9_(III.3)_“SỐNG THEO ĐỨC TIN LÀ SỐNG ĐỂ LÀM ĐẸP Ý ĐỨC CHÚA TRỜI” “Đời sống theo đức tin là đời sống luôn luôn tích cực trong trách vụ của bản thân đối với Đức Chúa Trời để luôn luôn nhắm đến việc làm đẹp ý Ngài.” (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
![]()
![]()
8_(III.2)_“SỐNG THEO ĐỨC TIN LÀ SỐNG TRONG TIN LÀNH “Người có đức tin là người đã được cứu khỏi thân phận tội đồ để sống đời sống môn đồ của Đức Chúa Jêsus Christ theo tin lành của Ngài cho nên chính Tin Lành Của Đức Chúa Jêsus Christ là môi trường sống để môn đồ của Ngài sống đời sống biến đổi cho thấy đức tin cứu rỗi và đức tin thực hành của họ!” (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
![]()
![]()
1_(1.1)_“PHẢI BIẾT ĐIỀU PHẢI” “Phải biết điều gì là phải thể theo bản chất của sự vật vì năng lực sống đúng đến từ nhận thức đúng và nhận thức chỉ đúng nếu cái bản chất được nhận thức.” (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
![]()
![]()
7_(III.1)_“Sống Theo Đức Tin Là Sống Trên Địa Vị Công Bình” “Sống theo luật pháp là không sống trên địa vị công bình vì đời sống công bình là đời sống trong và qua Đức Chúa Jêsus Christ bởi đức tin; chính vì thế mà sống theo đức tin là sống trên địa vị công bình!” (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
![]()
![]()
“Trước hết phải chịu nghe sự giảng giải về đạo với lòng trong sạch, cao thượng; sau đó phải nhờ kinh thánh để xét đoán điều gì là đáng tin để làm theo.” (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) 6_(II.3)_ “ĐỨC TIN PHẢI LÀ ĐỨC TIN HOÀN TOÀN PHÙ HỢP VỚI KINH THÁNH” ![]()
![]()
![]()
5_(II.2)_“ĐỨC TIN PHẢI LÀ ĐỨC TIN ĐƯỢC MINH THỊ QUA VIỆC LÀM” “Đức tin thật luôn được minh thị bằng việc làm thật và việc làm thật luôn có tác dụng minh thị cho đức tin thật.” (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
![]()
![]()
4_(II.1)_ĐỨC TIN PHẢI LÀ ĐỨC TIN TRONG VÀ QUA ĐỨC CHÚA TRỜI NHẬP THỂ “Đức tin cũng cần phải được phân biệt thật giả vì mọi sự giảng dạy có vi phạm đến thần tính của Đức Chúa Jêsus Christ đều là sai trật và đức tin thật là đức tin nơi Đức Chúa Trời trong và qua Đức Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời nhập thể thành người.” (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
![]()
![]()
(26)_“PHẢI SỐNG KẾT ƯỚC” “Làm tôi hai chủ là điều không thể làm được vì sẽ dẫn đến tình trạng bất trung, làm tôi hai chủ cũng là điều không được phép làm vì sự bất trung là một điều đáng gớm ghiếc; là Cơ Đốc Nhân chúng ta phải kết ước tận trung theo Chúa, không được làm tôi hai chủ!” (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
![]()
![]()
(25)_“PHẢI SỐNG HY SINH” “Việc theo Chúa có bản chất là một cuộc hy sinh để tận hiến trọn đời sống mình cho Chúa; vì vậy, sự cao nhất trong đời sống người theo Chúa là chức phận được giao chứ không phải là các lợi ích ích kỷ của bản thân.” (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
![]()
![]()
“Đức tin của Đức Chúa Trời đến với người được cứu từ chính Đức Chúa Trời là Đấng phán qua Lời đã phán của Ngài trong Kinh Thánh.” (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) 3_(I.3)_ĐỨC TIN ĐẾN BỞI LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI ![]()
![]()
![]()
2_(I.2)_“ĐỨC TIN LÀ ĐIỀU KIỆN PHẢI CÓ ĐỂ ĐƯỢC SỰ CỨU RỖI” “Chúng ta được cứu là duy nhất nhờ đức tin nơi Đức Chúa Trời trong và qua Đức Chúa Jêsus Christ cho nên không có việc công đức và sự tự mãn trong sự cứu rỗi và chính là qua Đức Chúa Jêsus Christ mà người được cứu được định mạng để sống cho đẹp ý Đức Chúa Trời.” (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
![]()
![]()
(24)_“PHẢI SỐNG BIẾN ĐỔI” Đích điểm của đời sống Cơ Đốc là Cơ Đốc Nhân phải biến đổi thành con người mới theo ý chỉ của Đức Chúa Trời mà điều then chốt là phải quyết tâm từ bỏ đời sống cũ. (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
![]()
![]()
1_(I.1)_“ĐỨC TIN LÀ ĐIỀU KIỆN PHẢI CÓ ĐỂ ĐẾN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI” "Đức tin là chứng cớ của sự cứu rỗi trên đời sống Cơ Đốc Nhân và sự toàn tín đối với Đức Chúa Trời là chứng cớ của đức tin của họ đối với Ngài; thiếu đức tin là không có gì cả!" (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
![]()
![]()
(23)_“PHẢI SỐNG TẬN HIẾN” Cơ Đốc Nhân chúng ta đã được thoát ách nô lệ cho tội lỗi, được định cho cuộc tận hiến cho sự công bình của Đức Chúa Trời cho nên phận sự của chúng ta là phải tận hiến cả đời sống mình cho sự công bình và sự nên thánh.” (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
![]()
![]()
(1)_“ĐỂ XẬY DỰNG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN” Đây chỉ là phần giới thiệu để giải thích về cấu trúc của loạt bài học về đức tin theo Kinh Thánh gồm có sáu phần với tổng số mười tám bài học. "Đời sống đức tin theo Kinh Thánh là đời sống giỏi tuân theo các nguyên tắc Kinh Thánh hầu cho ngày càng trở nên giống với Đức Chúa Trời nhiều hơn và tôn vinh hiển Ngài nhiều hơn." (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
![]()
![]()
18_(VI.3) “PHẢI SINH HOẠT VÌ HỘI THÁNH” “Cơ Đốc Nhân chúng ta phải có phận sự thi hành ân tứ thuộc linh được Đức Chúa Trời ban vì Hội Thánh của Ngài và cũng phải vì Hội Thánh của Ngài mà phục vụ cách tận tụy như là cách để tôn vinh hiển cho Ngài.” (Rev. Đoàn Nhật Tân, Ph.D.) ![]()
![]()
![]()
17_(VI.2) “PHẢI SINH HOẠT CHO HỘI THÁNH” “Cơ Đốc Nhân chúng ta sinh hoạt trong Hội Thánh là để gây dựng cho Hội Thánh qua việc gây dựng lẫn nhau cùng với việc thi hành mọi phận sự đối với Hội Thánh!” (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
![]()
![]()
(22)_“PHẢI TRÁNH SỰ GIẢNG DẠY SAI TRÁI” “Mọi sự giảng dạy sai trái đều không hiệp với lẽ thật Kinh Thánh và luôn lôi cuốn người ta xa rời Chúa, chúng có đặc điểm là sự cứng lòng và liều lĩnh đối với lẽ thật của Đức Chúa Trời nhằm thỏa mãn ý riêng và lợi dụng người nghe cho lợi ích riêng.” (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
![]()
![]()
16_(VI.1) “PHẢI SINH HOẠT TRONG HỘI THÁNH” “Cơ Đốc Nhân chúng ta phải giữ sự sinh hoạt hợp Kinh Thánh và theo tình yêu thương trong Hội Thánh để cùng nhau gây dựng lẫn nhau.” (Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD) ![]()
![]()
![]()
“Cơ Đốc Nhân chúng ta là công cụ của Đức Chúa Trời trong thế gian để minh thị cho mỹ đức và ơn thương xót của Ngài.” (Rev. Đoàn Nhật Tân, Ph.D.) 15_(V.3) “PHẢI LÀM CÔNG CỤ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CHO THẾ GIAN” ![]()
![]()
![]()
“Hiện tượng phấn hưng có thể bị cường điệu bởi xúc cảm, sự cuồng tín, sự thần cảm giả mạo, hoặc bất cứ thứ gì của tính xác thịt; chỉ duy nhất sự phấn hưng được dựa trên và được thúc đẩy theo các giáo lý Kinh Thánh hợp Kinh Thánh là sự phấn hưng thật, đẹp ý Đức Chúa Trời. Vì vậy mà ‘Giáo Lý Vấn Đáp’ hoàn toàn có thể góp phần tích cực cho sự phấn hưng thật.” (Paul Washer - Director of HeartCry Missionary Society) “GIÁO LÝ VẤN ĐÁP” “Giáo Lý Vấn Đáp” xuất xứ từ Tiếng Hy Lạp có nghĩa là “dạy giáo lý theo cách truyền miệng”. Về căn bản, “Giáo Lý Vấn Đáp” là cách dạy giáo lý Kinh Thánh qua việc “hỏi” (H.) và “đáp” (Đ.). “Giáo Lý Vấn Đáp” tỏ ra rất hữu hiệu trong việc tập ghi nhớ giáo lý Kinh Thánh căn bản. Dầu vậy, tùy theo cấp độ thông giải và tuyên giảng, “Giáo Lý Vấn Đáp” giúp phát triển các sự nội kiến thuộc linh về giáo lý Kinh Thánh ở mọi mức độ từ sơ cấp cho đến cao cấp. Không phải chỉ tân tín hữu mới cần “Giáo Lý Vấn Đáp” mà tất cả mọi Cơ Đốc Nhân đều phải thành thạo “Giáo Lý Vấn Đáp” và sự thật là chức trách càng cao thì càng phải thông thạo “Giáo Lý Vấn Đáp”! Theo Paul Washer (Director of HeartCry Missionary Society, 2012 Conference Speaker), “Hiện tượng phấn hưng có thể bị cường điệu bởi xúc cảm, sự cuồng tín, sự thần cảm giả mạo, hoặc bất cứ thứ gì của tính xác thịt; chỉ duy nhất sự phấn hưng được dựa trên và được thúc đẩy theo các giáo lý Kinh Thánh hợp Kinh Thánh là sự phấn hưng thật, đẹp ý Đức Chúa Trời. Vì vậy mà ‘Giáo Lý Vấn Đáp’ hoàn toàn có thể góp phần tích cực cho sự phấn hưng thật”. Tài liệu này, “Giáo Lý Vấn Đáp - Theo Quan Điểm Tin Lành Báp Tít” (The Baptist Catechism 1689), là một tài liệu giáo lý có tính kinh điển của Phong Trào Báp Tít từ những năm 1689 khi “Tuyên Xưng Đức Tin London Thứ Nhì 1689” (The Second London Confession of Faith 1689) ra đời. ![]()
“Tuyên Xưng Đức Tin Philadelphia 1742” (The Philadelphia Baptist Confession of Faith 1742) là một bản tuyên xưng có mội dung gần giống hoàn toàn với “Tuyên Xưng Đức Tin London Thứ Nhì 1689” (The Second London Confession of Faith 1689), chỉ khác là chương thứ ba mươi mốt và chương thứ ba mươi ba đã được thêm vào “Tuyên Xưng Đức Tin Philadelphia 1942”. Bản Tuyên Xưng Đức Tin Này được “Hiệp Hội Báp Tít Philadelphia” tiếp nhận làm quan điểm giáo lý Kinh Thánh chính thức của Hiệp Hội vào năm 1742 và vẫn còn được Phong Trào Báp Tít trên khắp thế giới xem như quan điểm chung cho Phong Trào cho đến ngày nay. (Rev. Đoàn Nhật Tân, Ph.D.) “TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN PHILADELPHIA 1742” (The Philadelphia Baptist Confession of Faith 1742) Thưa quí vị độc giả, Đã qua nhiều năm rồi chúng tôi cùng với biết bao Cơ Đốc Nhân đã tin và sống theo đường lối của Chúa thai nghén việc cho ra đời một bảng tuyên xưng về niềm tin chung của chúng tôi để những ai chưa hiểu cặn kẽ về các nguyên tắc căn bản của chúng tôi - là những người vẫn thường ngộ nhận về niềm tin của chúng tôi với những lập luận sai trật dầu rằng lắm người giữa vòng họ có những con người rất danh giá - có thể hiểu được về chúng tôi. Nổ lực này đã được thực hiện lần đầu tiên năm 1643 bởi một nhóm Bảy Hội Thánh họp nhau lại ở London. Kể từ đó các ấn tượng về chúng tôi được lan ra hải ngoại và các sự khởi xướng của chúng tôi đã nhận được nhiều sự phản hồi thuận lợi mà trong đó có cả những sự phản hồi từ những người xuất chúng về đạo hạnh và về tri thức. Những điều ấy đã cho thấy rằng chúng tôi là đúng đắn chứ không hề phạm bất cứ sai lầm nào về tính chính thống của giáo lý Kinh Thánh như thỉnh thoảng chúng tôi vẫn bị gán ghép. Và, xét rằng sự tuyên xưng ấy nay đã được biết đến cách rộng rãi, và cũng vì kể từ dạo ấy đến nay có nhiều người đã đi theo dường lối của sự tuyên xưng này, việc tập hợp lại những điều chúng tôi tin nhận một cách đầy đủ xem ra là một việc làm cần thiết để nêu bật các nguyên tắc vững mạnh của phẩm hạnh và niềm tin của chúng tôi cho tất cả mọi người đều biết. Đó chính là nguyên nhân cho sự ra đời ấn bản này. Và, xét rằng phương thức diễn đạt của chúng tôi có thay đổi so với trước đây - dầu rằng nội dung vẫn được giữ nguyên - chúng tôi cần phải làm sáng tỏ là vì sao chúng tôi đã thay đổi. Điều chính khiến chúng tôi quyết định thay đổi về hình thức của bảng tuyên xưng này là để giúp cho nó hữu ích nhất chứ không phải chỉ là để cho thấy chúng tôi có quan điểm khác biệt về Phép Báptêm. Chúng tôi muốn giúp ích cho việc xác lập các lẽ thật Kinh Thánh quan trọng hầu cho bước đường theo Chúa của chúng ta cứ vững vàng. Chúng tôi quan tâm nhiều nhất đến việc giúp cho mọi người sống theo Chúa cách trung tín. Chúng tôi thay đổi hình thức trong ấn bản này là nhằm giúp cho mọi người đều có được một sự lĩnh hội trọn vẹn nhất những điều mà chúng tôi đã tin nhận. Trên phương diện này chúng tôi không muốn có bất cứ sự bất toàn nào và chúng tôi quyết định giữ nội dung của bảng tuyên xưng theo đúng trật tự như trong ấn bản này. Chúng tôi muốn các Hội Thánh hiểu, tin, và sống như chúng tôi trình bày ở đây nhưng không nhất thiết phải được diễn đạt theo cùng một cách. Chúng tôi cho rằng một việc làm như thế sẽ giúp ích cho sự đồng nhất về giáo lý và cho sự đa dạng về sự đồng thuận. Trong tất cả các vấn đề giáo lý chính thống mà chúng tôi đã quảng bá rộng rãi qua bảng tuyên xưng này thay mặt cho mọi tín hữu Tin Lành khắp nơi trên thế giới chúng tôi luôn cố gắng giữ gìn tính trong sáng của từ ngữ mà chúng tôi sử dụng để những gì chúng tôi viết được nhất trí với Lời Kinh Thánh. Bằng những nổ lực như vậy chúng tôi bảy tỏ công khai sự nhất trí giáo lý cao độ của chúng tôi với mọi tín hữu Tin Lành. Tất nhiên là cũng có một số từ ngữ được thêm vào hay được bớt ra, cũng có một số từ ngữ được thay đổi trên một chừng mực nào đó nhưng tất cả các sự chỉnh sửa ấy không hề làm biến dạng nội dung giáo lý của bảng tuyên xưng nguyên thủy khiến cho những gì chúng tôi tin nhận trở nên mơ hồ. Về những gì chúng tôi vẫn còn dị biệt đối với các tín hữu khác thì chúng tôi đã trình bày ra theo một cách chân tình với sự ước mong rằng sẽ không có bất cứ một sự đố kỵ cũng như ngộ nhận nào cả. Dầu vậy chúng tôi luôn tuân giữ những điều tin nhận ấy trong sự nhũn nhặn và hạ mình để có thể nhường quyền tự do chọn lựa cho tất cả những ai còn dị biệt đối với chúng tôi. Chúng tôi cũng quyết định ghi chú thêm các tham chiếu Kinh Thánh có liên quan với mỗi chủ đề trong bảng tuyên xưng niềm tin này. Các tham chiếu ấy đã được chúng tôi chọn lựa sao cho rõ ràng và sát hợp nhất để tỏ cho thấy rằng chúng tôi tôn trọng thẩm quyền Kinh Thánh và mong rằng mọi độc giả của chúng tôi có cùng một thái độ thuận phục thẩm quyền Kinh Thánh như các tín hữu Bêrê ngày xưa đã tùng có. Còn một điều nữa mà chúng tôi cần phải làm rõ, ấy là qua việc làm này chúng tôi không hề có một sự ganh đua nào cả. Tất cả những gì chúng tôi kỳ vọng, thể theo nguyên tắc chân tình của chúng tôi, là chúng tôi muốn trải lòng mình ra qua các nguyên tắc Kinh Thánh được trình bày cho dầu có được có được tiếp nhận hay bị từ bỏ thì cũng vậy. Sự trình bày bảng tuyên xưng này của chúng tôi sẽ đạt được mục đích của nó nếu như các nguyên tắc Kinh Thánh mà chúng tôi tin được đoán định cách công bằng theo như ý chỉ của Chúa mà chúng tôi tin cách hết lòng rằng đó là giáo lý Kinh Thánh của Ngài cho chúng tôi tin và sống. Chúng tôi cũng mong sao các sự bất đồng giáo lý với bảng tuyên xưng này sẽ không bị đánh thức để rồi sẽ chỉ có một sự quan tâm duy nhất là mọi tín hữu đề sẽ sống theo Chúa cách yêu thương hết lòng, hạ mình hết lòng, nên thánh trên mọi phương diện trong tâm tình kính yêu Chúa đến nỗi Tin Lành được nhận thấy qua đời sống của họ, tôn qui vinh hiển về Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Và, chúng tôi cũng mong rằng giữa thời kỳ sa bại ngày nay chúng ta sẽ chẳng dùng một hơi thở nào của chúng ta để than phiền về điều ác cả mà sẽ cứ sửa soạn tấm lòng mỗi người chúng ta ngay từ trong gia đình của chúng ta để sống noi gương sáng về đời sống tin kính, tạo ra được ảnh hưởng trên nhiều người với ước ao là sẽ không có ai bị lầm lạc mà đời đổi khỏi sự kính yêu Đức Chúa Trời nhưng cứ bền đỗ sống theo những Lẽ Thật mà họ đã tin nhận. Trong thời đại chúng ta đang sống quả thật là có một tình trạng suy tàn tôn giáo đang diễn ra mà chúng ta không thể làm gì để cứu vãn cho hiệu quả hơn là ra sức uốn nắn lại nền nếp lễ bái từ trong gia đình để tạo ra sự thay đổi tin kính từ các thành viên gia đình của chúng ta. Trong cương vị phụ huynh của chúng ta, phận sự khẩn cấp mà chúng ta phải hoàn thành là không được để cho sự bất kính và tinh thần thế tục từ ngoài đời thâm nhập vào trong gia đình của chúng ta nhờ việc chúng ta tận tụy dạy dỗ con cái mình biết sống theo sự tin kính ngay từ khi chúng còn thơ ấu. Chúng ta không sao có thể hoàn thành được phận sự nghiêm túc ấy mà lại không chăm chỉ giáo dưỡng cho con em mình các mệnh lệnh của Đức Chúa Trời theo cách vấn đáp để xác lập những điều ấy trên tấm lòng của chúng khiến cho chúng được dầm thấm trong Lời của Ngài trong Kinh Thánh. Việc để mất dần nền nếp cầu nguyện, thờ phượng, và thi hành các nghĩa vụ tôn giáo ngay từ trong gia đình sẽ khiến cho trẻ quen dần với một lối sống quên lãng đối với nghĩa vụ tôn giáo và rồi sẽ trở nên coi thường đời sống tin kính và tôn giáo của mình. Tất nhiên điều ấy sẽ không là cớ bào chữa cho sự mù tối thuộc linh của bất cứ ai nhưng có lẽ là những ai vốn có vận hội để xác lập nền nếp tin kính trong gia đình mà lại bỏ qua thì gánh nặng của họ sẽ trở nên lớn hơn. Nếu như ngay từ trong gia đình chúng ta biết lấy giáo lý Kinh Thánh làm chuẩn mực cho phẩm hạnh và hành vi cho tất cả mọi người thì cho dầu có ai đó có bỏ qua cơ hội cứu rỗi chăng nữa chúng ta cũng đã xong về trách nhiệm gây dựng cho họ. Sự chuyên tâm của Cơ Đốc Nhân trên phương diện sốt sắng về nghĩa vụ tôn giáo sẽ giúp họ thoát khỏi một tình trạng đáng buồn cho họ trong tương lai vào Ngày Của Chúa dầu rằng hiện nay họ có vẻ là những con người bề thế, khả kính. Đến đây, lời cầu nguyện chân thành của chúng tôi là cầu xin Ba Ngôi Đức Chúa Trời với mọi Ân Điển của Ngài cùng với Ân Điển về Đức Thánh Linh ở cùng trong đời sống của chúng ta dùng tuyên xưng niềm tin này, cùng với nền nếp tin kính thực hành thường xuyên khiến cho đời sống của tất cả chúng ta trở nên hữu ích cho sự vinh hiển của Ngài trong tất cả mọi sự qua Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta! ![]()
“Đời sống và chức trách của Cơ Đốc Nhân chúng ta phải phản ánh được tiêu chuẩn sống của Ngài cho cả thế gian: Không theo tiếng gọi bất khiết của thế gian mà dốc lòng theo đuổi ý muốn thánh khiết của Đức Chúa Trời.” (Rev. Đoàn Nhật Tân, Ph.D.) 14_(V.2) “PHẢI LÀM TIÊU CHUẨN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CHO THẾ GIAN” ![]()
![]()
![]()
“Mệnh lệnh Kinh Thánh cho Cơ Đốc Nhân là họ phải tránh sự thông đồng với tội lỗi bằng việc không dung dưỡng các tín hữu không chịu từ bỏ tội lỗi và đây là một mệnh lệnh phải được thi hành cách chặt chẽ để ngăn chặn ảnh hưởng tà ác trên Hội Thánh.” (Rev. Đoàn Nhật Tân, Ph.D.) (21)_“PHẢI TRÁNH THÔNG ĐỒNG VỚI TỘI LỖI” ![]()
![]()
![]()
“Chức phận làm đại biểu của Đức Chúa Trời trong thế gian nói về việc Cơ Đốc Nhân phải trong sáng về đời sống và thẳng ngay về chức trách để thể hiện Đấng Christ ra hầu giúp thuận lợi cho việc rao Tin Lành cứu rỗi.” (Rev. Đoàn Nhật Tân, Ph.D.) 13_(V.1) “PHẢI LÀM ĐẠI BIỂU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG THẾ GIAN” ![]()
![]()
![]()
|