“VỀ VẤN ĐỀ THẦN TÍNH CỦA ĐẤNG CHRIST” (1Phi. 3:15) “Hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình. Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em, song phải hiền hòa và kính sợ.” (1Phi. 3:15) Kinh Thánh phán cho biết rằng chỉ các giáo sư giả mới đưa ra những sự giảng dạy phủ nhận Thần Tính của Đức Chúa Jêsus Christ, tức dạy rằng Ngài không phải là Đức Chúa Trời: “1Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ tin cậy mọi thần, nhưng hãy thử cho biết các thần có phải đến bởi Đức Chúa Trời chăng; vì có nhiều tiên tri giả đã hiện ra trong thiên hạ. 2Bởi điều nầy, hãy nhận biết Thánh Linh của Đức Chúa Trời: Phàm thần nào xưng Đức Chúa Jêsus Christ lấy xác thịt mà ra đời, thần đó là bởi Đức Chúa Trời; 3còn thần nào không xưng Đức Chúa Jêsus, chẳng phải bởi Đức Chúa Trời. Đó là thần của Kẻ địch lại Đấng Christ, mà các con đã nghe rằng hầu đến, và hiện nay đã ở trong thế gian rồi. 4Hỡi các con cái bé mọn, phần các con, là thuộc về Đức Chúa Trời, đã thắng được họ rồi, vì Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian. 5Họ thuộc về thế gian, cho nên nói theo như thế gian, và người thế gian nghe họ. 6Chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời: ai nhìn biết Đức Chúa Trời thì nghe chúng ta; còn ai chẳng hề thuộc về Đức Chúa Trời, thì chẳng nghe chúng ta. Ấy bởi đó chúng ta nhìn biết thần chân thật và thần sai lầm” (1Gi. 4:1-6) Để khỏi mắc mưu gian của các giáo sư giả, cách đơn giản nhất mà cũng là hợp lẽ duy nhất là hãy tra xem Kinh Thánh phán gì về Thần Tính của Ngài… Thứ Nhất, Kinh Thánh Phán Về Ngài Bằng Các Danh Xưng Chỉ Định Về Thần Tính Thiên Thượng Chỉ Duy Nhất Thuộc Về Đức Chúa Trời: “Emmanuên” (Ês. 7:14, Sv. Ma. 1:23). “Đấng Trước Hết Và Là Đấng Sau Cùng” (Khải. 1:17; 22:13). “Đức Chúa Trời” (Thi. 102:24-27, Sv. Hê. 1:10-13; Gi. 1:1; 20:28; Rô. 9:5; 1Gi. 5:20-21). “Đức Chúa Trời Và Đức Chúa Jêsus” (2Phi. 1:1). “Đức Chúa Trời Lớn Và Cứu Chúa” (Tít 2:13). “Đấng Thánh Và Đấng Công Bình” (Công. 3:14). “Chúa Của Các Chúa Vua Của Các Vua” (Khải. 17:14). “Chúa” (Thi. 110:1 Sv. Ma. 22:42-45; Ês. 40:3 Sv. Ma. 3:3; Công. 20:28). “Đức Giêhôva Vạn Quân” (Ês. 8:13-14; 1Phi. 2:8). “Chúa Tôi Và Đức Chúa Trời Tôi” (Gi. 20:28). “Chúa Của Loài Người” (Công. 10:36; Rô. 10:12). “Đức Chúa Trời Quyền Năng” (Isa 9:6 [C. 5 VNTT.]). “Con Một Đến Từ Nơi Cha” (Gi. 1:14, 18; 3:16, 18; 1Gi. 4:9). “Con Đức Chúa Trời” (Ma. 26:63-67; Mác 1:1; 15:39; 1Cô. 1:9; 2Cô. 1:19; Gal. 2:20; Êph. 4:13; Hê. 1:2; 2Phi. 1:17; 1Gi. 1:2-3; 3:23; 5:10, 12-13, 20), “Con Người” (Đa. 7:13-14; Ma. 11:19; 12:8). Thứ Hai, Ngài Được Kinh Thánh Gọi Bằng Các Danh Xưng Thiên Thượng Chỉ Dành Cho Đức Chúa Trời: “Đức Giêhôva”, “Đức Chúa Trời” (Ês. 40:3 Sv. Ma. 3:3). “Vua Vinh Hiển”, “Chúa Vinh Hiển” (Thi. 24:7, 10; 1Cô. 2:8; Gia. 2:1). “Đức Giêhôva Sự Công Bình Chúng Ta” (Giê. 23:5-6 Sv. 1Cô. 1:30), “Đấng Chí Cao Trổi Cao Hơn Cả Trái Đất” (Thi. 97:9; Gi. 3:31), “Đầu Tiên Và Cuối Cùng” “Đấng Trước Hết Và Là Đấng Sau Cùng” (Ês. 44:6 Sv. Khải. 1:17; Ês. 48:12-16 Sv. Khải. 22:13). “Đức Giêhôva Vạn Quân” (Xa. 13:7 Sv. Php. 2:6). “Đức Giêhôva Vạn Quân” (Ês. 6:1-3 Sv. Gi. 12:41; Ês. 8:13-14 Sv. 1Phi. 2:8). “Chúa” (Thi. 110:1 Sv. Ma. 22:42-45). “Chúa Giêhôva Đấng Chăn Bầy”, “Đấng Chăn Chiên Lớn” (Ês. 40:10-11; Heb 13:20). “Đức Giêhôva Đấng Dựng Nên Muôn Vật” (Châm. 16:4; Sv. Côl. 1:16). “Chúa Là Sứ Giả Giao Ước” (Mal. 3:1 Sv. Lu. 7:27). “Chúa (Giêhôva)” (Giôên 2:32 Sv. 1Cô. 1:2). Thứ Ba, Kinh Thánh Kể Ngài Là Đồng Đẳng Với Đức Chúa Trời: Về tính tiền tại đời đời và về công nghiệp sáng tạo (Thi. 102:24-27 Sv. Hê. 1:8, 10-12). Về quyền tể trị tối cao (Ês. 9:6). Về tính vĩ đại (Ôs. 1:7 Sv. Tít 2:13). Về tính tối cao (Rô. 9:5). Về quyền phán xét (Truyền. 12:14 Sv. 1Cô. 4:5; 2Cô. 5:10; 2Ti. 4:1). Về sự ở cùng trong loài người (Ês. 7:14 Sv. Ma. 1:23). Về quyền làm Chúa đối với cả thế gian (Đa. 10:17 Sv. Khải. 1:5; 17:14). Về đức thánh khiết và công nghĩa (1Sa. 2:2 Sv. Công. 3:14). Về quyền làm Chúa trên Thiên Đàng (1Cô. 15:47). Về quyền làm Chúa đối với ngày Sabát (Sáng. 2:3 Sv. Ma 12:8). Về quyền làm Chúa đối với mọi sự (Công. 10:36 Sv. Rô. 10:11-13). Về chức phận Con của Đức Chúa Trời (Ma. 26:63-67). Về tính độc sanh bởi Đức Chúa Trời (Gi. 1:14, 18; 3:16, 18 Sv. 1Gi. 4:9). Về tính Thiên Thượng của huyết Ngài (Công. 20:28). Về tính đồng nhất với Đức Chúa Cha (Gi. 10:30, 38; 12:45; 14:7-10; 17:10). Về tính Đấng đồng đẳng với Đức Chúa Cha (Gi. 14:16 Sv. Gi. 15:26). Về tính không thể dò lường được (Châm. 30:4 Sv. Ma. 11:27). Về tính tạo dựng đối với tất cả mọi sự (Ês. 40:28 Sv. Gi. 1:3; Col 1:16). Về tính quan phòng trên tất cả mọi sự (Nê. 9:6 Sv. Côl. 1:17; Hê. 1:3). Về tính quen thuộc đối với các thánh đồ (Sáng. 17:1 Sv. Sáng. 48:15-16; 32:24-30; Ôs. 12:3-5; Quan. 6:22-24; 13:21-22; Gióp 19:25-27). Về tính đồng công đối với Đức Chúa Cha (Gi. 5:17-18, 23; 10:30, 33, 38; 12:45; 14:7-11; 17:11, 21-22). Về tính ban sai đối với Đức Thánh Linh (Gi. 14:16). Về tính đồng nhất với Chúa trong Cựu Ước (Gi. 12:40-41 Sv. Ês. 6:8-11). Về tính đồng nhất đối với Đức Giêhôva của Cựu Ước (Gi. 19:37 Sv. Xa. 12:10). Về tính thẩm quyền đối với sự tha tội (Ma. 1:21; 9:6 Sv. Mác 2:5; Lu. 5:20; Côl. 3:13). Về quyền phong lập Sứ Đồ (Gal. 1:1). Về tính đồng đẳng trong qui thức chúc phước (Rô. 1:7; 1Cô. 1:3; 2Cô. 1:2; Gal. 1:3; Êph. 1:2; 6:23-24; 1Tê. 1:1; 3:11; 2Tê. 1:1-2; 2:16-17; 2Ti. 1:2). Về tính thủ đắc mọi quyền phép của Đức Chúa Trời (Ma. 28:17-18). Về tính tự hữu đối với bản chất của Đức Chúa Trời (Gi. 1:1-2; 1Gi. 1:1). Về quyền chung thẩm mà chỉ Đức Chúa Trời mới có (2Cô. 5:10). Thứ Tư, Kinh Thánh Cho Thấy Các Sự Làm Chứng Về Thần Tính Của Ngài: Bởi Đức Chúa Cha (Gi. 5:32, 34, 37; 6:27; 8:18; Công. 13:33; 1Gi. 5:9). Tại lúc Ngài chịu báptêm (Ma. 3:16-17; Mác 1:11; Lu. 3:22). Tại lúc Ngài hóa hình (Ma. 17:5; Mác 9:7; Lu. 9:35; 2Phi. 1:17). Bởi chính Ngài (Gi. 5:18, 31, 36; 8:18, 42; 10:33, 36, 38; 12:45; 14:11-13; 16:27-28; 17:5, 8, 24-25; 19:7). Cho Sứ Đồ Phierơ và các môn đồ khác (Ma. 16:16-17; Mác 8:29-30; Lu. 9:20-21). Cho người Do Thái Giáo (Ma. 22:43-44; Gi. 5:23; 10:30, 33, 36, 38; 12:45). Cho các môn đồ của Ngài (Gi. 16:27-28). Bởi người mù được chữa lành (Gi. 9:35-37). Cho Philíp (Gi. 14:7-11, 20). Cho Caiphe (Ma. 26:63-64; Mác 14:61-62; Lu. 22:67-70). Cho Philát (Gi. 18:36-37; 1Ti 6:13). Bởi các Thiên Sứ cho Giôsép (Ma. 1:23). Cho Mari (Lu. 1:32, 35). Bởi Giăng Báptít (Gi. 1:29-34; 5:33). Bởi Sứ Đồ Giăng (Gi. 1:14, 18; 13:3; 1Gi. 2:22-24). Bởi các môn đồ (Gi. 16:30). Bởi Sứ Đồ Phaolô (Công. 9:20). Bởi Trước Giả sách Hêbơrơ (Hê. 11:26). Bởi cả Kinh Thánh (Gi. 5:39). Bởi Thôma (Gi. 20:28). Bởi các tà linh (Ma. 8:29; Mác 1:23-24; 3:11; 5:6-7; Lu. 4:34, 41). Thứ Năm, Kinh Thánh Cho Biết Về Sự Tiền Tại Đời Đời Của Ngài: “Cha Đời Đời” (Ês. 9:6). “Có Trước Muôn Vật” (Gi. 1:1-2, 15; 17:5, 24; Côl. 1:17; 2Ti 1:9). “Có Từ Lúc Ban Đầu” (1Gi. 2:13). “Bởi Từ Đời Xưa, Từ Trước Vô Cùng” (Mi. 5:2). “Còn Đến Muôn Đời” (Thi. 102:24-27 Sv. Hê. 1:10-13; Thi. 110:4; Êph. 3:21; Hê. 7:16, 24-25; Khải. 5:13-14). “Đời Đời Không Hề Thay Đổi” (Heb 13:8). Thứ Sáu, Kinh Thánh Cho Biết Về Sự Tôn Vinh Hiển Của Ngài: Như Đấng Mêsia (Thi. 2:8-9; 68:18 Sv. Êph. 4:8). Như Đấng tối thượng (Ma. 26:64 Sv. Mác 16:19; Lu. 22:69; 24:26; Gi. 7:39; Công. 2:33-34; 3:20-21; 7:55-56; Rô. 8:17, 34; Êph. 1:20-22; 4:10; Côl. 3:1; 1Ti. 3:16; Hê. 1:3; 10:12-13; 12:2; 1Phi. 3:22; Khải. 3:21). Như Chúa của cả trời đất (Php. 2:9-11 Sv. Côl. 2:15). Như Cứu Chúa (Công. 5:31). Như Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm (Hê. 4:10, 14; 6:20; 7:26; 8:1; 9:24). Thứ Bảy, Kinh Thánh Cho Thấy Ngài Tự Chứng Rằng Mình Là Đức Chúa Trời Và Các Sứ Đồ Cũng Kể Ngài Là Đức Chúa Trời: Chính Ngài (Ma. 11:29; 20:28; Mác 10:43-45; Lu. 22:26-27; Gi. 10:4; 13:13-15, 34; 17:14, 18, 21-22; Khải. 3:21). Sứ Đồ Phaolô (Rô. 8:29; 13:14; 15:2-7; 2Cô. 4:10; 8:9; 10:1; Gal. 3:27; 6:2; Êph. 4:13, 15, 24; 5:2; 6:9; Php. 2:5-8; Côl. 3:10-11, 13; 1Tê. 1:6). Các Sứ Đồ Khác (Hê. 3:1; 12:2-4; 1Phi. 1:15; 2:21-24; 3:17-18; 1Gi. 2:6; 3:1-3, 16; 4:17). Ngoài các giáo sư giả ra, cũng nên để ý rằng nếu như không ai có thể giúp cho một người học Lớp Một giải được phương trình bậc ba thì, tương tự như vậy, cũng chẳng ai có thể giúp cho những người không biết gì về Thần Học Kinh Thánh hiểu ra được những Giáo Lý Kinh Thánh về Đức Chúa Jêsus Christ (“Cứu Thế Luận”, Christology) được đâu. Đối với những người như thế thì dầu rằng không nhất thiết phải biện luận với họ nhưng chúng ta phải nhất thiết tránh không được để cho họ mê hoặc! (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
Comments are closed.
|
Author“Side-By-Side Support Archives
December 2022
Categories |