REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân

“SỬ TÍCH & SỬ LUẬN”

27/12/2019

 
Picture
“…Lời vàng ngọc rành rành trong sử sách, nhưng, những kẻ say sưa với cuộc tranh hùng, chỉ nhìn chăm chăm vào cổ đối phương để vung gươm lên chém,
​có ai ngó ngàng gì tới sử sách đâu…”
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)
DI CHÚC CỦA MẠC NGỌC LIỄN
Sau khi Mạc Mậu Hợp bị bắt và bị giết, tôn thất nhà Mạc, có người thì theo về với Nam Triều, có người thì chạy trốn sang tận đất Long Châu (Trung Quốc) và thỉnh thoảng lại đem quân về cướp bóc, có người mai danh ẩn tích để chờ thời.
 
Tháng Ba năm 1593, Mạc Ngọc Liễn bí mật lên vùng rừng núi Đông Bắc, dò tìm được Đôn Hậu Vương là Mạc Kính Cung (con của Mạc Kính Điển). Mạc Ngọc Liễn liền tôn Mạc Kính Cung lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Càn Thống. Dư đảng họ Mạc nghe tin này liền kéo nhau theo về. Vùng Đông Bắc lại thêm một phen binh lửa. Tháng Hai năm 1594, Mạc Ngọc Liễn bị đánh thua, phải chạy sang Tư Minh (Trung Quốc), xin làm bề tôi của nhà Minh, còn Mạc Kính Cung thì chạy đến Long Châu (Trung Quốc). Nhờ được sự trợ giúp của các quan biên ải nhà Minh, Mạc Ngọc Liễn và Mạc Kính Cung thỉnh thoảng lại đem quân về cướp phá, quấy nhiễu.
 
Ngày hai tháng Bảy năm 1594, Mạc Ngọc Liễn bị bệnh mà mất, các con của Mạc Ngọc Liễn chạy sang với Mạc Kính Cung. Trước khi mất, Mạc Ngọc Liễn có để lại lời di chúc cho con cái và cho Mạc Kính Cung. Sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư (Bản Kỉ Tục Biên, Quyển XVII, Tờ 48b) chép về lời di chúc của Mạc Ngọc Liễn như sau:
 
"Khi Ngọc Liễn sắp lâm chung, có di chúc để lại, khuyên Mạc Kính Cung rằng: Nay, khí vận nhà Mạc đã cạn, họ Lê hưng phục, đó là bởi số trời đã định. Dân chúng vô tội mà mắc phải nạn binh đao, thật không nỡ! Bọn ta nên lánh ra nước ngoài, chứa uy và nuôi sức, chịu khuất để chờ thời, đợi khi nào mệnh trời tái hiện mới có thể hành động nổi. Lấy sức chọi sức là điều hoàn toàn không nên. Hai con hổ tranh nhau tất phải có một con bị thương, chẳng nên việc gì cả. Nay, nếu thấy quân họ tới thì nên tránh, chớ nên đánh nhau, cẩn thận giữ mình là hơn cả. Cuối cùng, chớ nên mời người Minh vào trong nước ta, khiến cho dân phải lầm than đau khổ. Đó là tội lớn, không có gì so được".
 
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VI, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân