REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • Tư Phong
  • Tư Niệm
  • Tư Biện
  • Tư Cách
Picture

“TƯ BIỆN”

18/6/2022

 
Picture
“HỢP THỂ LUẬN VỀ CẤU HÌNH NHỊ NGUYÊN CỦA CON NGƯỜI”
(Sáng. 1:27; 2:7)
“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài;
Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ…
Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người,
hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.
”
​
(Sáng. 1:27; 2:7)
“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ… Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”(Sáng. 1:27; 2:7)
 
Kinh Thánh phán tỏ tường rằng “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27) nhưng không phải ai cũng tin như vậy và có cùng một cách hiểu giống nhau về cấu hình của con người…
 
Kinh Thánh phán tỏ tường rằng “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” (Sáng. 1:27) nhưng không phải ai cũng tin như vậy và có cùng một cách hiểu giống nhau về cấu hình của con người…
 
I. THUYẾT HỢP THỂ CÓ ĐIỀU KIỆN
 
I.1 Thuyết Hợp Thể Có Điều Kiện: Mô Tả
 
Tính Đơn Nhất
Có Điều Kiện
Quan niệm này khẳng định cả về tính đơn nhất theo bản chất của phần vật chất và phần phi vật chất của con người, lẫn sự tồn tại của một trạng thái trung gian của sự sống. Một người không có một thân thể và một linh hồn, mà con người là một linh hồn và một thân thể, không riêng phần nào trong hai phần này có thể làm thành một con người hoàn chỉnh được.

Những Người
Ủng Hộ
Millard Erickson, Anthony Hoekema, Charles Sherlock. 

I.2 Thuyết Hợp Thể Có Điều Kiện: Người Chưa Được Cứu 
 
I.3 Thuyết Hợp Thể Có Điều Kiện: Người Đã Được Cứu 

II. SỰ BIỆN HỘ CHO THUYẾT HỢP THỂ CÓ ĐIỀU KIỆN
 
II.1Các lý lẽ ủng hộ cho Thuyết Nhị Tố có sức thuyết phục vì thuyết này cho rằng có một trạng thái trung gian của sự sống. Điều này xảy ra khi phần phi vật chất của con người vẫn sẽ cứ tồn tại mà không có thân thể. Do đó, Thuyết Hợp Thể Có Điều Kiện phù hợp được với các quan điểm của Thuyết Nhị Tố. Tuy nhiên, sự phân rẽ giữa các phần vật chất và phi vật chất tạo ra bởi sự chết là một sự phân rẽ không tự nhiên mà ở đó người ta mong mỏi được hiệp lại với thân thể của họ vì thân là một phần chủ chốt của nhân loại.
                  
2Cô. 5:4
“Bởi chưng chúng ta ở trong nhà tạm nầy, than thở dưới gánh nặng, vì chúng ta không cầu cho bị lột trần, song cầu cho được mặc lại, để sự gì hay chết trong chúng ta bị sự sống nuốt đi.”
                  
1Cô. 15:53-54
“53Vả, thể hay hư nát nầy phải mặc lấy sự không hay hư nát, và thể hay chết nầy phải mặc lấy sự không hay chết. 54Khi nào thể hay hư nát nầy mặc lấy sự không hay hư nát, thể hay chết nầy mặc lấy sự không hay chết, thì được ứng nghiệm lời Kinh Thánh rằng: Sự chết đã bị nuốt mất trong sự thắng.”
 
II.2 Những người chưa được cứu sẽ chịu phán xét cả con người (cả phần vật chất lẫn phần phi vật chất), vì họ cũng sẽ được sống lại. Điều này cho thấy rằng “thân” là cần thiết cho tính vẹn toàn của nhân loại, trong chừng mực ấy, sự phán xét không thể tiến hành mà lại thiếu sự hiện diện của “thân”.
 
Đa. 12:2
“Nhiều kẻ ngủ trong bụi đất sẽ thức dậy, kẻ thì để được sự sống đời đời, kẻ thì để chịu sự xấu hổ nhơ nhuốc đời đời.”
 
Gi. 5:28–29
“28Chớ lấy điều đó làm lạ; vì giờ đến, khi mọi người ở trong mồ mả nghe tiếng Ngài mà ra khỏi; 29ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán.”
 
II.3 Các lý lẽ của Thuyết Nhất Nguyên đặt sự nhấn mạnh vào niềm hy vọng của chúng ta đối với sự phục sinh là có sức thuyết phục vì cả Tân Ước lẫn Cựu Ước đếu nhấn mạnh nhiều vào sự phục sinh và vào Vương Quốc hầu đến, chứ không phải váo bất cứ trạng thái trung gian nào của đời sống trên Thiên Đàng.
 
1Tê. 4:13-17
“13Hỡi anh em, chúng tôi chẳng muốn anh em không biết về phần người đã ngủ, hầu cho anh em chớ buồn rầu như người khác không có sự trông cậy. 14Vì nếu chúng ta tin Đức Chúa Jêsus đã chết và sống lại, thì cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ đem những kẻ ngủ trong Đức Chúa Jêsus cùng đến với Ngài. 15Vả, nầy là điều mà chúng tôi nhờ lời Chúa mà rao bảo cho anh em: Chúng ta là kẻ sống, còn ở lại cho đến kỳ Chúa đến, thì sẽ không lên trước những người đã ngủ rồi. 16Vì sẽ có tiến kêu lớn và tiếng của Thiên Sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. 17Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy ở giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn. 18Thế thì, anh em hãy dùng lời đó mà yên ủi nhau.”
 
Ma. 6:9-10
“9Vậy, các ngươi hãy cầu như vầy:_Lạy Cha chúng tôi ở trên trời;_Danh Cha được thánh;10Nước Cha được đến;_Ý Cha được nên, ở đất như trời!”
 
III. Ý NGHĨA TÍCH CỰC CỦA THUYẾT HỢP THỂ CÓ ĐIỀU KIỆN
 
III.1Kinh Thánh bày tỏ cho thấy về một bản ngã được hợp nhất để chịu phán xét cũng như để được cứu chuộc. Thân thể của các tín hữu lẫn của những người không tin đều sẽ được phục sinh, tín hữu được phục sinh cho sự vinh hiển và những người không tin được phục sinh để chịu phán xét (Gi. 5:28-29, Khải. 20:5, 11-15).
 
III.2Khi loài người sa bại, Cuộc Sa Ngã diễn ra đối với cả con người chứ không phải chỉ trên một phần nào của con người mà thôi.
 
III.3Khi con người được cứu chuộc, toàn bộ con người của người ấy được cứu chuộc. “Thân” của một người phải được cứu chuộc và làm cho vinh hiển vì “thân” hiện nay của con người phải chịu sự hư nát, không phù hợp để cho con người được sống đời đời. Rốt cuộc, “thân” của các tín hữu sẽ được làm cho vinh hiển và trở nên giống với thân thể vinh hiển của Đức Chúa Jêsus (Phil. 3:20-21, Rô. 8:22, 23).
 
III.4Điều kiện vật lý của chúng ta được gắn liền một cách phức tạp với “hồn”/“thần” của chúng ta. Một khi “hồn”/“thần” của chúng ta gặp trục trặc, phải có hậu quả tức thì và trực tiếp trên “thân” của chúng ta.
 
III.5Điều kiện của “hồn” chúng ta được gắn liền một cách phức tạp với điều kiện vật lý của chúng ta. Một khi chúng ta không được khỏe mạnh, không có được sự sinh hoạt thỏa đáng, hoặc bị suy giảm trong cơ chế hóa học của cơ thể, tất nhiên “thần”/“hồn” của chúng  ta phải chịu khổ theo. 
 
IV. THUYẾT NHỊ NGUYÊN TRÍ HUỆ
 
Thuyết Nhị Nguyên Trí Huệ
(Gnostic Dualism)
Cấu hình của con người là vật lý và thuộc linh. Thân thể vật lý của con người là nặng nề, phiền phức, tạm bợ, và tù túng mà con người vẫn hằng mong mỏi được thoát khỏi những điều ấy

Những Người Ủng Hộ
Nhiều Cơ Đốc Nhân thiếu hiểu biết là những người không chịu nghiên cứu một cách thận trọng giáo lý Kinh Thánh về “Tội Luận” (Hamartiology). 
 
V. THUYẾT NHỊ NGUYÊN TRÍ HUỆ: CÁC HỆ QUẢ TIÊU CỰC
 
V.1 Trong một số trường hợp đã tạo ra một quan niệm thiếu quân bình về ý nghĩa đích thực của con người.
         
V.2 Tạo ra một cách nhìn nhận tiêu cực về các vui thú vật chất như thể là các quà tặng được Đức Chúa Trời ban cho (nhục dục, sự ăn uống,…).
 
V.3 Khiến cho người ta nghĩ rằng đời này không có ý nghĩa gì.
 
V.4 Làm giảm mất giá trị của phần vật chất bằng cách xem phần ấy là thứ yếu so với phần thuộc linh.
 
V.5Làm cho người ta thất vọng về bản chất của sự tồn tại đời đời của họ. 
 

(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
5_hợp_thể_luận_về_cấu_hình_của_con_người.pdf
File Size: 505 kb
File Type: pdf
Download File



Comments are closed.

    Author

    “Side-By-Side Support
    To Help God's Leaders Become As He Desires”
    ("The Coach")

    Archives

    December 2022
    November 2022
    September 2022
    August 2022
    July 2022
    June 2022
    May 2022
    April 2022

    Categories

    All

    RSS Feed

Picture
  • Tư Phong
  • Tư Niệm
  • Tư Biện
  • Tư Cách