REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân

"SỬ TÍCH & SỬ LUẬN"

1/10/2019

 
Picture
“Vâng. ‘Phi hào kiệt chi sĩ, bất năng’. Đặng Dung ơi Đặng Dung, ta muốn noi gương Ngài…”
(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
"ĐẶNG DUNG VỚI BÀI ‘THUẬT HOÀI’"
“Tháng Hai năm Kỉ Sửu (1409) vì bất đồng ý kiến với Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, Giản Định Đế Trần Ngỗi đã giết chết cả hai vị hổ tướng anh hùng này. Sai lầm nghiêm trọng đó đã làm cho lực lượng Trần Ngỗi phải gánh chịu một tổn thất không gì bù đắp nổi. Bấy giờ, mặc dầu rất căm giận Trần Ngỗi, nhưng con của Đặng Tất là Đặng Dưng và con của Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị vẫn không từ bỏ cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Hai ông đem một bộ phận nghĩa quân về Thanh Hóa, đón một tôn thất khác của họ Trần là Trần Quý Khoáng vào Nghệ An rồi tôn Trần Quý Khoáng lên làm vua. Quý Khoáng là con của Mẫn Vương Ngạc, cháu nội của Trần Nghệ Tông và là cháu gọi Trần Ngỗi bằng chú ruột. Khi lên ngôi, Quý Khoáng lấy niên hiệu là Trùng Quang nên sử vẫn quen gọi ông là Trùng Quang Đế.

Như vậy là, một cuộc khởi nghĩa, cùng chống chung một kẻ thù, nhưng lại có đến hai vị hoàng đế họ Trần lãnh đạo, đó là biểu hiện của sự chia rẽ, của nguy cơ thất bại. Quân Minh đã triệt để lợi dụng chỗ yếu này để từng bước dập tắt hoàn toàn cuộc khởi nghĩa.

Cuối tháng Mười Một năm Quý Tị (1413) Đặng Dung bị giặc bắt giải về Trung Quốc, nhưng dọc đường, ông đã nhảy xuống sông tự tử. Sinh thời, Đặng Dung là người tài kiêm văn võ. Ông là tác giả của bài Thuật Hoài, một trong những áng hùng thi kiệt xuất của văn học dân tộc. Nay, xin theo nguyên bản chép trong Toàn Việt Thi Lục mà phiên âm và dịch nghĩa bài thơ như sau:

‘Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hừng ẩm hận đa.
Trí chủ hữu hoài phò địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.’
(Việc đời dằng dặc mà tiếc thay tuổi đã già,
Trời đất rộng lớn cùng nhập vào cuộc say ca.
Thời cơ đến, bọn hàng thịt [ngoài chợ], bọn đi câu [ngoài sông] vẫn có thể thành công dễ dàng,
Lỡ vận, người anh hùng cũng phải uống nhiều tủi hận.
Phò vua, có lòng nâng trục đất,
Rửa binh khí, tiếc là không có lối kéo sông Ngân Hà xuống.
Nợ nước chưa đền mà đầu đã sớm bạc,
Bao phen, thanh gươm Long Tuyền đem mài dưới ánh trăng.)

Về bài thơ này, Lý Tử Tấn đã có một lời bình, ngắn gọn mà vẫn đầy đủ và sâu sắc: ‘Phi hào kiệt chi sĩ, bất năng’ (nếu không phải là kẻ sĩ hào kiệt thì không thể làm nổi bài thơ này). Lời ấy có lẽ cũng đủ để thay cho mọi lời bình khác.
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập IV, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân