“(4.3)_TÂM HỒN CAO THƯỢNG: YẾU TỐ” (Lu. 6:43-44) “Đời sống thịnh vượng thật là đời sống giàu kỹ năng sống các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho đời sống được biến đổi ngày càng giống Chúa nhiều hơn thể hiện ra qua một năng lực sống rất tích cực trên mọi phương diện sống.” I. KINH THÁNH “43Cây sanh trái xấu không phải là cây tốt, cây sanh trái tốt không phải là cây xấu; 44vì hễ xem trái thì biết cây. Người ta không hái được trái vả nơi bụi gai, hay là hái trái nho nơi chòm kinh cước.” (Lu. 6:43-44) II. GIẢI NGHĨA 1. Tính cách của một người sẽ quyết định hành vi của người ấy (Lu. 6:43) (1) “trái xấu”: Gr. καρπός σαπρός [karpos sapros] > “hành vi xấu trong đời sống” (2) “cây tốt”: Gr. δένδρον καλός [dendron kalos] > “tính cách tốt của đời sống” (3) “tính cách” (“cây”) là gì? “3Nào những thế thôi, nhưng chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, 4sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy.” (Rô. 5:3-4) - “sự rèn tập”: Gr. δοκιμή [dokime] > “tính cách” “tính cách là phẩm chất trí tuệ và tinh thần của một người giúp nhận thức được đặc điểm của người ấy.” “Trong anh em có người nào khôn ngoan thông sáng chăng? Hãy lấy cách ăn ở tốt của mình mà bày tỏ việc mình làm bởi khôn ngoan nhu mì mà ra.” (Gia. 3:13) 2. Phải nhờ hành vi của một người để có thể hiểu tính cách của người ấy (Lu. 6:44a) (1) “trái”: Gr. καρπός [karpos] > “hành vi, công việc trong đời sống của một người” (2) “biết”: Gr. γινώσκω [ginosko] > “hiểu được, nhận thức được” (3) “cây”: Gr. δένδρον [dendron] > “đặc trưng của đời sống của một người” “Có lẽ nào một cái suối kia, đồng một mạch mà ra cả nước ngọt và nước đắng sao?” (Gia. 3:11) 3. Không thể kỳ vọng hành vi tốt ở một người có tính cách xấu được (Lu. 6:44b) (1) “trái vả”, “trái nho”: Gr. σῦκον [sukon], σταφυλή [staphule] > “tính cách tốt, đáng trọng” (2) “bụi gai”, “chòm kinh cước”: Gr. ἄκανθα [akantha], βάτος [batos] > “đời sống, hành vi xấu, đáng chê” “Hỡi anh em, cây vả có ra trái ôlive được, cây nho có ra trái vả được chăng? Mạch nước mặn cũng không có thể chảy ra nước ngọt được nữa.” (Gia. 3:12) III. ÁP DỤNG 1. Phải chú ý về hành vi để biết thực trạng của tâm hồn mình! “Cây sanh trái xấu không phải là cây tốt, cây sanh trái tốt không phải là cây xấu” (Lu. 6:43) 2. Phải cẩn thận về tính cách để nuôi giữ tâm hồn mình! “Vì hễ xem trái thì biết cây.” (Lu. 6:44a) 3. Tâm hồn cao thượng nhờ tính cách cao thượng! “Người ta không hái được trái vả nơi bụi gai, hay là hái trái nho nơi chòm kinh cước.” (Lu. 6:44b) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
Comments are closed.
|
Author“Side-By-Side Support Archives
March 2023
Categories |