“PHẢI SỐNG HIỆP THÔNG” (1Gi. 1:3-4; Sv. 1-4) “Chúng tôi lấy điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em, hầu cho anh em cũng được giao thông với chúng tôi. Vả, chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng tôi viết những điều đó cho anh em, hầu cho sự vui mừng của chúng tôi được đầy dẫy.” (1Gi. 1:3-4; Sv. 1-4) Sự hiệp thông Cơ Đốc là sự giao ngộ giữa một người đã được cứu với Đức Chúa Trời và với những người đã được cứu khác; đó chính là sự thông công Cơ Đốc…
Kinh Thánh: “3Chúng tôi lấy điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em, hầu cho anh em cũng được giao thông với chúng tôi. Vả, chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ. 4Chúng tôi viết những điều đó cho anh em, hầu cho sự vui mừng của chúng tôi được đầy dẫy.” (1Gi. 1:3-4; Sv. 1-4) Sẽ không có sự thông công Cơ Đốc hợp Kinh Thánh khi chưa có sự hiệp thông chân thực với Đức Chúa Trời… Câu Gốc: “Chúng tôi lấy điều đã thấy và nghe mà truyền cho anh em, hầu cho anh em được giao thông với chúng tôi. Vả, chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ.” (1Gi. 1:3) I. GIẢI NGHĨA “Chúng tôi lấy điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em, hầu cho anh em cũng được giao thông với chúng tôi. Vả, chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ.” (1Gi. 1:3) 1. Sự hiệp thông là nội dung vừa chính yếu vừa bao trùm cho đời sống Cơ Đốc của Cơ Đốc Nhân (1Gi. 1:3) (1) “Chúng tôi lấy điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em…” (C. 3a) - “đã thấy đã nghe” điều gì? + “Lời Sự Sống” (1Gi. 1:1): Đạo và Bản Thể Của Đạo (Gi. 1:14) - “sự sống đời đời” (1Gi. 1:2): Sự hiệp thông với Đức Chúa Trời trong và qua Đức Chúa Jêsus Christ theo Kinh Thánh (Sv. Gi. 17:3) - “truyền”: Gr. ἀπαγγέλλω [apaggello] >> “làm cho tỏ tường” (2) “hầu cho anh em được giao thông với chúng tôi…” (C. 3b) - “giao thông”: Gr. κοινωνία [koinonia] >> “nhập vào và liên kết lại” (3) “Vả, chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ” (C. 3c) - “vẫn được”; Gr. καί [kai] >> “và cũng có” - “với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài”: Gr. καί [kai] >> “và cũng là” (Sv. Gi. 10:30; 17:3) “Còn ai thấy Ta, là thấy Đấng đã sai Ta đến.” (Gi. 12:45; Sv. Gi. 14:9) 2. Sự hiệp thông Cơ Đốc chỉ trọn vẹn trong sự hiệp thông với chính Đức Chúa Trời (1Gi. 1:4) (1) “viết những điều đó cho anh em” (C. 4a) - “viết”: Gr. γράφω [grapho] >> “trình bày” - “điều đó” là điều gì? Là sự hiệp thông trong Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ (Sv. 1Gi. 1:3c) (2) “sự vui mừng của chúng tôi” (C. 4b) - “sự vui mừng”: Gr. χαρά [chara] >> “sự thỏa mãn và sung sướng” - “sự vui mừng của chúng tôi” là gì? + Là kết quả của sự hiệp thông trong Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ (Sv. 1Gi. 1:3c) + Là kết quả của sự hiệp thông giữa “Gốc Nho_nhánh nho” (Sv. Gi. 15:1-11) (3) “đầy dẫy”: Gr. πληρόω [pleroo] >> “trọn vẹn” II. ÁP DỤNG “Chúng tôi viết những điều đó cho anh em, hầu cho sự vui mừng của chúng tôi được đầy dẫy.” (1Gi. 1:4) 1. Phải có mối hiệp thông với tha nhân trong sự sống đời đời của Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ theo Kinh Thánh (C. 3) “Chúng tôi lấy điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em, hầu cho anh em cũng được giao thông với chúng tôi. Vả, chúng tôi vẫn được giao thông với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ.” (1Gi. 1:3) 2. Phải giữ sự hiệp thông với tha nhân bằng chính sự hiệp thông với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ theo Kinh Thánh (C. 4) “Chúng tôi viết những điều đó cho anh em, hầu cho sự vui mừng của chúng tôi được đầy dẫy.” (1Gi. 1:4) (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) Comments are closed.
|
Author“Side-By-Side Support Archives
March 2023
Categories |