REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • Tư Phong
  • Tư Niệm
  • Tư Biện
  • Tư Cách
Picture

“TƯ BIỆN”

20/6/2022

 
Picture
“LUẬN VỀ SỰ TẠO DỰNG LINH HỒN CỦA CON NGƯỜI”
(Sáng. 1:27; 2:7)
“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài;
Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ…
Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi;
thì người trở nên một loài sanh linh.
”
​
(Sáng. 1:27; 2:7)
ức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ… Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”(Sáng. 1:27; 2:7)
 
Kinh Thánh phán tỏ tường rằng “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27) nhưng không phải ai cũng tin như vậy và có cùng một cách hiểu giống nhau về cấu hình của con người…
 
I. SỰ TẠO DỰNG LINH HỒN: ĐẶT VẤN ĐỀ
 
- Linh hồn đã được tạo dựng vào lúc nào?
- Cha mẹ giữ vai trò nào, nếu có, trong việc tạo dựng linh hồn?
- Có phải là linh hồn đã được “cài” vào thân thể của chúng ta hay không? Nếu quả thật như thế thì lúc nào? Có phải tại lúc được thai dựng hay không? Hay là sau khi đã được thai dựng? Hay là vào lúc được sinh ra? Hay là vào một lúc nào đó sau khi đã được sinh ra?
- Sự tạo dựng nên linh hồn có phải là một vấn đề quan trọng không?
Thi. 139:1-17  
“1Hỡi Đức Giêhôva, Ngài đã dò xét tôi, và biết tôi._2Chúa biết khi tôi ngồi, lúc tôi đứng dậy;_Từ xa Chúa biết ý tưởng tôi._3Chúa xét nét nẻo đàng và sự nằm ngủ tôi,_Quen biết các đường lối tôi._4Vì lời chưa ở trên lưỡi tôi,_Kìa, hỡi Đức Giêhôva, Ngài đã biết trọn hết rồi._5Chúa bao phủ tôi phía sau và phía trước,_Đặt tay Chúa trên mình tôi…_6Sự tri thức dường ấy, thật diệu kỳ quá cho tôi,_Cao đến nỗi tôi không với kịp!_7Tôi sẽ đi đâu xa Thần Chúa?_Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa?_8Nếu tôi lên trời, Chúa ở tại đó,_Ví tôi nằm dưới Âm Phủ, kìa, Chúa cũng có ở đó._9Nhược bằng tôi lấy cánh hừng đông,_Bay qua ở tại cuối cùng biển,_10Tại đó tay Chúa cũng sẽ dẫn dắt tôi._Tay hữu Chúa sẽ nắm giữ tôi._11Nếu tôi nói: Sự tối tăm chắc sẽ che khuất tôi,_Ánh sáng chung quanh tôi trở nên đêm tối,_12Thì chính sự tối tăm không giấu chi khỏi Chúa,_Ban đêm soi sáng như ban ngày,_Và sự tối tăm cũng như ánh sáng cho Chúa._13Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi,_Dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi._14Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng._Công việc Chúa thật lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm._15Khi tôi được dựng nên trong nơi kín,_Chịu nắn nên cách xảo tại nơi thấp của đất,_Thì các xương cốt tôi không dấu được Chúa._16Mắt Chúa đã thấy thể chất vô hình của tôi;_Số các ngày định cho tôi,_Đã biên vào sổ Chúa trước khi chưa có một ngày trong các ngày ấy,_17Hỡi Đức Chúa Trời, các tư tưởng Chúa quí báu cho tôi thay!_Số các tư tưởng ấy thật lớn thay!”
 
II. SỰ TẠO DỰNG LINH HỒN: CÁC GIẢ THUYẾT
 
II.1 Thuyết Tiền Tại (Pre-existence Theory)
 
Thuyết này cho rằng “hồn”/“thần” của người ta là bất tử, và vì thế, “hồn”/“thần” tiền tại đối với việc tạo dựng nên “thân”. Đức Chúa Trời được cho biết là Ngài đã tạo dựng nên mọi linh hồn khi Ngài tạo dựng trời đất. Linh hồn bị trói buộc vào thân thể như một hình phạt. Bản chất tội lỗi có thể được qui cho trạng thái hiện hữu trước đó là lúc mà người ta phạm tội. 
Những Người Ủng Hộ: Origen, Delitzsch, thuyết này chưa bao giờ được các hệ phái Cơ Đốc Chính Thống hậu thuẫn.
 
II.2 Thuyết Tạo Dựng (Creation Theory)
 
Đây là thuyết cho rằng Đức Chúa Trời đích thân tạo dựng mỗi linh hồn vào lúc một cá thể được thai dựng, và rồi đặt “hồn” vào “thân”. “Hồn” nhiễm tội không phải vì sự bất toàn trong sự tạo dựng mà là vì sự tiếp xúc với tội lỗi đã được “thân”  thừa hưởng.Những Người Ủng Hộ: Grudem, Hodge, Berkhof, Calvin, những người nặng truyền thống Cải Chánh, và Công Giáo Lamã.
II.3 Thuyết Thừa Kế (Traducian Theory)

Xuất phát từ một từ liệu La Tinh là tradux, nghĩa là “thừa kế”, “chuyển giao”. Thuyết này cho rằng “hồn” được tạo dựng trong và với “thân” bởi cha mẹ. Mặc dầu Đức Chúa Trời vẫn cứ là Đấng Sáng Tạo tối cao của muôn vật nhưng Ngài đã sử dụng con người làm phương tiện trung gian.Những Người Ủng Hộ: Tertullian, Luther, và Jonathan Edwards 
III. SỰ TẠO DỰNG LINH HỒN: CÁC SỰ BIỆN BÁC
 
III.1 Các Lý Lẽ Biện Hộ Cho Thuyết Tiền Tại (Pre-existence Theory)

a. Không có một lý lẽ Kinh Thánh hay triết học nào hỗ trợ cho quan điểm này cả. 
b. Là kết quả tác động của Thuyết Nhị Nguyên Trí Huệ (Gnostic Dualism).         
III.2 Các Lý Lẽ Biện Hộ Cho Thuyết Tạo Dựng (Creation Theory)
 
a. Sự trước thuật về cuộc sáng tạo chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên “thân” từ bụi đất, còn “hồn” thì đã được tạo dựng trực tiếp từ nơi Đức Chúa Trời.Sáng. 2:7 “Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”                  b. Kinh Thánh phán cho biết thật tỏ tường rằng chính Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên “hồn”.Xa. 12:1 “Gánh nặng Lời Đức Giêhôva phán về Ysơraên. Đức Giêhôva là Đấng giương các từng trời, lập nền của đất, và tạo thần trong mình người ta, có phán như vầy.”Hê. 12:9 “Cha về phần xác sửa phạt, mà chúng ta còn kính sợ thay, huống chi Cha về phần hồn, chúng ta há chẳng nên vâng phục lắm để được sự sống sao?”                  c. Đức Chúa Jêsus đã từng trông giống hoàn toàn với chúng ta, tuy nhiên Ngài không nhiễm tội. Nếu Đức Chúa Trời không tạo dựng “hồn” người ta một cách riêng biệt thì “hồn” của Đức Chúa Jêsus đã không được chính Đức Chúa Trời tạo dựng mà là Mary (vì Ngài trông giống chúng ta hoàn toàn). Nếu quả như thế, “hồn” của Đức Chúa Jêsus cũng phải nhiễm tội như hồn của Mary. 
III.3 Các Lý Lẽ Phản Bác Thuyết Tạo Dựng (Creation Theory)

a. Lập luận của Thuyết Tạo Dựng chỉ cho thấy một chỗ dịch chưa tốt trong Bản KJV. Sự trước thuật về cuộc sáng tạo không nói về sự tạo dựng “hồn”, mà là về việc ban sự sống nói chung như phần lớn các bản dịch hiện nay đang có. Cũng tương tự như vậy khi Kinh Thánh bày tỏ về việc ban sự sống cho các loài vật.Sáng. 2:7 “Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”Sáng. 1:30“Còn các loài thú ngoài đồng, các loài chim trên trời, và các động vật khác trên mặt đất, phàm giống nào có sự sống thì Ta ban cho mọi thứ cỏ xanh đặng dùng làm đồ ăn; thì có như vậy.”
b. Cách lập luận của Thuyết Tạo Dựng đi quá trớn về vấn đề “hồn” được Đức Chúa Trời trực tiếp tạo dựng. Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo Tối Cao trên mọi sự, cả sự vật chất lẫn sự phi vật chất, nhưng như thế không có nghĩa là Ngài không thể sử dụng các phương tiện trung gian trong tiến trình tạo dựng. Nếu lập luận của Thuyết Tạo Dựng là đúng, thì sẽ cũng có nghĩa là Đức Chúa Trời trực tiếp tạo dựng “thân” mà không dùng cha mẹ như là phương tiện trung gian vì Thi. 139:13-15 nói rằng Đức Chúa Trời tạo dựng nên “thân” của chúng ta.Thi. 139:13-15“13Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi,_Dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi._14Tôi cảm tạ Chúa vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng._Công việc Chúa thật lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm._15Khi tôi được dựng nên trong nơi kín,_Chịu nắn nên cách xảo tại nơi thấp của đất,_Thì các xương cốt tôi không dấu được Chúa.”                  c. Rất có thể là Đức Chúa Jêsus không nhiễm Nguyên Tội vì “hồn” của Ngài được thừa thọ trực tiếp từ nơi Đức Chúa Cha. Điều này giúp cho thấy rõ hơn về sự cần yếu của sự giáng sinh đồng trinh. 
III.4 Các Lý Lẽ Biện Hộ Cho Thuyết Thừa Kế (Traducian Theory)
 
a. Thuyết Thừa Kế giải thích được rõ hơn về sự kế tục Nguyên Tội và về sự lưu truyền bản chất người, cả “thân” lẫn “hồn”, xuất phát từ Ađam. Không những thế, Thuyết Thừa Kế cũng đưa ra được một sự giải thích tường tận đối với sự qui tội, đồng thời đưa ra được một căn bản cho việc hiểu được tính phổ quát của tội lỗi.Mặt khác, nếu Đức Chúa Trời tạo dựng “hồn” một cách trực tiếp, và mỗi người đều được sinh ra trong tội lỗi, cả “thân” lẫn “hồn”, vậy làm thế nào mà “hồn” , vốn được Đức Chúa Trời tạo dựng trực tiếp, trở nên nhiễm tôi? Chẳng lẽ Đức Chúa Trời đã tạo dựng một “hồn” mắc tội rồi cho nhập với một “thân” mắc tội? Vậy hóa ra Đức Chúa Trời là “tác giả” của tội lỗi chứ đâu phải người ta?                  b. Nếu cho rằng người ta được ban cho năng lực để tạo ra “hồn” cũng như rõ ràng là họ tạo được “thân” thì cũng không gây ra rắc rối gì. Nếu bác bỏ điều ấy tất sẽ làm giảm mất bản chất kỳ diệu của việc tạo dựng “thân” của con người.Mặt khác, cho rằng Đức Chúa Trời phải trực tiếp tạo dựng “thân”, vì cớ con người đâu có đủ quyền năng lớn đến thế,là chứng tỏ rằng các sự giảng dạy của Thuyết Trí Huệ là đúng. Thuyết Trí Huệ cho rằng có một sự tách biệt giaữ “thân” và “hồn”, họ tin rằng “hồn” quan trọng, đoan chính, và kỳ diệu hơn “thân”. 
III.5 Các Ý Nghĩa Tích Cực Của Thuyết Thừa Kế (Traducian Theory)
 
a. Thuyết Thừa Kế tỏ ra không quá đáng bằng việc cho rằng “hồn” là phần duy nhất của con người được Đức Chúa Trời trực tiếp tạo dựng.
 
b. Thuyết Thừa Kế phù hợp được với Thuyết Hợp Thể Có Điều Kiện.
 
c. Thuyết Thừa Kế phù hợp hơn với sự hiểu biết về Nguyên Tội trong đó bảo toàn được tính liên đới của toàn nhân loại.
 
d. Rõ ràng là mỗi con người đều là con người hoàn toàn ngay tại thời điểm được thai dựng.
Nếu Đức Chúa Trời không gián tiếp tạo dựng “hồn”/“thần” qua cha mẹ, mà Ngài trực tiếp tạo dựng chúng, làm sao chúng ta biết được Ngài đặt “hồn” vào “thân” cho một người vào lúc nào? Nói cách khác, làm sao chúng ta biết được khi nào thì một “bào thai” (“thân”) trở thành một con người (có đủ “thân”, “hồn”/“thần”).
- Tại lúc được thai dựng?
- Vào một lúc nào đó sau khi được thai dựng?
- Vào lúc được sinh ra?
- Vào độ tuổi có ý thức về trách nhiệm cá nhân?
 
IV. VỀ VẤN ĐỀ HÌNH ẢNH THIÊN THƯỢNG TRONG CON NGƯỜI (IMAGO DEI) 
 
IV.1 Hình Ảnh Thiên Thượng: Đặt Vấn Đề
 
- Con người có được chân giá trị như là người mang Hình Ảnh Thiên Thượng hay không?
- Phải chăng chỉ có loài người được mang Hình Ảnh Thiên Thượng? Còn loài vật thì sao? Loài vật có Hình Ảnh Thiên Thượng hay không?
- Cuộc Sa Ngã đã đem lại sự tác động nào trên Hình Ảnh Thiên Thượng? Có phải nhân loại đã bị mất Hình Ảnh Thiên Thượng sau Cuộc Sa Ngã hay không?
- Sự thật về việc loài người được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời tác động trên cách ứng xử của chúng ta đối với nhau như thế nào?
 
Sáng. 1:26-27
“26Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình Ta và theo tượng Ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. 27Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.”
 
Thi. 8:3-8
“3Khi tôi nhìn xem các từng trời là công việc của ngón tay Chúa,_Mặt trăng và các ngôi sao mà Chúa đã đặt,_4Loài người là gì, mà Chúa nhớ đến?_Con loài người là chi, mà Chúa thăm viếng nó?_5Chúa làm người kém Đức Chúa Trời một chút,_Đội cho người sự vinh hiển và sang trọng._6Chúa ban cho người quyền cai trị công việc tay Chúa làm,_Khiến muôn vật phục dưới chân người:_7Cả loài chiên, loài bò,_Đến đỗi các thú rừng,_8Chim trời và cá biển,_Cùng phàm vật gì lội đi các lối biển.”
 
Những lời này của Kinh Thánh bày tỏ cho chúng ta biết được điều gì về ý nghĩa của việc được chính Đức Chúa Trời tạo dựng theo hình ảnh của Ngài?
 
Nói một cách vắn tắt, trong trạng thái được tạo dựng nguyên thủy, loài người phản ánh được trong một chừng mực nhất định bản chất và thuộc tính của Đức Chúa Trời. Dầu rằng trong trạng thái này loài người có một “thân” vật lý, loài người vẫn có các thuộc tính phù hợp với nhân cách, đạo đức, và tính duy linh (đời sống thuộc linh). Loài người có khả năng giao tiếp và tương tác với Đức Chúa Trời và với tha nhân ngay từ trạng thái được tạo dựng nguyên thủy.Với trạng thái uyên nguyên này, loài người có vẻ như là một thực thể “thánh thiện tiềm ẩn” (“passive holiness”) hay là “thánh thiện chưa được tôi luyện” (“untested holiness”) trong đó loài người có khả năng chọn lựa hoặc Thiện hoặc Ác. Chính một năng lực như thế giúp phân biệt loài người với tất cả các bộ phận khác trong Cuộc Sáng Tạo của Đức Chúa Trời. Năng lực này cho phép loài người chọn để hoặc kính yêu Đấng Sáng Tạo trong sự vâng lời, hoặc không kính yêu Ngài bằng sự không vâng lời.
 
Còn có điều gì khác được hàm ý trong việc được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời hay không?
 
IV.2 Hình Ảnh Thiên Thượng: Các Phương Diện
 
- Nhân Cách (Personality):  
Giống với Đức Chúa Trời, mỗi người là một thực thể riêng với sự tự thức về cá nhân mình.
- Tính Đời Đời (Eternality): 
Giống với Đức Chúa Trời, con người sẽ tồn tại cho đến đời đời.
- Tính Tương Quan (Relationality):            
Giống với Đức Chúa Trời, con người có năng lực và sự thôi thúc đối với các mối tương giao.
- Tính Duy Ý Chí (Volitionality):
Giống với Đức Chúa Trời, con người có sự tự do và năng lực để thực hiện Các Khả Năng Chọn Lựa thể theo ý chí, nguyện vọng của mình.
- Tính Duy Lý (Rationality):         
Giống với Đức Chúa Trời, con người có năng lực suy nghĩ, thẩm định, và suy gẫm đối với các khái niệm trừu tượng, chương trình cho tương lai, và về các sự kiện quá khứ, đề ra được phương hướng sống thuận lợi hơn thông qua việc giải quyết các nan đề gặp phải.
- Tính Duy Linh (Spirituality):     
Giống với Đức Chúa Trời, con người là một thực thể có phần thuộc linh, có phần phi vật chất trong cấu trúc của mình.
- Tính Hữu Thể (Physicality):       
Không giống với Đức Chúa Trời, con người có phần vật lý hay vật chất trong cấu trúc của mình. Tuy nhiên, con người giống với Đức Chúa Trời ở chỗ có các giác quan (dầu rằng các giác quan đến trực tiếp từ các cơ quan vật lý của “thân”, ví dụ như giác quan thấy, nghe,…).
- Tính Đạo Đức (Morality): 
Giống Đức Chúa Trời, con người là tạo vật vốn có đạo đức, hiểu được rằng phải có thiện, ác (dầu rằng điều ấy đã đến theo hậu quả của Cuộc Sa Ngã).
- Năng Lực Cai Quản (Dominionality):      
Giống Đức Chúa Trời, con người đã được ban cho thẩm quyền trên mọi loài tạo vật, được sử dụng mọi nguồn lực trên thế gian cho phúc lợi, sự an hưởng, và sự sinh tồn của mình.
 
IV.3 Hình Ảnh Thiên Thượng: Ảnh Hưởng Của Cuộc Sa Bại Nguyên Thủy
 
Các Khả Năng Chọn Lựa:
a. Con người vẫn còn thủ đắc hoàn toàn Hình Ảnh Thiên Thượng (imago Dei) và chỉ làm méo mó hình ảnh ấy bằng tội lỗi cá nhân mà thôi.
b. Con người đã hoàn toàn đánh mất Hình Ảnh Thiên Thượng. Hình Ảnh Thiên Thượng chỉ được phục hồi trong duy nhất Đức Chúa Jêsus mà thôi.
c. Hình Ảnh Thiên Thượng vẫn còn trong con người, nhưng đã bị phai nhạt bởi tội lỗi. Hình Ảnh Thiên Thượng chỉ có thể được phục hồi trong duy nhất Đức Chúa Jêsus mà thôi.
 
Kinh Thánh phán cho thấy rất rõ rằng Hình Ảnh Thiên Thượng vẫn còn trong con người ở một chừng mực nào đó. Hình Ảnh Thiên Thượng trong con người đã bị méo mó nhưng không mất hẳn, đã bị làm hư xấu chứ không phải bị bôi xóa hoàn toàn. (Ryrie, Grudem).
Sáng. 5:1-3
“1Đây là sách chép dòng dõi của Ađam. Ngày mà Đức Chúa Trời dựng nên loài người, thì Ngài làm nên loài người giống như Đức Chúa Trời; 2Ngài dựng nên người nam cùng người nữ, ban phước cho họ, và trong ngày đã dựng nên, đặt tên là người. 3Vả, Ađam được một trăm ba mươi tuổi, sanh một con trai giống như hình tượng mình, đặt tên là Sết.”
Sáng. 9:6
“Hễ kẻ nào làm đổ máu người, thì sẽ bị kẻ khác làm đổ máu lại; vì Đức Chúa Trời làm nên người như hình của Ngài.”
Gia. 3:8-9
“8Nhưng cái lưỡi, không ai trị phục được nó; ấy là một vật dữ người ta không thể hãm dẹp được: Đầy dẫy những chất độc giết chết. 9Bởi cái lưỡi chúng ta khen ngợi Chúa, Cha chúng ta, và cũng bởi nó chúng ta rủa sả loài người, là loài tạo theo hình ảnh Đức Chúa Trời.”
 
IV.4 Hình Ảnh Thiên Thượng: Một Bài Tập Quan Trọng
 
 
(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
6_luận_về_sự_tạo_dựng_linh_hồn_của_con_người.pdf
File Size: 528 kb
File Type: pdf
Download File



Comments are closed.

    Author

    “Side-By-Side Support
    To Help God's Leaders Become As He Desires”
    ("The Coach")

    Archives

    December 2022
    November 2022
    September 2022
    August 2022
    July 2022
    June 2022
    May 2022
    April 2022

    Categories

    All

    RSS Feed

Picture
  • Tư Phong
  • Tư Niệm
  • Tư Biện
  • Tư Cách