REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“SỬ TÍCH & SỬ LUẬN”

16/2/2020

 
Picture
“…Có mỗi một khoa thi Hương, kẻ đỗ cao nhất cũng chỉ là Cử nhân, vậy mà hỏng một cách thảm hại lại là bốn vị Tiến sĩ lừng danh:
​Lê Hy, Ngô Sách Tuân, Phan Tự Cường và Ngô Hải, nhục thay!...”
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VI, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)
“DẤU CHẤM HẾT CUỘC ĐỜI CỦA NGÔ SÁCH TUÂN”
Ngô Sách Tuân người xã Tam Sơn huyện Đông Ngàn (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), đỗ Tiến Sĩ khoa Bính Thìn (1676), làm quan thời vua Lê Hy Tông và chúa Trịnh Căn, từng được thăng tới chức Hữu Thị Lang Bộ Lại. Tháng Bảy năm Giáp Tuất (1694), Ngô Sách Tuân bị giáng làm Đô Ngự Sử. Tháng Mười Hai năm Bính Tí (1696), Ngô Sách Tuân lại phạm tội, và lần này thì ông bị giết. Chuyện này được sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Quyển XXIV, Tờ 39) chép như sau:
"Lúc ấy, (Ngô) Sách Tuân giữ chức Phó Chủ Khảo trường thi ở Thanh Hoa. Trước khi đi Thanh Hoa, (Ngô) Sách Tuân có đến yết kiến quan Tham Tụng là Lê Hy. Lê Hy bèn đem hình dáng giấy đóng quyển thi của các con mình cho (Ngô) Sách Tuân biết. Nhưng, sau vì thấy quyển thi của các con Lê Hy không được xếp vào hạng trúng cách (Ngô) Sách Tuân muốn nhân dịp này xoá mối hiềm khích với Lê Hy (tháng Bảy năm 1694, Ngô Sách Tuân tố cáo Lê Hy lén lút làm chuyện gởi gắm con là Lê Thuyên và học trò là Tô Hinh, nhưng triều đình xét thấy không đủ bằng cớ - ND), bèn lấy quyển thi của con Lê Hy đưa cho các quan giám khảo, bảo họ phê lấy đỗ. Quan Đề Điệu trường thi này là Phó Đô Ngự Sử Ngô Hải biết chuyện, có thề với (Ngô) Sách Tuân là sẽ giấu kín việc này. Nhưng, quan Tham Chính Thanh Hoa là Phan Tự Cường phát giác được, tâu lên. Triều đình giao cho các quan văn võ họp bàn, khép Ngô Sách Tuân vào tội giảo (nghĩa là bắt phải thắt cổ mà chết - ND), Ngô Hải vì không hết lòng chính trực  nên bị bãi chức, các quan giám khảo và phúc khảo đều bị phạt, còn (Phan) Tự Cường được thăng chức Thiêm Đô Ngự Sử.”
Chép xong chuyện này, các sử gia thời Nguyễn đã có Lời cẩn án rất sắc sảo như sau:
"Lê Hy làm Tể Tướng một nước, thế mà gởi gắm con mình cho viên quan giữ việc chấm thi và (Ngô) Sách Tuân xu nịnh với riêng bậc đại thần mà mình nhận lời kí thác, đặt trong phép nước mà xét thì tội hai người như nhau, vậy mà chỉ mình (Ngô) Sách Tuân bị trị còn cha con Lê Hy thì không ai xét hỏi gì đến, như thế thì còn gọi là phép nước làm sao được nữa!
Phan Tự Cường biết hạch tội (Ngô) Sách Tuân mà không.một lời nào đả động đến Lê Hy, thế thì so với người nịnh hót Lê Hy cũng chẳng hơn kém nhau bao nhiêu vậy. (Phan) Tự Cường cũng cùng một loại với (Ngô) Sách Tuân mà thôi".
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VI, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân