REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

"SỬ TÍCH & SỬ LUẬN"

12/6/2019

 
Picture
“…Nguyễn Thường quả là bậc cao tăng khả kính.
Nhà sư được tôn phong chức Tăng Phó, luôn có dịp hầu cận, vậy mà chẳng hề nịnh vua, đại đức trung chính của bậc nhập thế là đấy chăng?
Thân dẫu thoát tục tu hành mà lòng sư vẫn canh cánh nỗi lo cho dân cho nước, hồng đức từ bi là đấy chăng?
Bình tĩnh khuyên can vua, lời sâu sắc mà dễ hiểu, dễ thấm, ý thẳng thắn mà vẫn chứa chan lòng nhân hậu, bậc mẫn tuệ là đấy chăng?...”
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)

​“LỜI CAN GIÁN CỦA TĂNG PHÓ NGUYỄN THƯỜNG”

“Trước thời Lý Cao Tông, triều Lý đã bắt đầu tàn tạ, đổ nát và từ thời Lý Cao Tông (1175 - 1210) trở đi, sự tàn tạ và đổ nát ấy càng diễn ra với một quy mô và một tốc độ lớn hơn. Mặc dù vậy, vua Lý Cao Tông vẫn hoang chơi vô độ, khiến cho dân tình khốn khổ, thế nước suy yếu. Nhiều bậc ưu thời mẫn thế lấy đó làm mối quan tâm hàng đầu. Song, người dám thẳng thắn can vua lại quá hiếm hoi. Chính vì lẽ đó mà lời can gián của nhà sư Nguyễn Thường trở nên rất đáng chú ý. Bấy giờ, nhà sư Nguyễn Thường được cử giữ chức Tăng Phó nên sử vẫn chép là Tăng Phó Nguyễn Thường. Sách Đại Việt Sử Lược (Quyển III, Tờ 14a) viết:

‘Mùa Đông, tháng Mười, vua ngự ra Hành Cung Hải Thanh. Đêm nào Vua cũng sai nhạc công gẩy đàn bà lỗ, hát khúc hát theo điệu Chiêm Thành, tiếng nghe rất ai oán thảm thiết, tả hữu đều rơi nước mắt. Tăng phó Nguyễn Thường can Vua rằng:

- Tôi thấy bài tựa Kinh Thi có nói, âm nhạc của nước loạn (có lẽ là thời loạn mới đúng - ND) nghe như oán, như giận vì chính sự sai trái; âm nhạc của nước bị mất nghe như thương như nhớ vì dân nước ấy khốn cùng. Nay Chúa thượng rong chơi vô độ, để giáo hóa lìa tan, chính sự sai trái, dân tình buồn khổ đến thế là cùng. Ngày nay mà lại nghe âm nhạc đó, ấy là điềm thời loạn nước mất, tôi biết chuyến này về, xa giá tất không ngự ra cung ấy nữa.

Sau, trong nước đại loạn, quả y như lời Sư nói’.”
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập II, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân