“NHỊ NGUYÊN LUẬN VỀ CẤU HÌNH CỦA CON NGƯỜI” (Sáng. 1: 27; 2: 7) Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ… Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.” (Sáng. 1:27; 2:7) “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ… Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”(Sáng. 1:27; 2:7) Kinh Thánh phán tỏ tường rằng “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27) nhưng không phải ai cũng tin như vậy và có cùng một cách hiểu giống nhau về cấu hình của con người… I. NHỊ NGUYÊN LUẬN (DUALISM): TRÌNH BÀY I.1. Nhị Nguyên Luận: Đặt Vấn Đề - “Người” nghĩa là gì? - Khi người chết, việc gì xảy ra cho người? - Liệu có một thực thể gọi là “hồn” hay không? - Điểm phân biệt, nếu có, giữa “hồn” với “thần” là gì? - Mối quan hệ giữa “thân” với “hồn” ra sao? I.2. Nhị Nguyên Luận: Nội Dung Thuyết Nhị Nguyên là quan niệm cho rằng, về bản chất, cấu hình của con người mang tính số nhiều, vì có một trạng thái trung gian của đời sống khi các phần bất tử của một người cứ tồn tại cho đến khi người ấy phục sinh. Các phương diện vật chất và phi vật chất của con người chịu tác động qua lại với nhau, vì thế có một mối tương liên giữa hai phần chính ấy. Những người ủng hộ tư tưởng nhị nguyên về con người: Phần đông các phái Tin Lành Chính Thống. I.3. Nhị Nguyên Luận: Phương Diện Vật Chất Của Con Người Phương diện vật chất nói về thân thể của con người. Các tham chiếu Kinh Thánh nói về thân thể bằng những từ liệu trung dung và tiêu cực. Các phân đoạn Kinh Thánh như 2Cô. 4:7 hoặc Gi. 1:14 nói về thân thể một cách trung dung. Các phân đoạn Kinh Thánh như 1Cô. 15:40-54 đề cập đến thân thể một cách tiêu cực chiếu theo hậu quả của tội lỗi khiến phải hư nát và chết. Điều quan trọng là phải chú ý rằng từ liệu “thịt” có thể được dùng để chỉ về bản chất hay trạng thái tội lỗi như trong Rô. 8:4-6. Phương diện vật chất của con người - “thịt” - là cái nôi của phương diện phi vật chất của con người gọi là “hồn” và “thần”. I.4. Nhị Nguyên Luận: Phương Diện Phi Vật Chất Của Con Người Các sự mô tả về phương diện phi vật chất của con người cũng giống với các mặt khác nhau của một viên kim cương. Mỗi sự việc góp thêm một ý nghĩa nào đó giúp chúng ta nắm bắt được bản chất tổng quát của phương diện này của con người. Dữ kiện Kinh Thánh có vẻ như khiến có một sự trùng lặp quan trọng về ý nghĩa của các từ liệu “hồn” và “thần” khiến lắm khi tạo ra sự khó khăn trong việc phân biệt chúng như hai phương diện khác nhau. Sau đây là một số các từ liệu Kinh Thánh mô tả về phương diện phi vật chất của con người: 4.1 Nhị Nguyên Luận: “Hồn” Được dùng trong các cách khác nhau sau đây: a. Toàn thể phần phi vật chất của con người (1Phi. 2:11) b. Toàn thể con người (Rô. 13:1; 1Tê. 5:23) 4.2 Nhị Nguyên Luận: “Thần” Được dùng theo 3 cách khác nhau sau đây: a. Gió (Sáng. 8:1; 2Tê. 2:8) b. Toàn thể phần phi vật chất của con người (1Cô. 5:5) c. Sự biểu lộ của đời sống thuộc linh (Ma. 5:3; 1Cô. 2:11) “Thần’ thường được đề cập trong Kinh Thánh như là bộ phận có năng lực suy gẫm về Đức Chúa Trời của con người, và ‘hồn’ như là bộ phận có liên quan đến bản ngã cùng với các chức năng khác nhau của trí năng, giác năng và ý chí” (Chafer). 4.3 Nhị Nguyên Luận: “Lòng” Được dùng trong sự mô tả về một cơ quan thực thụ của cơ thể, thế nhưng trong sự sử dụng mang tính phi vật chất thì lại chỉ về toàn thể con người, về trung tâm của xúc cảm, và về các năng lực ý chí. a. Đời sống trí tuệ (Ma. 15:19-20) b. Đời sống xúc cảm (Thi. 37:4; Rô. 9:2) c. Đời sống ý chí (Xuất. 7:23, Hê. 4:7) d. Đời sống thuộc linh (Rô. 10:9-10; Êph. 3:17) 4.4 Nhị Nguyên Luận: “Lương Tâm” Sự cảm giác bẩm sinh của nội tâm về những sự thuộc về đạo lý và về điều phải. a. Lương tâm của người chưa được cứu… a.1 Có thể giữ vai trò hướng dẫn (Rô. 2:15) a.2 Có thể chân thực (Công. 23:1) b. Lương tâm của một người đã được cứu được đánh thức bởi sự tái sinh và trở nên hoạt động và nhạy cảm hơn khi tâm trí được đổi mới. Đức Thánh Linh soi sáng cho tâm trí của người tín hữu trong việc hiểu biết và áp dụng lẽ thật của Đức Chúa Trời. Trong khi làm như thế, tâm trí của người tín hữu có được một sự cân nhắc được tăng trưởng về lẽ thật trong lương tâm của mình là điều sẽ dắt dẫn người ấy có được các quan hệ đúng đắn đối với: b.1 Nhà cầm quyền (Rô. 13:5) b.2 Người làm công (1Phi. 2:19) b.3 Anh chị em đồng đạo (1Cô. 8:7-12) b.4 Đời sống thuộc linh (Rô. 9:1-3; 2Cô. 1:12) 4.5 Nhị Nguyên Luận: “Tâm Trí” Một cơ năng gắn liền với sự suy nghĩ, phân biệt, phân tích, và hiểu biết của con người. a. Tâm trí của người chưa được cứu… a.1 Rô. 1:28 ¾ Đầy tội lỗi, ngang ngạnh, suy đồi, “không nhìn biết Đức Chúa Trời” a.2 Êph. 4:17 ¾ trống rỗng, vô ích, không có lẽ thật a.3 Tít 1:15 ¾ Dơ bẩn, bị ô nhiễm, bị làm hư hỏng a.4 2Cô. 4:4 ¾ Mù tối về lẽ thật Kinh Thánh, nhất là, sự khôn ngoan của Thập Tự Giá bị sự khôn ngoan riêng che lấp. a.5 Êph. 4:18 ¾ Bị làm cho tối tăm bởi hậu quả của tội lỗi, có khuynh hướng xa lánh khỏi những sự thánh khiết. a.6 1Cô. 2:14 ¾ Về khuynh hướng, không có khả năng nhận thức được những gì có giá trị thuộc linh. Về thái độ, những gì thực sự thuộc linh đều có vẻ ngớ ngẩn. b. Tâm trí của người đã được cứu… b.1 Về mục đích sử dụng… b.1.1 Dùng cho việc hiểu biết Lời Kinh Thánh (Lu. 24:25; 1Cô. 2:15,16) b.1.2 Dùng trong việc kính yêu Đức Chúa Trời (Ma. 22:37) b.1.3 Dùng trong việc hiểu biết ý chỉ của Đức Chúa Trời (Êph. 5:17) b.2 Các ưu tiên trong việc sử dụng tâm trí Cơ Đốc b.2.1 1Phi. 1:13 >> Sẵn sàng hành động (“bền chí như thể thắt lưng”) b.2.2 2Cô. 10:5 >> “Bắt hết các ý tưởng làm tôi vâng phục Đấng Christ” b.2.3 Phil. 4:8-9 >> Suy gẫm về những sự thánh sạch, có tiếng tốt theo sự nhìn nhận của Đức Chúa Trời. b.2.4 Rô. 12:2 >> Đổi mới trong lẽ thật. 4.6 Nhị Nguyên Luận: Sự Hư Hỏng Của “Thịt” Rô. 7:1 (Sv. Rô. 7) “Vả, chúng ta biết luật pháp là thiêng liêng; nhưng tôi là tánh xác thịt đã bị bán cho tội lỗi.” >> Nhân tính đã bị suy đồi, hư hỏng 4.7 Nhị Nguyên Luận: Biến Thể (Biến Tướng) II. NHỊ NGUYÊN LUẬN: BIỆN HỘ II.1 Trạng thái trung gian giữa lúc chết và phục sinh là một điều được dạy cách tỏ tường trong Kinh Thánh. Lu. 23:42- 43 “42Đoạn lại nói rằng: Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi! 43Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, Ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với Ta trong nơi Barađi.” 2Cô. 5:6-8 “6Vậy, chúng ta hằng đầy lòng tin cậy, và biết rằng khi chúng ta đang ở trong thân thể nầy thì xa cách Chúa - 7vì chúng ta bước đi bởi đức tin, chớ chẳng phải bởi mắt thấy - 8Vậy tôi nói, chúng ta đầy lòng tin cậy, muốn lìa bỏ thân thể nầy đặng ở cùng Chúa thì hơn.” Ma. 10:28 “Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong Địa Ngục.” Gia. 2:26 “Vả, xác chẳng có hồn thì chết, đức tin không có việc làm cũng chết như vậy.” Php. 1:23–24 “23Tôi bị ép giữa hai bề, muốn đi ở với Đấng Christ, là điều rất tốt hơn; 24nhưng tôi cứ ở trong xác thịt, ấy là sự cần hơn cho anh em.” Lu. 16:19–31 (Câu chuyện về “Người Giàu Xấu Nết Và Laxarơ”) Khải. 6:9-10 “9Khi Chiên Con mở Ấn Thứ Năm, tôi thấy dưới bàn thờ có những linh hồn của kẻ đã chịu giết vì Đạo Đức Chúa Trời và vì lời chứng họ đã làm. 10Chúng nó đều kêu lên lớn tiếng rằng:Lạy Chúa là Đấng Thánh và Chân Thật, Chúa trì hoãn xét đoán và chẳng vì huyết chúng tôi báo thù những kẻ ở trên đất cho đến chừng nào?” 1Sa. 28:11–15 (Nói về việc Samuên trở về dưới dạng của một người đã chết để nói chuyện cùng Saulơ) II.2 Kiến thức về đời sống sau sự chết là một tiên đề nhân chủng học (anthropological axiom) vốn quen thuộc với mọi người qua mọi thời. Người ta vốn nhận thức được rằng bản ngã, “cái tôi”, là một cái gì đó cao vượt hơn não bộ hoặc thân thể. Đó không thể là một điều có thể loại trừ một cách dễ dàng được. II.3 Thôi không còn tồn tại lúc chết và rồi bắt đầu hiện hữu trở lại vào kỳ phục sinh chung qui là việc Đức Chúa Trời tái tạo lại chúng ta. Vì thế cho nên lúc được phục sinh chúng ta sẽ chẳng phải thực sự là “chúng ta” nữa. Chúng ta sẽ không thực sự có bất cứ điều gì để theo đuổi ở đời sống sau sự chết vì “chúng ta” sẽ không chịu ràng buộc trong đó. Sự sống ấy của chúng ta thực ra chỉ là một bản sao của chính chúng ta ngày nay mà thôi. II.4 Có nhiều người đã từng có các kinh nghiệm của một tình trạng “gần như chết”. Có một sự nhất trí chung giữa vòng các loại kinh nghiệm này đến đỗi khó có thể dễ dàng xem nhẹ giá trị của các kinh nghiệm này (Chẳng hạn, được ở trong sự “sáng lòa”, có cảm giác trôi bồng bềnh, nghe được những điều diễn ra chung quanh xác của họ dầu rằng không còn có sự hoạt động của não bộ nữa). III. NHỊ NGUYÊN LUẬN: ĐÁP TRẢ III.1 Kinh Thánh không đề cập đến niềm hy vọng ở trạng thái trung gian của sự sống, mà là hy vọng ở sự phục sinh. Chúng ta sẽ được “trình diện” Chúa khi chúng ta phục sinh. Các linh hồn kêu khóc với Đức Chúa Trời không nhất thiết phải được hiểu theo nghĩa đen ở một mức độ cao hơn trường hợp Đức Chúa Trời phán rằng “Tiếng của máu em ngươi từ dưới đất kêu thấu đến Ta.” (Sáng. 4:10). III.2 Một sự nhận thức hay tin tưởng phổ biến không nhất thiết có nghĩa là sự ấy là chân thật. III.3 Mặc dầu thật khó mà hình dung ra và hiểu được rằng Đức Chúa Trời sẽ tái tạo lại chúng ta vào lúc phục sinh, nhưng không phải vì thế mà sự phục sinh là không có. Cũng thật khó để biết Đức Chúa Trời sẽ tái tạo lại thân thể của chúng ta như thế nào trong lúc phục sinh. Tuy vậy, những người bác bỏ Thuyết Nhất Nguyên tin rằng họ sẽ có được trở lại cùng loại thân thể như xưa. III.4 Thật khó để làm sáng tỏ các kinh nghiệm của một tình trạng “gần như chết” là điều thật mơ hồ. Nhiều sự làm chứng về loại kinh nghiệm này là phi Kinh Thánh vì cả các tín hữu lẫn những người không tin đều làm chứng là họ được ở trong một trạng thái “sáng lòa”. (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
Comments are closed.
|
Author“Side-By-Side Support Archives
December 2022
Categories |