REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“TRÍ THỨC RỞM!”

13/9/2018

 
Picture

“Hỡi Timôthê, hãy giữ lấy sự giao phó đã nấy cho con, tránh những lời hư không phàm tục và những sự cãi lẽ bằng tri thức ngụy xưng là tri thức.” (1Ti. 6:20)
... Đọc bài của “trí thức rởm” chỉ thấy tởm chứ không có được chút nội kiến nào, không có được sự chứng giải gì; quả thật là thua hẳn khi nghe những người bị chửi là hay chửi “chửi” vì ít nhất thì khi nghe họ "chửi" mình cũng được “ngộ ra” hoặc được “nhắc nhớ” về một điều gì đó trong hiện thực!
Thật quả như Lời Kinh Thánh đã phán, bên kia là những "lời hư không phàm tục"  và bên này là "những sự cãi lẽ bằng tri thức ngụy xưng là tri thức". Điều đáng nói là hạng người bị khinh là "thất học" lắm khi lại không "thất cách" (失格) theo những cách rất đáng thất vọng (失望) cho bằng hạng "trí thức rởm" (hạng mà Kinh Thánh gọi sự hiểu biết của họ là "tri thức ngụy xưng là tri thức", Gr. ψευδώνυμος [pseudonumos])!

(Rev. Đoàn Nhật Tân, Ph.D.)

Ngày nay chẳng mấy khi còn được nghe người ta nói đến tiếng “rởm” mà thay vào đó người ta thường dùng tiếng “dỏm” nhiều hơn. Trước đây, tiếng “rởm” có liên quan đến khái niệm “khó coi”, “không phù hợp”; ngày nay, tiếng “dỏm” thường được dùng theo một cách có liên quan đến khái niệm “không thật”, “giả mạo”.
 
Kinh Thánh có một từ liệu Hy Lạp có thể đảm nhiệm được cho vai trò của cả “rởm” lẫn “dỏm” mà bản dịch Kinh Thánh 1924 gọi là “ngụy xưng”:
 
“Hỡi Timôthê, hãy giữ lấy sự giao phó đã nấy cho con, tránh những lời hư không phàm tục và những sự cãi lẽ bằng tri thức ngụy xưng là tri thức.” (1Ti. 6:20)
 
Từ liệu Hy Lạp ấy chính là Gr. ψευδώνυμος [pseudonumos], là một tiếng được dùng như tính từ với nghĩa là “ngụy xưng”, hay “mạo xưng”.
 
Đến đây có một chút khó khăn khiến phải cần đến một chút công phu để giải cho rõ nghĩa “xưng” là gì, vì sao là “ngụy”, và “mạo” là thế nào…
 
“Xưng” (称) có nghĩa là “nhận là một cái gì đó” hay “được gọi là một cái gì đó. Khi người ta tự nhận mình là một cái gì đó thì gọi là “tự xưng” (自称), khi một người đáng được gọi là một cái gì đó hay thường được gọi là một cái gì đó thì ấy là “danh xưng” (名称). Không phải mọi “danh xưng” được dùng đều đúng với thực chất của người được gọi vì “danh xưng” có thể là do “tự xưng” (自称) là sự người ta tự nhận, hay “tục xưng” (俗称) là sự đã thành thông lệ do được nhìn nhận theo một cách nào đó và đã được nhiều người dùng thành quen rồi, hay “hoặc xưng” (或称) là sự do người ta thêm thắt, thêu dệt mà thành.
 
Nghĩa căn bản của “ngụy” (伪) là “giả”, “không có thật” chẳng hạn như “ngụy chứng” (伪证) là chứng cứ giả mạo; theo nghĩa rộng, “ngụy” có thể được hiểu là “thiếu thực chất”, “không có chính nghĩa” chẳng hạn như “ngụy quân” (伪军).
 
Nghĩa căn bản của “mạo” (冒) cũng là “giả”, “không có thật” chẳng hạn như “mạo nhận” (冒認) là tự nhận một sự gì đó mà mình vốn không có, “mạo danh” (冒名) là lấy cho mình một danh xưng mà mình không xứng với danh xưng ấy.
 
Khi dùng “ngụy” (伪) sự hàm ý là để che đậy, một khi sự hàm ý là để đánh lừa thi người ta hay dùng “mạo” (冒) chứ không dùng “ngụy”.
 
Khi một người không xứng với học hàm “tiến sĩ” mà được gọi là “tiến sĩ” thì rất có thể ấy là sự “tự xưng” (自称), “hoặc xưng” (或称), hay là “tục xưng” (俗称). Cho dầu là “tự xưng” (自称), “hoặc xưng” (或称), hay là “tục xưng” (俗称) tất cả đều là “ngụy xưng” (伪称), “mạo xưng” (冒称) vì ấy chỉ là "hữu danh vô thực" (有名無實) tức là “có tiếng mà không có miếng”.
 
Khi một người không xứng với học vị “giáo sư” mà được gọi là “giáo sư” thì rất có thể ấy là sự “tự xưng” (自称), “hoặc xưng” (或称), hay là “tục xưng” (俗称). Cho dầu là “tự xưng” (自称), “hoặc xưng” (或称), hay là “tục xưng” (俗称) tất cả đều là “ngụy xưng” (伪称), “mạo xưng” (冒称) vì ấy chỉ là "hữu danh vô thực" (有名無實) tức là “có tiếng mà không có miếng”.
 
Dân đen thấp cổ, bé miệng luôn luôn bị thất thế thành uất ức cứ mở miệng ra là chửi - lắm khi chửi một cách thô tục nặng nề rất khó nghe - không thể chấp thuận được nhưng cũng phải chấp nhận và lắm khi cũng có thể chấp nhận được. Thế nhưng những bậc trí giả hoặc thức giả có danh xưng là “tiến sĩ”, “giáo sư” viết một bài không thành bài vì không thể hiểu cái “abstract” (“lời tóm tắt”, “ý tóm tắt” của một bài viết, luận văn, công trình nghiên cứu) của nó là gì mà cũng được gọi là “phản biện” thì thật đáng chê và phải gọi hạng người ấy là “trí thức rởm” (hay “dỏm” cũng được)!
 
Đọc bài của “trí thức rởm” chỉ thấy tởm chứ không có được chút nội kiến nào, không có được sự chứng giải gì; quả thật là thua hẳn khi nghe những người bị chửi là hay chửi “chửi” vì ít nhất thì khi nghe họ "chửi" mình cũng được “ngộ ra” hoặc được “nhắc nhớ” về một điều gì đó trong hiện thực!

Thật quả như Lời Kinh Thánh đã phán, bên kia là những "lời hư không phàm tục"  và bên này là "những sự cãi lẽ bằng tri thức ngụy xưng là tri thức". Điều đáng nói là hạng người bị khinh là "thất học" lắm khi lại không "thất cách" (失格) theo những cách rất đáng thất vọng (失望) cho bằng hạng "trí thức rởm" (hạng mà Kinh Thánh gọi sự hiểu biết của họ là "tri thức ngụy xưng là tri thức", Gr. ψευδώνυμος [pseudonumos])!

Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân