REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

"SỬ TÍCH & SỬ LUẬN"

3/7/2019

 
Picture
“Có người nhân chuyện này mà khen (Thượng Hoàng) Trần Thái Tông; nhưng tôi thì không!
Chỉ thương cho (Tĩnh Quốc Đại Vương) Trần Quốc Khang.
Kể ra mức độ hàm dưỡng tính tình của Trần Quôc Khang cũng khá cao thâm,
​có vì phải chịu ma chiết của cuộc đời từ khi còn được mang trong bụng mẹ mà tu tập được chăng?”
(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
CHUYỆN TRẦN QUỐC KHANG
“Trưởng Công Chúa của Lý Huệ Tông là Thuận Thiên, nguyên trước đã gả cho con trưởng của Trần Thừa là An Sinh Vương Trần Liễu. Đến năm Đinh Dậu (1237), Thuận Thiên đang có thai được ba tháng thì bị chú là Trần Thủ Độ ép phải về làm vợ của vua Trần Thái Tông (em ruột Trần Liễu), được sắc phong làm Thuận Thiên Hoàng Hậu. Em ruột của Thuận Thiên là Lý Chiêu Hoàng (Nữ hoàng duy nhất, cũng là cuối cùng của họ Lý) thì nguyên là Hoàng Hậu của Trần Thái Tông lại bị giáng làm Chiêu Thánh Công Chúa (1218 - 1278) vì lẽ... không có con, và sau đem gả cho Lê Tần.

Đứa con mà Thuận Thiên mang thai trước đó với Trần Liễu tên là Trần Quốc Khang, sau được phong làm Tĩnh Quốc Đại Vương. Kể ra chuyện này tuy cũng có chút lắt léo, nhưng dầu sao thì về danh nghĩa, Trần Quốc Khang vẫn là con trưởng của vua Trần Thái Tông. Thế nhưng, năm 1258, Trần Thái Tông lên ngôi Thượng Hoàng, truyền ngôi cho con thứ là Thái Tử Trần Hoảng (tức vua Trần Thánh Tông) chứ không phải cho con trưởng là Trần Quốc Khang.

Đời cha là Trần Liễu, vì mất vợ mà sinh ra thù oán vua Trần Thái Tông nhưng đời con là Trần Quốc Khang, mang danh con trưởng mà không được truyền ngôi cũng chẳng hề đem lòng thù hận, ngược lại, anh em vẫn rất hòa thuận với nhau. Có một chuyện thật là cảm động về sự hòa thuận này đã được sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư (Bản Kỉ, Quyển V, Tờ 32a và 32b) chép lại như sau:

‘Mùa Đông, tháng Mười (năm 1268 - ND), Vua cùng anh là Tĩnh Quốc Đại Vương Quốc Khang, cùng vui đùa trước mặt Thượng Hoàng. Thượng Hoàng lúc bấy giờ mặc áo vải bông trắng. Tĩnh Quốc múa điệu múa của người Hồ, Thượng hoàng cởi áo ban cho. Vua cũng múa điệu múa ấy để xin chiếc áo của Thượng Hoàng, Quốc Khang nói: Cái quý nhất là ngôi hoàng đế mà tôi còn không tranh với chú hai, nay đức chí tôn ban cho tôi một vật nhỏ mọn này mà chú hai cũng định lấy nốt chăng? Thượng Hoàng cả cười nói: Thế ra mày coi ngôi vua với cái áo xoàng này chẳng hơn kém gì nhau ư? Khen ngợi hồi lâu, Thượng Hoàng liền cho Tĩnh Quốc cái áo ấy’.”
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập III, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân