tắt, trong trạng thái được tạo dựng nguyên thủy, loài người phản ánh được trong một chừng mực nhất định bản chất và thuộc tính của Đức Chúa Trời. Dầu rằng trong trạng thái này loài người có một “thân” vật lý, loài người vẫn có các thuộc tính phù hợp với nhân cách, đạo đức, và tính duy linh (đời sống thuộc linh). Loài người có khả năng giao tiếp và tương tác với Đức Chúa Trời và với tha nhân ngay từ trạng thái được tạo dựng nguyên thủy.Với trạng thái uyên nguyên này, loài người có vẻ như là một thực thể “thánh thiện tiềm ẩn” (“passive holiness”) hay là “thánh thiện chưa được tôi luyện” (“untested holiness”) trong đó loài người có khả năng chọn lựa hoặc Thiện hoặc Ác. Chính một năng lực như thế giúp phân biệt loài người với tất cả các bộ phận khác trong Cuộc Sáng Tạo của Đức Chúa Trời. Năng lực này cho phép loài người chọn để hoặc kính yêu Đấng Sáng Tạo trong sự vâng lời, hoặc không kính yêu Ngài bằng sự không vâng lời.
 
Còn có điều gì khác được hàm ý trong việc được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời hay không?
 
IV.2 Hình Ảnh Thiên Thượng: Các Phương Diện
 
- Nhân Cách (Personality):  
Giống với Đức Chúa Trời, mỗi người là một thực thể riêng với sự tự thức về cá nhân mình.
- Tính Đời Đời (Eternality): 
Giống với Đức Chúa Trời, con người sẽ tồn tại cho đến đời đời.
- Tính Tương Quan (Relationality):            
Giống với Đức Chúa Trời, con người có năng lực và sự thôi thúc đối với các mối tương giao.
- Tính Duy Ý Chí (Volitionality):
Giống với Đức Chúa Trời, con người có sự tự do và năng lực để thực hiện Các Khả Năng Chọn Lựa thể theo ý chí, nguyện vọng của mình.
- Tính Duy Lý (Rationality):         
Giống với Đức Chúa Trời, con người có năng lực suy nghĩ, thẩm định, và suy gẫm đối với các khái niệm trừu tượng, chương trình cho tương lai, và về các sự kiện quá khứ, đề ra được phương hướng sống thuận lợi hơn thông qua việc giải quyết các nan đề gặp phải.
- Tính Duy Linh (Spirituality):     
Giống với Đức Chúa Trời, con người là một thực thể có phần thuộc linh, có phần phi vật chất trong cấu trúc của mình.
- Tính Hữu Thể (Physicality):       
Không giống với Đức Chúa Trời, con người có phần vật lý hay vật chất trong cấu trúc của mình. Tuy nhiên, con người giống với Đức Chúa Trời ở chỗ có các giác quan (dầu rằng các giác quan đến trực tiếp từ các cơ quan vật lý của “thân”, ví dụ như giác quan thấy, nghe,…).
- Tính Đạo Đức (Morality): 
Giống Đức Chúa Trời, con người là tạo vật vốn có đạo đức, hiểu được rằng phải có thiện, ác (dầu rằng điều ấy đã đến theo hậu quả của Cuộc Sa Ngã).
- Năng Lực Cai Quản (Dominionality):      
Giống Đức Chúa Trời, con người đã được ban cho thẩm quyền trên mọi loài tạo vật, được sử dụng mọi nguồn lực trên thế gian cho phúc lợi, sự an hưởng, và sự sinh tồn của mình.
 
IV.3 Hình Ảnh Thiên Thượng: Ảnh Hưởng Của Cuộc Sa Bại Nguyên Thủy
 
Các Khả Năng Chọn Lựa:
a. Con người vẫn còn thủ đắc hoàn toàn Hình Ảnh Thiên Thượng (imago Dei) và chỉ làm méo mó hình ảnh ấy bằng tội lỗi cá nhân mà thôi.
b. Con người đã hoàn toàn đánh mất Hình Ảnh Thiên Thượng. Hình Ảnh Thiên Thượng chỉ được phục hồi trong duy nhất Đức Chúa Jêsus mà thôi.
c. Hình Ảnh Thiên Thượng vẫn còn trong con người, nhưng đã bị phai nhạt bởi tội lỗi. Hình Ảnh Thiên Thượng chỉ có thể được phục hồi trong duy nhất Đức Chúa Jêsus mà thôi.
 
Kinh Thánh phán cho thấy rất rõ rằng Hình Ảnh Thiên Thượng vẫn còn trong con người ở một chừng mực nào đó. Hình Ảnh Thiên Thượng trong con người đã bị méo mó nhưng không mất hẳn, đã bị làm hư xấu chứ không phải bị bôi xóa hoàn toàn. (Ryrie, Grudem).
Sáng. 5:1-3
“1Đây là sách chép dòng dõi của Ađam. Ngày mà Đức Chúa Trời dựng nên loài người, thì Ngài làm nên loài người giống như Đức Chúa Trời; 2Ngài dựng nên người nam cùng người nữ, ban phước cho họ, và trong ngày đã dựng nên, đặt tên là người. 3Vả, Ađam được một trăm ba mươi tuổi, sanh một con trai giống như hình tượng mình, đặt tên là Sết.”
Sáng. 9:6
“Hễ kẻ nào làm đổ máu người, thì sẽ bị kẻ khác làm đổ máu lại; vì Đức Chúa Trời làm nên người như hình của Ngài.”
Gia. 3:8-9
“8Nhưng cái lưỡi, không ai trị phục được nó; ấy là một vật dữ người ta không thể hãm dẹp được: Đầy dẫy những chất độc giết chết. 9Bởi cái lưỡi chúng ta khen ngợi Chúa, Cha chúng ta, và cũng bởi nó chúng ta rủa sả loài người, là loài tạo theo hình ảnh Đức Chúa Trời.”
 
IV.4 Hình Ảnh Thiên Thượng: Một Bài Tập Quan Trọng
 
 
(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
6_luận_về_sự_tạo_dựng_linh_hồn_của_con_người.pdf
File Size: 528 kb
File Type: pdf
Download File


“TƯ BIỆN”

18/6/2022

 
Picture
“HỢP THỂ LUẬN VỀ CẤU HÌNH NHỊ NGUYÊN CỦA CON NGƯỜI”
(Sáng. 1:27; 2:7)
“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài;
Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ…
Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người,
hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.
”
​
(Sáng. 1:27; 2:7)
“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ… Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”(Sáng. 1:27; 2:7)
 
Kinh Thánh phán tỏ tường rằng “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27) nhưng không phải ai cũng tin như vậy và có cùng một cách hiểu giống nhau về cấu hình của con người…
 
Kinh Thánh phán tỏ tường rằng “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27) nhưng không phải ai cũng tin như vậy và có cùng một cách hiểu giống nhau về cấu hình của con người…
 
I. THUYẾT HỢP THỂ CÓ ĐIỀU KIỆN
 
I.1 Thuyết Hợp Thể Có Điều Kiện: Mô Tả
 
Tính Đơn Nhất
Có Điều Kiện
Quan niệm này khẳng định cả về tính đơn nhất theo bản chất của phần vật chất và phần phi vật chất của con người, lẫn sự tồn tại của một trạng thái trung gian của sự sống. Một người không có một thân thể và một linh hồn, mà con người là một linh hồn và một thân thể, không riêng phần nào trong hai phần này có thể làm thành một con người hoàn chỉnh được.

Những Người
Ủng Hộ
Millard Erickson, Anthony Hoekema, Charles Sherlock. 

I.2 Thuyết Hợp Thể Có Điều Kiện: Người Chưa Được Cứu 
 
I.3 Thuyết Hợp Thể Có Điều Kiện: Người Đã Được Cứu 

II. SỰ BIỆN HỘ CHO THUYẾT HỢP THỂ CÓ ĐIỀU KIỆN
 
II.1Các lý lẽ ủng hộ cho Thuyết Nhị Tố có sức thuyết phục vì thuyết này cho rằng có một trạng thái trung gian của sự sống. Điều này xảy ra khi phần phi vật chất của con người vẫn sẽ cứ tồn tại mà không có thân thể. Do đó, Thuyết Hợp Thể Có Điều Kiện phù hợp được với các quan điểm của Thuyết Nhị Tố. Tuy nhiên, sự phân rẽ giữa các phần vật chất và phi vật chất tạo ra bởi sự chết là một sự phân rẽ không tự nhiên mà ở đó người ta mong mỏi được hiệp lại với thân thể của họ vì thân là một phần chủ chốt của nhân loại.
                  
2Cô. 5:4
“Bởi chưng chúng ta ở trong nhà tạm nầy, than thở dưới gánh nặng, vì chúng ta không cầu cho bị lột trần, song cầu cho được mặc lại, để sự gì hay chết trong chúng ta bị sự sống nuốt đi.”
                  
1Cô. 15:53-54
“53Vả, thể hay hư nát nầy phải mặc lấy sự không hay hư nát, và thể hay chết nầy phải mặc lấy sự không hay chết. 54Khi nào thể hay hư nát nầy mặc lấy sự không hay hư nát, thể hay chết nầy mặc lấy sự không hay chết, thì được ứng nghiệm lời Kinh Thánh rằng: Sự chết đã bị nuốt mất trong sự thắng.”
 
II.2 Những người chưa được cứu sẽ chịu phán xét cả con người (cả phần vật chất lẫn phần phi vật chất), vì họ cũng sẽ được sống lại. Điều này cho thấy rằng “thân” là cần thiết cho tính vẹn toàn của nhân loại, trong chừng mực ấy, sự phán xét không thể tiến hành mà lại thiếu sự hiện diện của “thân”.
 
Đa. 12:2
“Nhiều kẻ ngủ trong bụi đất sẽ thức dậy, kẻ thì để được sự sống đời đời, kẻ thì để chịu sự xấu hổ nhơ nhuốc đời đời.”
 
Gi. 5:28–29
“28Chớ lấy điều đó làm lạ; vì giờ đến, khi mọi người ở trong mồ mả nghe tiếng Ngài mà ra khỏi; 29ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán.”
 
II.3 Các lý lẽ của Thuyết Nhất Nguyên đặt sự nhấn mạnh vào niềm hy vọng của chúng ta đối với sự phục sinh là có sức thuyết phục vì cả Tân Ước lẫn Cựu Ước đếu nhấn mạnh nhiều vào sự phục sinh và vào Vương Quốc hầu đến, chứ không phải váo bất cứ trạng thái trung gian nào của đời sống trên Thiên Đàng.
 
1Tê. 4:13-17
“13Hỡi anh em, chúng tôi chẳng muốn anh em không biết về phần người đã ngủ, hầu cho anh em chớ buồn rầu như người khác không có sự trông cậy. 14Vì nếu chúng ta tin Đức Chúa Jêsus đã chết và sống lại, thì cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ đem những kẻ ngủ trong Đức Chúa Jêsus cùng đến với Ngài. 15Vả, nầy là điều mà chúng tôi nhờ lời Chúa mà rao bảo cho anh em: Chúng ta là kẻ sống, còn ở lại cho đến kỳ Chúa đến, thì sẽ không lên trước những người đã ngủ rồi. 16Vì sẽ có tiến kêu lớn và tiếng của Thiên Sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. 17Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy ở giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn. 18Thế thì, anh em hãy dùng lời đó mà yên ủi nhau.”
 
Ma. 6:9-10
“9Vậy, các ngươi hãy cầu như vầy:_Lạy Cha chúng tôi ở trên trời;_Danh Cha được thánh;10Nước Cha được đến;_Ý Cha được nên, ở đất như trời!”
 
III. Ý NGHĨA TÍCH CỰC CỦA THUYẾT HỢP THỂ CÓ ĐIỀU KIỆN
 
III.1Kinh Thánh bày tỏ cho thấy về một bản ngã được hợp nhất để chịu phán xét cũng như để được cứu chuộc. Thân thể của các tín hữu lẫn của những người không tin đều sẽ được phục sinh, tín hữu được phục sinh cho sự vinh hiển và những người không tin được phục sinh để chịu phán xét (Gi. 5:28-29, Khải. 20:5, 11-15).
 
III.2Khi loài người sa bại, Cuộc Sa Ngã diễn ra đối với cả con người chứ không phải chỉ trên một phần nào của con người mà thôi.
 
III.3Khi con người được cứu chuộc, toàn bộ con người của người ấy được cứu chuộc. “Thân” của một người phải được cứu chuộc và làm cho vinh hiển vì “thân” hiện nay của con người phải chịu sự hư nát, không phù hợp để cho con người được sống đời đời. Rốt cuộc, “thân” của các tín hữu sẽ được làm cho vinh hiển và trở nên giống với thân thể vinh hiển của Đức Chúa Jêsus (Phil. 3:20-21, Rô. 8:22, 23).
 
III.4Điều kiện vật lý của chúng ta được gắn liền một cách phức tạp với “hồn”/“thần” của chúng ta. Một khi “hồn”/“thần” của chúng ta gặp trục trặc, phải có hậu quả tức thì và trực tiếp trên “thân” của chúng ta.
 
III.5Điều kiện của “hồn” chúng ta được gắn liền một cách phức tạp với điều kiện vật lý của chúng ta. Một khi chúng ta không được khỏe mạnh, không có được sự sinh hoạt thỏa đáng, hoặc bị suy giảm trong cơ chế hóa học của cơ thể, tất nhiên “thần”/“hồn” của chúng  ta phải chịu khổ theo. 
 
IV. THUYẾT NHỊ NGUYÊN TRÍ HUỆ
 
Thuyết Nhị Nguyên Trí Huệ
(Gnostic Dualism)
Cấu hình của con người là vật lý và thuộc linh. Thân thể vật lý của con người là nặng nề, phiền phức, tạm bợ, và tù túng mà con người vẫn hằng mong mỏi được thoát khỏi những điều ấy

Những Người Ủng Hộ
Nhiều Cơ Đốc Nhân thiếu hiểu biết là những người không chịu nghiên cứu một cách thận trọng giáo lý Kinh Thánh về “Tội Luận” (Hamartiology). 
 
V. THUYẾT NHỊ NGUYÊN TRÍ HUỆ: CÁC HỆ QUẢ TIÊU CỰC
 
V.1 Trong một số trường hợp đã tạo ra một quan niệm thiếu quân bình về ý nghĩa đích thực của con người.
         
V.2 Tạo ra một cách nhìn nhận tiêu cực về các vui thú vật chất như thể là các quà tặng được Đức Chúa Trời ban cho (nhục dục, sự ăn uống,…).
 
V.3 Khiến cho người ta nghĩ rằng đời này không có ý nghĩa gì.
 
V.4 Làm giảm mất giá trị của phần vật chất bằng cách xem phần ấy là thứ yếu so với phần thuộc linh.
 
V.5Làm cho người ta thất vọng về bản chất của sự tồn tại đời đời của họ. 
 

(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
5_hợp_thể_luận_về_cấu_hình_của_con_người.pdf
File Size: 505 kb
File Type: pdf
Download File


“TƯ BIỆN”

16/6/2022

 
Picture
“CÁC YẾU TỐ TRONG CẤU HÌNH NHỊ NGUYÊN CỦA CON NGƯỜI”
(Sáng. 1: 27; 2: 7)
“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài;
Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời;
Ngài dựng nên người nam cùng người nữ…
Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người,
hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.
”
(Sáng. 1:27; 2:7)
“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ… Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”(Sáng. 1:27; 2:7)
 
Kinh Thánh phán tỏ tường rằng “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27) nhưng không phải ai cũng tin như vậy và có cùng một cách hiểu giống nhau về cấu hình của con người…
 
I.     TAM TỐ: THÂN, HỒN, THẦN
 
Thuyết Tam Tố (Trichotomy)
Gk. trikha, “ba phần”, và temno, “cắt”. Đây là quan niệm cho rằng con người được cấu hình dựa trên ba phần: Thân, hồn, và thần.

“Thân”
Là phần vật chất

“Hồn”
Khả năng luận lý, Các xúc cảm, Ý chí, Trí nhớ, Cá tính, Năng lực bố trí.

“Thần”
“Cái nôi” của con người, phần liên hệ với Đức Chúa Trời.

Những Người Ủng Hộ
Clement of Alexandria, Origen, Gregory of Nyssa, Watchman Nee, Bill Gothard, C.I. Scofield.

II. SỰ BIỆN HỘ CHO THUYẾT TAM TỐ
 
II.1Thuyết Tam Tố được Kinh Thánh hậu thuẫn.
 
1Tê. 5:23
“Nguyền xin chính Đức Chúa Trời ban bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn, và nguyền xin tâm thần, linh hồn và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, khi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đến!”
 
Hê. 4:12
“Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét ý định và tư tưởng trong lòng.”
 
II.2 Chúng ta đã được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Hiểu một cách thích hợp nhất hình ảnh ấy phải được xem là có ba nhân tố.
 
II.3 “Thần”  được trình bày trong Kinh Thánh như là phần mà con người liên hệ với Đức Chúa Trời, chứ không phải như là hồn hay thân.
 
Sáng. 2:17
“Nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết.”
 
Êph. 2:1
“Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình.”
 
Rô. 8:10
“Vậy nếu Đấng Christ ở trong anh em, thì thân thể chết nhân cớ tội lỗi, mà thần linh sống nhân cớ sự công bình.”
 
III. SỰ ĐÁP TRẢ ĐỐI VỚI THUYẾT TAM TỐ
 
III.1 Kinh Thánh vẫn thường dùng các từ liệu mang tính mô tả để đề cập về các phương diện khác nhau của bản chất con người. Điều này không nhất thiết đòi hỏi phải có một sự phân chia thể tạng (constitutional division). Chẳng hạn, liệu có thể căn cứ trên Mác 12:30 để nói rằng cấu hình con người gồm có 4 phương diện hay không? Có lẽ là không. Ở đây Đức Chúa Jêsus chỉ sử dụng các từ liệu đồng nghĩa với nhau để nói về một tình yêu toàn diện mà con người phải có đối với Đức Chúa Trời. Đó là một loại tình yêu bao gồm toàn thể con người chúng ta. Các phương diện vật chất và phi vật chất của một con người phải được hợp thành một thể thống nhất để tôn hiến lên Đức Chúa Trời trong sự sùng bái và yêu thương Ngài. 
 
Mác 12:30
“Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.”
 
III.2 Nếu quả thật là cấu hình của con người thể hiện được tính đa vị của Ba Ngôi thì mỗi yếu tố cấu thành ấy - “thân”, “hồn”, “thần”  - phải là một con người riêng. Sự so sánh với Ba Ngôi là không hợp và thiếu ý nghĩa.
 
III.3Từ liệu “chết” được sử dụng theo nghĩa đen một cách quá mức. Chết chỉ có nghĩa là chúng ta bị tách khỏi. Toàn bộ con người của chúng vốn ta đã bị cách biệt với Đức Chúa Trời vì hậu quả của Cuộc Sa Ngã. Vì vậy, toàn bộ con người của chúng ta chết chứ không phải chỉ có “thần” là chết.
 
III. NHỊ TỐ: THÂN, HỒN/THẦN
 
Thuyết Nhị Tố (Dichotomy)
Gk. dicha, “hai phần”, và temno, “cắt”. Đây là quan niệm cho rằng con người được cấu hình dựa trên hai phần thiết yếu: Phần vật chất (“thân”), và phần phi vật chất (“hồn”/“thần”).

“Thân”
Là phần vật chất.

“Hồn”/“Thần”
“Thần” và “hồn” là hai từ liệu đồng nghĩa và được sử dụng thay thế lẫn nhau một cách rộng rãi. Các từ liệu này chỉ về các phần còn lại của con người sau khi chết. Các phần ấy thuộc về năng lực liên hệ với Đức Chúa Trời.

Những Người Ủng Hộ
Augustine, John Calvin, Hodge, và phần lớn các hệ phái Cơ Đốc chính thống.

IV. SỰ BIỆN HỘ CHO THUYẾT NHỊ TỐ
 
IV.1 Trừ phi Kinh Thánh dạy một cách dứt khoát về tính đa vị của phần phi vật chất của con người, phần này của con người phải được hiểu chỉ là đơn vị mà thôi.
 
IV.2 Khi có một sự bày tỏ có vẻ tách biệt giữa “hồn” và “thần”, thì đó không thể là một sự phân biệt mang tính triết lý mà phải là một sự tách biệt thực thụ. Sự tách biệt ấy phải đạt được một sự rõ ràng như là ngày nay chúng ta nhận biết “tấm lòng” khác với “tâm trí”. Chẳng hạn, người ta vẫn bảo rằng họ có thể chấp nhận một điều nào đó bằng tâm trí, nhưng tấm lòng của họ vẫn không thể chấp nhận được. Khi nói như thế người ta không nhằm nói rằng “tấm lòng” họ có một chức năng nhận thức khác với “tâm trí” của họ, mà là nói rằng một phương diện nhất định nào đó (Vd. xúc cảm) của “tâm trí” họ không thể chấp nhận được.
 
IV.3 Sự thống nhất diễn đạt trong quan niệm của Thuyết Nhị Tố duy trì được một sự quân bình thích hợp về giá trị và tầm quan trọng của cả hai phương diện vật chất và phi vật chất của con người. Không hề có phương diện nào trong cả hai phương diện ấy là kém giá trị hơn nhưng mỗi phương diện đều giữ một vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại của con người: Một thực thể hợp nhất, đơn giản có một sự tương tác liên tục giữa hai phương diện. Kinh Thánh có bày tỏ một quan niệm về sự thánh khiết và sự tăng trưởng cho hai phần ấy của con người (Châm. 17:22, 2Cô. 7:1).

(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
4_các_yếu_tố_trong_cấu_hình_nhị_nguyên_của_con_người.pdf
File Size: 458 kb
File Type: pdf
Download File


“TƯ BIỆN”

14/6/2022

 
Picture
“NHỊ NGUYÊN LUẬN VỀ CẤU HÌNH CỦA CON NGƯỜI”
(Sáng. 1: 27; 2: 7)
Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời;
Ngài dựng nên người nam cùng người nữ…
Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người,
hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”
(Sáng. 1:27; 2:7)
​“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ… Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”(Sáng. 1:27; 2:7)
 
Kinh Thánh phán tỏ tường rằng “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27) nhưng không phải ai cũng tin như vậy và có cùng một cách hiểu giống nhau về cấu hình của con người…
 
I. NHỊ NGUYÊN LUẬN (DUALISM): TRÌNH BÀY
 
I.1. Nhị Nguyên Luận: Đặt Vấn Đề
 
- “Người” nghĩa là gì?
- Khi người chết, việc gì xảy ra cho người?
- Liệu có một thực thể gọi là “hồn” hay không?
- Điểm phân biệt, nếu có, giữa “hồn” với “thần” là gì?
- Mối quan hệ giữa “thân” với “hồn” ra sao?
 
I.2. Nhị Nguyên Luận: Nội Dung
 
Thuyết Nhị Nguyên là quan niệm cho rằng, về bản chất, cấu hình của con người mang tính số nhiều, vì có một trạng thái trung gian của đời sống khi các phần bất tử của một người cứ tồn tại cho đến khi người ấy phục sinh. Các phương diện vật chất và phi vật chất của con người chịu tác động qua lại với nhau, vì thế có một mối tương liên giữa hai phần chính ấy. 
Những người ủng hộ tư tưởng nhị nguyên về con người: Phần đông các phái Tin Lành Chính Thống.
 
I.3. Nhị Nguyên Luận: Phương Diện Vật Chất Của Con Người
 
Phương diện vật chất nói về thân thể của con người. Các tham chiếu Kinh Thánh nói về thân thể bằng những từ liệu trung dung và tiêu cực. Các phân đoạn Kinh Thánh như 2Cô. 4:7 hoặc Gi. 1:14 nói về thân thể một cách trung dung. Các phân đoạn Kinh Thánh như 1Cô. 15:40-54 đề cập đến thân thể một cách tiêu cực chiếu theo hậu quả của tội lỗi khiến phải hư nát và chết. Điều quan trọng là phải chú ý rằng từ liệu “thịt” có thể được dùng để chỉ về bản chất hay trạng thái tội lỗi như trong Rô. 8:4-6. Phương diện vật chất của con người - “thịt” - là cái nôi của phương diện phi vật chất của con người gọi là “hồn” và “thần”.
 
I.4. Nhị Nguyên Luận: Phương Diện Phi Vật Chất Của Con Người
 
Các sự mô tả về phương diện phi vật chất của con người cũng giống với các mặt khác nhau của một viên kim cương. Mỗi sự việc góp thêm một ý nghĩa nào đó giúp chúng ta nắm bắt được bản chất tổng quát của phương diện này của con người.  Dữ kiện Kinh Thánh có vẻ như khiến có một sự trùng lặp quan trọng về ý nghĩa của các từ liệu “hồn” và “thần” khiến lắm khi tạo ra sự khó khăn trong việc phân biệt chúng như hai phương diện khác nhau. Sau đây là một số các từ liệu Kinh Thánh mô tả về phương diện phi vật chất của con người:
 
4.1 Nhị Nguyên Luận: “Hồn”
 
Được dùng trong các cách khác nhau sau đây:
a. Toàn thể phần phi vật chất của con người (1Phi. 2:11)
b. Toàn thể con người (Rô. 13:1; 1Tê. 5:23)
 
4.2 Nhị Nguyên Luận: “Thần”
 
Được dùng theo 3 cách khác nhau sau đây:
a. Gió (Sáng. 8:1; 2Tê. 2:8)
b. Toàn thể phần phi vật chất của con người (1Cô. 5:5)
c. Sự biểu lộ của đời sống thuộc linh (Ma. 5:3; 1Cô. 2:11)
“Thần’ thường được đề cập trong Kinh Thánh như là bộ phận có năng lực suy gẫm về Đức Chúa Trời của con người, và ‘hồn’ như là bộ phận có liên quan đến bản ngã cùng với các chức năng khác nhau của trí năng, giác năng và ý chí” (Chafer).
 
4.3 Nhị Nguyên Luận: “Lòng”
 
Được dùng trong sự mô tả về một cơ quan thực thụ của cơ thể, thế nhưng trong sự sử dụng mang tính phi vật chất thì lại chỉ về toàn thể con người, về trung tâm của xúc cảm, và về các năng lực ý chí.
a. Đời sống trí tuệ (Ma. 15:19-20)
b. Đời sống xúc cảm (Thi. 37:4; Rô. 9:2)
c. Đời sống ý chí (Xuất. 7:23, Hê. 4:7)
d. Đời sống thuộc linh (Rô. 10:9-10; Êph. 3:17)
 
4.4 Nhị Nguyên Luận: “Lương Tâm”
 
Sự cảm giác bẩm sinh của nội tâm về những sự thuộc về đạo lý và về điều phải.
 a. Lương tâm của người chưa được cứu…
a.1  Có thể giữ vai trò hướng dẫn (Rô. 2:15)
a.2  Có thể chân thực (Công. 23:1)
b. Lương tâm của một người đã được cứu được đánh thức bởi sự tái sinh và trở nên hoạt động và nhạy cảm hơn khi tâm trí được đổi mới. Đức Thánh Linh soi sáng cho tâm trí của người tín hữu trong việc hiểu biết và áp dụng lẽ thật của Đức Chúa Trời. Trong khi làm như thế, tâm trí của người tín hữu có được một sự cân nhắc được tăng trưởng về lẽ thật trong lương tâm của mình là điều sẽ dắt dẫn người ấy có được các quan hệ đúng đắn đối với:
b.1  Nhà cầm quyền (Rô. 13:5)
b.2  Người làm công (1Phi. 2:19)
b.3   Anh chị em đồng đạo (1Cô. 8:7-12)
b.4  Đời sống thuộc linh (Rô. 9:1-3; 2Cô. 1:12)
 
4.5 Nhị Nguyên Luận: “Tâm Trí”
 
Một cơ năng gắn liền với sự suy nghĩ, phân biệt, phân tích, và hiểu biết của con người.
a. Tâm trí của người chưa được cứu…
a.1   Rô. 1:28 ¾ Đầy tội lỗi, ngang ngạnh, suy đồi, “không nhìn biết Đức Chúa Trời”
a.2  Êph. 4:17 ¾ trống rỗng, vô ích, không có lẽ thật
a.3  Tít 1:15 ¾ Dơ bẩn, bị ô nhiễm, bị làm hư hỏng
a.4  2Cô. 4:4 ¾ Mù tối về lẽ thật Kinh Thánh, nhất là, sự khôn ngoan của Thập Tự Giá bị sự khôn ngoan riêng che lấp.
a.5  Êph. 4:18 ¾ Bị làm cho tối tăm bởi hậu quả của tội lỗi, có khuynh hướng xa lánh khỏi những sự thánh khiết.
a.6  1Cô.  2:14 ¾ Về khuynh hướng, không có khả năng nhận thức được những gì có giá trị thuộc linh. Về thái độ, những gì thực sự thuộc linh đều có vẻ ngớ ngẩn.
b. Tâm trí của người đã được cứu…
b.1 Về mục đích sử dụng…
b.1.1  Dùng cho việc hiểu biết Lời Kinh Thánh (Lu. 24:25; 1Cô. 2:15,16)
b.1.2 Dùng trong việc kính yêu Đức Chúa Trời (Ma. 22:37)
b.1.3 Dùng trong việc hiểu biết ý chỉ của Đức Chúa Trời (Êph. 5:17)
b.2 Các ưu tiên trong việc sử dụng tâm trí Cơ Đốc
b.2.1 1Phi. 1:13 >> Sẵn sàng hành động (“bền chí như thể thắt lưng”)
b.2.2 2Cô. 10:5 >> “Bắt hết các ý tưởng làm tôi vâng phục Đấng Christ”
b.2.3 Phil. 4:8-9 >> Suy gẫm về những sự thánh sạch, có tiếng tốt theo sự nhìn nhận của Đức Chúa Trời.
b.2.4 Rô. 12:2 >> Đổi mới trong lẽ thật.
 
4.6 Nhị Nguyên Luận: Sự Hư Hỏng Của “Thịt”
 
Rô. 7:1 (Sv. Rô. 7)
“Vả, chúng ta biết luật pháp là thiêng liêng; nhưng tôi là tánh xác thịt đã bị bán cho tội lỗi.”
>> Nhân tính đã bị suy đồi, hư hỏng
 
4.7 Nhị Nguyên Luận: Biến Thể (Biến Tướng)
​II. NHỊ NGUYÊN LUẬN: BIỆN HỘ
 
II.1 Trạng thái trung gian giữa lúc chết và phục sinh là một điều được dạy cách tỏ tường trong Kinh Thánh.
 
Lu. 23:42- 43
“42Đoạn lại nói rằng: Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi! 43Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, Ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với Ta trong nơi Barađi.”
 
2Cô.  5:6-8
“6Vậy, chúng ta hằng đầy lòng tin cậy, và biết rằng khi chúng ta đang ở trong thân thể nầy thì xa cách Chúa - 7vì chúng ta bước đi bởi đức tin, chớ chẳng phải bởi mắt thấy - 8Vậy tôi nói, chúng ta đầy lòng tin cậy, muốn lìa bỏ thân thể nầy đặng ở cùng Chúa thì hơn.”
 
Ma. 10:28
“Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong Địa Ngục.”
 
Gia. 2:26
“Vả, xác chẳng có hồn thì chết, đức tin không có việc làm cũng chết như vậy.”
 
Php. 1:23–24
“23Tôi bị ép giữa hai bề, muốn đi ở với Đấng Christ, là điều rất tốt hơn; 24nhưng tôi cứ ở trong xác thịt, ấy là sự cần hơn cho anh em.”
 
Lu. 16:19–31
(Câu chuyện về “Người Giàu Xấu Nết Và Laxarơ”)
 
Khải. 6:9-10
“9Khi Chiên Con mở Ấn Thứ Năm, tôi thấy dưới bàn thờ có những linh hồn của kẻ đã chịu giết vì Đạo Đức Chúa Trời và vì lời chứng họ đã làm. 10Chúng nó đều kêu lên lớn tiếng rằng:Lạy Chúa là Đấng Thánh và Chân Thật, Chúa trì hoãn xét đoán và chẳng vì huyết chúng tôi báo thù những kẻ ở trên đất cho đến chừng nào?”
 
1Sa. 28:11–15
(Nói về việc Samuên trở về dưới dạng của một người đã chết để nói chuyện cùng Saulơ)
 
II.2    Kiến thức về đời sống sau sự chết là một tiên đề nhân chủng học (anthropological axiom) vốn quen thuộc với mọi người qua mọi thời. Người ta vốn nhận thức được rằng bản ngã, “cái tôi”, là một cái gì đó cao vượt hơn não bộ hoặc thân thể. Đó không thể là một điều có thể loại trừ một cách dễ dàng được.
 
II.3    Thôi không còn tồn tại lúc chết và rồi bắt đầu hiện hữu trở lại vào kỳ phục sinh chung qui là việc Đức Chúa Trời tái tạo lại chúng ta. Vì thế cho nên lúc được phục sinh chúng ta sẽ chẳng phải thực sự là “chúng ta” nữa. Chúng ta sẽ không thực sự có bất cứ điều gì để theo đuổi ở đời sống sau sự chết vì “chúng ta” sẽ không chịu ràng buộc trong đó. Sự sống ấy của chúng ta thực ra chỉ là một bản sao của chính chúng ta ngày nay mà thôi.
 
II.4    Có nhiều người đã từng có các kinh nghiệm của một tình trạng “gần như chết”. Có một sự nhất trí chung giữa vòng các loại kinh nghiệm này đến đỗi khó có thể dễ dàng xem nhẹ giá trị của các kinh nghiệm này (Chẳng hạn, được ở trong sự “sáng lòa”, có cảm giác trôi bồng bềnh, nghe được những điều diễn ra chung quanh xác của họ dầu rằng không còn có sự hoạt động của não bộ nữa).
 
III. NHỊ NGUYÊN LUẬN: ĐÁP TRẢ
 
III.1   Kinh Thánh không đề cập đến niềm hy vọng ở trạng thái trung gian của sự sống, mà là hy vọng ở sự phục sinh. Chúng ta sẽ được “trình diện” Chúa khi chúng ta phục sinh. Các linh hồn kêu khóc với Đức Chúa Trời không nhất thiết phải được hiểu theo nghĩa đen ở một mức độ cao hơn trường hợp Đức Chúa Trời phán rằng “Tiếng của máu em ngươi từ dưới đất kêu thấu đến Ta.” (Sáng. 4:10).
 
III.2   Một sự nhận thức hay tin tưởng phổ biến không nhất thiết có nghĩa là sự ấy là chân thật.
 
III.3   Mặc dầu thật khó mà hình dung ra và hiểu được rằng Đức Chúa Trời sẽ tái tạo lại chúng ta vào lúc phục sinh, nhưng không phải vì thế mà sự phục sinh là không có. Cũng thật khó để biết Đức Chúa Trời sẽ tái tạo lại thân thể của chúng ta như thế nào trong lúc phục sinh. Tuy vậy, những người bác bỏ Thuyết Nhất Nguyên tin rằng họ sẽ có được trở lại cùng loại thân thể như xưa.
 
III.4   Thật khó để làm sáng tỏ các kinh nghiệm của một tình trạng “gần như chết” là điều thật mơ hồ. Nhiều sự làm chứng về loại kinh nghiệm này là phi Kinh Thánh vì cả các tín hữu lẫn những người không tin đều làm chứng là họ được ở trong một trạng thái “sáng lòa”.
 
 
(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
3_nhị_nguyên_luận_về_cấu_hình_của_con_người.pdf
File Size: 558 kb
File Type: pdf
Download File


“TƯ BIỆN”

12/6/2022

 
Picture

“CHÂN NGUYÊN VÀ CẤU HÌNH CỦA CON NGƯỜI”
(Sáng. 1:27; 2:7)
​“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài;
Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời;
Ngài dựng nên người nam cùng người nữ…
Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người,
hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”
(Sáng. 1:27; 2:7)
​Kinh Thánh phán tỏ tường rằng “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27) nhưng không phải ai cũng tin như vậy và có cùng một cách hiểu giống nhau về chân nguyên và cấu hình của con người…
 
I. CĂN NGUYÊN CỦA CON NGƯỜI DƯỚI ÁNH SÁNG KINH THÁNH
 
“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27)
“Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.” (Sáng. 2:7)
 
1. Con người là kết quả tức thì của sự tạo dựng của Đức Chúa Trời.
2. Con người đã được tạo dựng từ bụi đất.
3. Bằng một sự tác tạo độc nhất vô nhị, Đức Chúa Trời đã hà hơi vào lỗ mũi con người, làm cho con người trở nên phân biệt hẳn với tất cả các công việc khác của Cuộc Sáng Tạo của Đức Chúa Trời.
4. Không giống với mọi loài thọ tạo khác, con người đã được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời (Sáng. 1:27).
“Được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời bao hàm việc con người được ban cho quyền cai quản khắp mặt đất và có năng lực về hành vi đạo đức. Cả hai điều ấy đã bị làm nhiễu loạn bởi sự thâm nhập của tội lỗi đến nỗi con người đã đánh mất quyền cai quản của mình và năng lực đạo đức của họ cũng bị suy thoái. Tuy nhiên, con người có tính độc đáo hơn mọi loài thọ tạo nhở ở việc họ đã được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời” (Ryrie).
5. Con người đã được tạo dựng để làm Thống Sứ Trung Gian của Đức Chúa Trời với các tạo vật khác của Ngài. Trong tình trạng uyên nguyên (chưa bị sa bại), con người là một sự phản ánh trong nhân trạng cho sự cai quản tối cao của Đức Chúa Trời.
6. Con người đã được tạo dựng để thờ phượng Đức Chúa Trời và vui hưởng sự hiện diện của Ngài, luôn thấy thỏa vui hồn nhiên về Thân Vị vinh hiển của Đức Chúa Trời (Thi.16:11; 27:4).
7. Con người đã được tạo dựng cho sự vinh hiển, niềm vui, và mục đích đời đời của Đức Chúa Trời (Ês. 43:7; Êph. 1:11-12; 1Cô. 10:31).
8. Được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời là điều chỉ cho thấy rằng con người chia sẻ năng lực trí tuệ, luân lý, thuộc linh,  đạo đức, sáng tạo, và tính đời đời của Đức Chúa Trời. Các năng lực ấy tương đồng về thể loại chứ không phải về cấp độ. Không hề có bất cứ loài thọ tạo nào khác chia sẻ các năng lực này của Đức Chúa Trời.
9. Giáo lý về Tính Tự Hữu (The Doctrine of Aseity) khẳng định rằng Đức
Chúa Trời không bao giờ cần bất cứ sự gì. Đức Chúa Trời đã không tạo dựng con người vì cớ Ngài có cần bất cứ sự gì, vì - theo giáo lý về tính tự hữu - Ngài vốn tự có mọi sự (Sáng. 1:1-2, 26-31; 2:7-9, 15-25).
Thi. 8:3-6
“3Khi tôi nhìn xem các từng trời là công việc của ngón tay Chúa,_Mặt trăng và các ngôi sao mà Chúa đã đặt,_4Loài người là gì mà Chúa nhớ đến?_Con loài người là chi mà Chúa thăm viếng nó?_5Chúa làm người kém Đức Chúa Trời một chút,_Đội cho người sự vinh hiển và sang trọng._6Chúa ban cho người quyền cai trị công việc tay Chúa làm,_Khiến muôn vật phục dưới chân người”
Gióp 7:17-18
“17Loài người là gì mà Chúa kể là cao trọng?_Nhân sao Chúa lưu ý đến người,_18Viếng thăm người mỗi buổi sớm,_Và thử thách người mỗi lúc mỗi khi?”
1Cô. 10:31
“Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm”
1Phi. 4:11
“Ví bằng có người giảng luận, thì hãy giảng như rao lời sấm truyền của Đức Chúa Trời; nếu có kẻ làm chức gì, thì hãy làm như nhờ sức Đức Chúa Trời ban, hầu cho Đức Chúa Trời được sáng danh trong mọi sự bởi Đức Chúa Jêsus Christ; là Đấng được sự vinh hiển quyền phép đời đời vô cùng. Amen”
Rô. 8:17, 30
“17Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: Kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn là chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài… 30Còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển”
Đa. 12:3
“Những kẻ khôn sáng sẽ được rực rỡ như sự sáng trên vòng khung; và những kẻ dắt đem nhiều người về sự công bình sẽ sáng láng như các ngôi sao đời đời mãi mãi”
Êph. 1:11
“Ấy cũng là trong Ngài mà chúng ta đã nên kẻ dự phần kế nghiệp, như đã định trước cho chúng ta được điều đó, theo mạng của Đấng làm mọi sự hiệp với ý quyết đoán”
 
Nếu có một cái gì đó như là “động cơ thúc đẩy” để Đức Chúa Trời tạo dựng nên nhân loại thì “động cơ” ấy là …
1. Vì Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời Sáng Tạo.
2. Để con người có thể tôn vinh hiển cho Đức Chúa Trời.
3. Để Đức Chúa Trời chia sẻ vinh hiển của Ngài.
4. Để hoàn thành bất cứ sự gì Đức Chúa Trời đã định.
 
II. CẤU HÌNH CỦA CON NGƯỜI
 
Đức Chúa Trời đã tạo dựng con người nhưng cấu trúc đã được tạo dựng là như thế nào?
- “Người” nghĩa là gì?
- Khi người chết, việc gì xảy ra cho người?
- Liệu có một thực thể gọi là “hồn” hay không?
- Điểm phân biệt, nếu có, giữa “hồn” với “thần” là gì?
- Mối quan hệ giữa “thân” với “hồn” ra sao?
Có các sự trả lời khác nhau cho câu hỏi căn bản ấy:
1. Thuyết Nhất Nguyên (Monism)
2. Thuyết Nhị Nguyên (Dualism)
3. Việc Tạo Dựng Hồn (Creation of the Soul)
4. Hình Ảnh Thiên Thượng Trong Con Người (Imago Dei)
 
Kinh Thánh cũng sử dụng một số từ liệu chỉ về các yếu tố trong cấu trúc của con người…
 
 
(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
2_chân_nguyên_và_cấu_hình_của_con_người_.pdf
File Size: 761 kb
File Type: pdf
Download File


“TƯ BIỆN”

10/6/2022

 
Picture
“TỘI LUẬN”
(Giáo Lý Kinh Thánh Về Nhân Loại Và Tội Lỗi)
“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài;
Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời;
Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.”
​
(Sáng. 1:27)
​“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27)
 
I. VỀ TÀI LIỆU
 
Nguyên thủy, tài liệu này được dành cho Sinh Viên và Giáo Sư Chương Trình Thần Học thuộc Mục Vụ “Reclaiming The Mind”. Tài liệu này nên được sử dụng cho việc nghiên cứu cá nhân, cũng như cho việc chuẩn bị bài dạy, bài giảng, hoặc để trao đổi, thảo luận. Tài liệu có thể được trích ở bất cứ độ dài nào miễn là không làm thay đổi nội dung và phải thừa nhận tác quyền. Mọi việc in lại dầu vì mục đích nào cũng phải được sự thỏa thuận trên văn bản với Mục Vụ “Reclaiming The Mind”.
Picture
Theo chính sách của Chương Trình Thần Học thuộc Mục Vụ “Reclaiming The Mind”, Các Mục Sư và Giáo Sư được phép soạn thêm vào tài liệu theo những chừng mực có thỏa thuận của các Soạn Giả. Các Mục Sư và Giáo Sư được khuyến khích sử dụng tài liệu này vào việc giảng dạy của họ nhưng phải giữ không được thay đổi nội dung.
Ngoại trừ những trường hợp được kể rõ, Kinh Thánh được trích từ NEW AMERICAN STANDARD BIBLE, tác quyền thuộc The Lockman Foundation theo các ấn bản 1960, 1962, 1963, 1968, 1971, 1972, 1973, 1975, 1977, 1995 màtac1 giả đã được phép sử dụng.
Kinh Thánh cũng được sử dụng từ NET BIBLE, tác quyền thuộc Biblical Studies Press, L.L.C. và các Soạn Giả, các ấn bản 1997-2003.
Bản dịch Kinh Thánh New International Version, các ấn bản 1973, 178, 1984 của  International Bible Society cũng đã được sử dụng theo sự cho phép của Zondervan Publishing House.
         
II. VỀ PHẠM VI ĐỀ CẬP
 
“Loài người là gì mà Chúa nhớ đến? Con loài người là chi mà Chúa thăm viếng nó?” (Thi. 8:4)
 
Các vấn đề được đề cập trong giáo trình này như sau:
- Tại sao Đức Chúa Trời tạo dựng nên chúng ta?
- Bản thể của chúng ta là gì?
- Thân và hồn chúng ta có giống nhau không?
- Có phải chúng ta vừa có phần vật chất, vừa có phần phi vật chất hay không?
- Chúng ta có thân, hồn, và thần phải không?
- Thế nào là Hợp Thể Có Điều Kiện? (Conditional Unity)
- Thế nào là Nhị Nguyên Trí Huệ? (Gnostic Dualism)
- Hồn của chúng ta đã được tạo nên từ lúc nào và như thế nào?
- Tái sinh có nghĩa là gì?
- Được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời có nghĩa là gì?
- Cuộc Sa Ngã (The Fall) đã ảnh hưởng trên Hình Ảnh Thiên Thượng (Imago Dei) trong con người như thế nào?
- Nguyên Tội là gì?
- Cuộc Sa Ngã đã ảnh hưởng trên ý chí của chúng ta như thế nào?
- Quan điểm Pelagian là gì?
- Quan điểm  Augustinian là gì?
- Quan điểm Arminian là gì?
- Liệu chúng ta thực sự có ý chí tự do hay không?
- Tại sao chúng ta lại bị kết tội bởi sự phạm tội của người khác?
- Người nam và người nữ: Chúng ta khác nhau như thế nào?
- Quan Điểm Quân Bình là gì? (Egalitarianism)
- Quan Điểm Bổ Sung là gì? (Complementarianism)
Tất cả các vấn đề sẽ được đề cập như trên sẽ giúp cho người nghiên cứu có được một sự nhìn nhận căn bản và hợp Kinh Thánh về vấn đề tội lỗi trong nhân loại, góp phần xây dựng quan hệ cá nhân đúng đắn giữa người tin với Đức Chúa Trời.
 
(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)​
_4__hamartiology.pdf
File Size: 9394 kb
File Type: pdf
Download File


“TƯ BIỆN”

10/6/2022

 
Picture
“CÁC QUAN ĐIỂM VỀ NGUỒN GỐC NHÂN LOẠI”
(Sáng. 1:27; 2:7)
“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài;
Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời;
Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.”
(Sáng. 1:27)
​Kinh Thánh phán tỏ tường rằng “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27) nhưng không phải ai cũng tin như vậy…
 
I. CÁC QUAN ĐIỂM SAI CẦN PHẢI ĐƯỢC BÁC BỎ
 
1. Không phải Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên con người (Naturalism, Tự Nhiên Thuyết).
2. Con người là phần nối dài bất diệt của những gì vốn có trong Đức Chúa Trời (Pantheism / Panentheism, Phiếm Thần Thuyết).
3. Loài người cũng bất diệt như Đức Chúa Trời là bất diệt (Pantheism / Polytheism, Phiếm Thần Thuyết / Đa Thần Thuyết).
4. Đức Chúa Trời đã cần được sự trợ giúp từ tạo vật mới của Ngài.
5. Đức Chúa Trời cần phải có bạn đồng hành.
 
II. CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ NGUỒN GỐC NHÂN LOẠI
 
1. Thuyết Sáng Tạo Bằng Lời Phán (Fiat Creation)
Đây là quan điểm cho rằng con người đã được Đức Chúa Trời tạo dựng chỉ bằng lời phán của Ngài. Đức Chúa Trời đã phán, và con người đã hiện hữu, và Ngài đã không cần phải sử dụng bới bất cứ loại chất liệu nào. Quan điểm này được nhiều người gọi là lập trường “nihilo”, một từ liệu Latinh có nghĩa là “không từ vật gì cả” (Sv. Hê. 11:3).
2. Thuyết Tiến Hóa Tự Nhiên/Vô Thần (Naturalistic or Atheistic Evolution)
Theo thuyết này, nguồn gốc của con người chỉ là kết quả của một tiến trình tự nhiên và vĩnh viễn. Không hề có sự hiện hữu của Đấng Sáng Tạo là Đấng làm cho con người hiện hữu bằng các phương tiện siêu nhiên. Sự hiện hữu của con người là bởi một số dạng tự sinh trong giới tự nhiên (spontaneous generation). Trạng thái hiện thời của con người là kết quả của hàng triệu năm tiến hóa và của một tiến trình tự nhiên vốn có thể tạo ra chủng loại mới.
3. Thuyết Tiến Hóa Hữu Thần (Theistic Evolution)
Đức Chúa Trời đã khởi sự tiến trình tiến hóa bằng việc tạo dựng nên con người. Những người theo Thuyết Tiến Hóa Hữu Thần tin rằng tất cả mọi sinh vật đều có cùng một thỉ tổ. Theo dòng của tiến trình tiến hóa, Đức Chúa Trời từng hồi từng lúc can thiệp để giải quyết các trở ngại đối với sự tiến hóa.  
4. Thuyết Tạo Dựng Lũy Tiến (Progressive Creation)
Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên con người và các chủng loại khác theo thời gian. Những người theo Thuyết này không tin rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng thế gian trong 6 ngày (theo nghĩa đen), thay vào đó họ cho rằng Đức Chúa Trời đã mất hàng triệu năm trong việc tạo nên các loài sinh vật mới và đa dạng.
5. Thuyết Tạo Dựng Có Lịch Sử (Historic Creationism)
Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên vườn Êđen trong 6 ngày theo nghĩa đen. Phần còn lại của cuộc tạo dựng theo cách lũy tiến. Theo thuyết này, vườn Êđen chẳng qua chỉ là một sự tạo dựng nhỏ nhoi giữa một biển mênh mông các sự tiến hóa.
6. Thuyết Sáng Tạo Đủ Tuổi (Young-earth Creationism)
Theo thuyết này, trong 6 ngày Đức Chúa Trời đã tạo dựng các chủng loại phân biệt nhau. Ađam chỉ là một tạo vật độc đáo của Đức Chúa Trời cũng như các loài thọ tạo hữu thể khác mà thôi. Không hề có việc mọi loài có cùng chung thỉ tổ. Tuổi thấy được của địa cầu là tuổi đủ tức thì của nó (apparent age) - cũng như Đức Chúa Trời đã tạo dựng tuổi đủ (with age) cho các phần tạo dựng khác của Ngài - đã từng chịu ảnh hưởng của các biến động thảm khốc của Đại Hồng Thủy. Chẳng hạn, khi Đức Chúa Trời tạo dựng Ađam, Ngài tạo dựng một Ađam đủ tuổi ngay chứ không phải là một bào thai Ađam.
 
III. SAI TRẬT CỦA QUAN ĐIỂM TIẾN HÓA
 
1. Bản Thiết Kế nói lên rằng phải có Nhà Thiết Kế. Quan niệm rằng sự vật tự sinh là tin vào sự ngẫu nhiên chứ không tôn trọng sự thiết kế.
2. Không hề có bằng chứng được thẩm tra về sự bộc phát loài (macro-evolution), sự tạo ra chủng loại mới giữa vòng các chủng loại có trước.
3. Các sự đột biến (Mutations) không bộc phát ra ngoài chủng loại hiện có của nó, và một khi sự đột biến xuất hiện, nó sẽ tác hại trên chủng loại. Không hề có những sự đột biến được quan sát nào cho thấy là hữu ích cả.
4. Thuyết tiến hóa không giải đáp được cho vấn đề khác biệt về gen. Không hề có những sự đột biến tạo ra các chủng loại mới, hoặc ngay cả một cơ quan mới cho chủng loại hiện hữu cả.
5. Không hề có bằng chứng nào cho thấy được rằng Sự Tuyển Trạch Tự Nhiên (natural selection) sẽ sàng lọc để giữ lại các đột biến tốt nhất và loại bỏ đi các sự đột biến có hại. Lý Thuyết Tuyển Trạch Tự Nhiên không hề đưa ra được một sự bảo đảm nào cho sự cải thiện theo thời gian cả.
6. Có một sự thiếu thốn trầm trọng về dữ kiện, bằng chứng từ vật hóa thạch để làm sáng tỏ rằng có các giai đoạn quá độ từ một loài này sang một loài khác (transitional phases and forms).
7. Thuyết tiến hóa là một học thuyết đòi hỏi niềm tin. Thuyết này đòi hỏi phải có một sự tin quyết rằng nhờ các cơ hội ngẫu nhiên mà thể vật chất vô cơ hằng hữu (inorganic eternal matter) đã trở nên thể vật chất hữu cơ hằng hữu (inorganic eternal matter) bởi sự bộc phát tự động ngẫu nhiên (chance spontaneous combustion). Thế rồi qua thời gian, bằng đột biến và tuyển trạch tự nhiên mà sự hiện hữu phức hợp của con người xuất hiện.
 
IV. CƠ SỞ CỦA THUYẾT SÁNG TẠO ĐỦ TUỔI
 
1. Mỗi từ liệu được sử dụng trong Kinh Thánh phải được hiểu theo nghĩa đen nếu chưa tìm thấy dấu hiệu rằng cần phải được hiểu theo cách khác. Không hề có bằng chứng nào cho thấy rằng thể loại văn chương Kinh Thánh ở đây là cách nói biểu tượng về sự việc.
2. Từ liệu “ngày” bằng Tiếng Hêbơrơ là “yom”. Từ liệu này được sử dụng khoảng 1.480 lần trong Kinh Thánh Cựu Ước theo nhiều cách khác nhau. Do đó, không ai có thể chứng minh được một cách đầy thuyết phục ý nghĩa của “yom”. Từ liệu này cần phải được thông giải trong văn mạch của nó.
3. Phần lớn các Tự Điển Thuật Ngữ Hêbơrơ không đồng ý “yom” có thể được dịch như một khoảng thời gian dài,  từ liệu này được dùng theo nghĩa ngày 24 giờ. Trong Kinh Thánh, hễ khi nào “yom” với một tính từ xác định chỉ số thì ở đó phải được hiểu là ngày 24 giờ.
4. Đức Chúa Trời phán và việc sẽ được thực hiện tức thì. Không hề có một điều gì đó cho thấy phải có một tiến trình triển khai cặp theo. Cuộc sáng tạo buổi sáng thế là cuộc sáng tạo “ex nihilo”: Sự sáng tạo theo đó Đức Chúa Trời phán thì lập tức các phương diện tất yếu của vật thọ tạo bèn hiện hữu.
5. Cả 6 ngày trong Cuộc Sáng Tạo đều được nói đến với “buổi chiều và buổi mai”, đó là cách quen thuộc mà Ngũ Kinh sử dụng để nói về ngày 24 giờ.
6. Sự giảng giải về sau trong Kinh Thánh (Xuất. 20: 9-11) hỗ trợ mạnh mẽ cho cách hiểu “yom” là ngày 24 giờ.
7. Mọi vật thọ tạo được nói đến trong Sáng. 1&2 đều ở trong trạng thái trưởng thành: Cây cối, chim chóc, gia súc, và con người,… Tất cả đều được mô tả trong trạng thái trưởng thành của mỗi loài.
 
 
(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
1_các_quan_Điểm_về_nguồn_gốc_nhân_loại.pdf
File Size: 544 kb
File Type: pdf
Download File


<<Previous

    Author

    “Side-By-Side Support
    To Help God's Leaders Become As He Desires”
    ("The Coach")

    Archives

    December 2022
    November 2022
    September 2022
    August 2022
    July 2022
    June 2022
    May 2022
    April 2022

    Categories

    All

    RSS Feed

Picture
  • Tư Phong
  • Tư Niệm
  • Tư Biện
  • Tư Cách