“CÁC YẾU TỐ TRONG CẤU HÌNH NHỊ NGUYÊN CỦA CON NGƯỜI” (Sáng. 1: 27; 2: 7) “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ… Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.” (Sáng. 1:27; 2:7) “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ… Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”(Sáng. 1:27; 2:7) Kinh Thánh phán tỏ tường rằng “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27) nhưng không phải ai cũng tin như vậy và có cùng một cách hiểu giống nhau về cấu hình của con người… I. TAM TỐ: THÂN, HỒN, THẦN Thuyết Tam Tố (Trichotomy) Gk. trikha, “ba phần”, và temno, “cắt”. Đây là quan niệm cho rằng con người được cấu hình dựa trên ba phần: Thân, hồn, và thần. “Thân” Là phần vật chất “Hồn” Khả năng luận lý, Các xúc cảm, Ý chí, Trí nhớ, Cá tính, Năng lực bố trí. “Thần” “Cái nôi” của con người, phần liên hệ với Đức Chúa Trời. Những Người Ủng Hộ Clement of Alexandria, Origen, Gregory of Nyssa, Watchman Nee, Bill Gothard, C.I. Scofield. II. SỰ BIỆN HỘ CHO THUYẾT TAM TỐ II.1Thuyết Tam Tố được Kinh Thánh hậu thuẫn. 1Tê. 5:23 “Nguyền xin chính Đức Chúa Trời ban bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn, và nguyền xin tâm thần, linh hồn và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, khi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đến!” Hê. 4:12 “Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét ý định và tư tưởng trong lòng.” II.2 Chúng ta đã được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Hiểu một cách thích hợp nhất hình ảnh ấy phải được xem là có ba nhân tố. II.3 “Thần” được trình bày trong Kinh Thánh như là phần mà con người liên hệ với Đức Chúa Trời, chứ không phải như là hồn hay thân. Sáng. 2:17 “Nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết.” Êph. 2:1 “Còn anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình.” Rô. 8:10 “Vậy nếu Đấng Christ ở trong anh em, thì thân thể chết nhân cớ tội lỗi, mà thần linh sống nhân cớ sự công bình.” III. SỰ ĐÁP TRẢ ĐỐI VỚI THUYẾT TAM TỐ III.1 Kinh Thánh vẫn thường dùng các từ liệu mang tính mô tả để đề cập về các phương diện khác nhau của bản chất con người. Điều này không nhất thiết đòi hỏi phải có một sự phân chia thể tạng (constitutional division). Chẳng hạn, liệu có thể căn cứ trên Mác 12:30 để nói rằng cấu hình con người gồm có 4 phương diện hay không? Có lẽ là không. Ở đây Đức Chúa Jêsus chỉ sử dụng các từ liệu đồng nghĩa với nhau để nói về một tình yêu toàn diện mà con người phải có đối với Đức Chúa Trời. Đó là một loại tình yêu bao gồm toàn thể con người chúng ta. Các phương diện vật chất và phi vật chất của một con người phải được hợp thành một thể thống nhất để tôn hiến lên Đức Chúa Trời trong sự sùng bái và yêu thương Ngài. Mác 12:30 “Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.” III.2 Nếu quả thật là cấu hình của con người thể hiện được tính đa vị của Ba Ngôi thì mỗi yếu tố cấu thành ấy - “thân”, “hồn”, “thần” - phải là một con người riêng. Sự so sánh với Ba Ngôi là không hợp và thiếu ý nghĩa. III.3Từ liệu “chết” được sử dụng theo nghĩa đen một cách quá mức. Chết chỉ có nghĩa là chúng ta bị tách khỏi. Toàn bộ con người của chúng vốn ta đã bị cách biệt với Đức Chúa Trời vì hậu quả của Cuộc Sa Ngã. Vì vậy, toàn bộ con người của chúng ta chết chứ không phải chỉ có “thần” là chết. III. NHỊ TỐ: THÂN, HỒN/THẦN Thuyết Nhị Tố (Dichotomy) Gk. dicha, “hai phần”, và temno, “cắt”. Đây là quan niệm cho rằng con người được cấu hình dựa trên hai phần thiết yếu: Phần vật chất (“thân”), và phần phi vật chất (“hồn”/“thần”). “Thân” Là phần vật chất. “Hồn”/“Thần” “Thần” và “hồn” là hai từ liệu đồng nghĩa và được sử dụng thay thế lẫn nhau một cách rộng rãi. Các từ liệu này chỉ về các phần còn lại của con người sau khi chết. Các phần ấy thuộc về năng lực liên hệ với Đức Chúa Trời. Những Người Ủng Hộ Augustine, John Calvin, Hodge, và phần lớn các hệ phái Cơ Đốc chính thống. IV. SỰ BIỆN HỘ CHO THUYẾT NHỊ TỐ IV.1 Trừ phi Kinh Thánh dạy một cách dứt khoát về tính đa vị của phần phi vật chất của con người, phần này của con người phải được hiểu chỉ là đơn vị mà thôi. IV.2 Khi có một sự bày tỏ có vẻ tách biệt giữa “hồn” và “thần”, thì đó không thể là một sự phân biệt mang tính triết lý mà phải là một sự tách biệt thực thụ. Sự tách biệt ấy phải đạt được một sự rõ ràng như là ngày nay chúng ta nhận biết “tấm lòng” khác với “tâm trí”. Chẳng hạn, người ta vẫn bảo rằng họ có thể chấp nhận một điều nào đó bằng tâm trí, nhưng tấm lòng của họ vẫn không thể chấp nhận được. Khi nói như thế người ta không nhằm nói rằng “tấm lòng” họ có một chức năng nhận thức khác với “tâm trí” của họ, mà là nói rằng một phương diện nhất định nào đó (Vd. xúc cảm) của “tâm trí” họ không thể chấp nhận được. IV.3 Sự thống nhất diễn đạt trong quan niệm của Thuyết Nhị Tố duy trì được một sự quân bình thích hợp về giá trị và tầm quan trọng của cả hai phương diện vật chất và phi vật chất của con người. Không hề có phương diện nào trong cả hai phương diện ấy là kém giá trị hơn nhưng mỗi phương diện đều giữ một vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại của con người: Một thực thể hợp nhất, đơn giản có một sự tương tác liên tục giữa hai phương diện. Kinh Thánh có bày tỏ một quan niệm về sự thánh khiết và sự tăng trưởng cho hai phần ấy của con người (Châm. 17:22, 2Cô. 7:1). (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
Comments are closed.
|
Author“Side-By-Side Support Archives
December 2022
Categories |