REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“SỬ TÍCH & SỬ LUẬN”

24/11/2019

 
Picture
“Việc giết Lê Lăng tỏ cho thấy con người của Lê Thánh Tông quả thật rất đáng sợ:
Không ưa người vẫn cứ dùng người lại còn biết ban ân và truyền dụ để thị uy chứ không phải để bố đức.
​Với một con người như Lê Thánh Tông, Lê Lăng không thể không bị giết được!”
(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
THÁI ÚY LÊ LĂNG BỊ GIẾT
“Lê Lăng là con của Lê Triện. Lê Triện theo Lê Lợi xướng nghĩa ở Lam Sơn, từng lập được nhiều công lao. Năm 1427, ông hi sinh ở ngoại thành thành Đông Quan, không có may mắn được chứng kiến ngày vui đại định.
 
Trong giai đoạn cuối của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lăng đã là một vị tướng trẻ, lập được khá nhiều chiến công. Sau, ông làm quan trải ba đời vua là Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông. Khi Lê Nghi Dân nổi loạn thí nghịch, Lê Lăng cùng với nhiều bậc đại thần khác đã hợp mưu giết chết Lê Nghi Dân. Lê Nghi Dân bị giết rồi, ông có ý định đưa Cung Vương Lê Khắc Xương lên ngôi, nhưng các bậc đại thần khác mà đứng đầu là Nguyễn Xí lại không bằng lòng. Họ cùng tôn lập Hoàng Tử Lê Tư Thành lên làm Hoàng Đế. Đó là Lê Thánh Tông. Lê Lăng không phản đối, nhưng ý định ban đầu của ông, sau chẳng hiểu sao lại truyền đến tai Lê Thánh Tông, khiến cho Lê Thánh Tông không vừa lòng. Tuy nhiên, vị vua trẻ tuổi này tỏ ra rất khôn ngoan, chẳng những không bộc lộ sự bất bình mà còn phong cho Lê Lăng làm Thái Úy, luôn ca ngợi công lao diệt loạn Lê Nghi Dân mà Lê Lăng đã lập được. Rất tiếc là Lê Lăng không ý thức được vấn đề tế nhị này nên đã làm cho nhà vua ngầm nuôi mối hận đối với Lê Lăng. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Chính Biên, Quyển XIX, Tờ 21) chép rằng:
 
‘Cùng các đại thần giết được đảng nghịch xong rồi, Lê Lăng bàn nên lập Cung Vương Khắc Xương, nhưng Lê Xí (tức Nguyễn Xí - ND) đã không bằng lòng, họ đón lập nhà vua (chỉ Lê Thánh Tông - ND). Nhà vua nghe biết việc ấy, có ý để bụng không ưa. Đến khi (nhà vua) lên ngôi, Lăng vì là công thần, được giúp việc chính sự. Nhưng tính Lăng thẳng thắn, bộc trực, khiến Vua đôi khi cũng nể ngại, bèn thỉnh thoảng lại sai Nguyễn Lỗi đem bạc lạng đến tặng cho Lăng, lại còn dụ bảo rằng:
 
- Nhà ngươi phải cẩn thận trước sao sau vậy, phải thanh khiết công bằng. Tính khí nhà ngươi cương trực quá. Ngoài có vẻ nghiêm mà trong thì vừa nhu vừa ác. Ai ưa thì bế bồng âu yếm, ai ghét thì xô xuống đất đen, người ngoài nghe biết, lấy làm không thỏa mãn. Nhà ngươi phải sửa chữa mới được.
 
Lê Lăng được thăng dần đến chức Thái Úy. Đến đây, có người tố cáo là Lăng ngấm ngầm mưu loạn, Vua cả giận, sai giết đi, tịch thu gia sản rồi bố cáo tội trạng khắp trong ngoài cho thiên hạ biết. Mọi người đều nói Lăng bị giết oan’.”
 
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập V, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân