REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân

"SỬ TÍCH & SỬ LUẬN"

1/11/2019

 
Picture
“Phạm Mấn vừa bất tài, vừa hèn cho nên trở thành vô lễ khi có chuyện xích mích là chuyện thường.
Chỉ tiếc cho Lê Ngân là người ở địa vị cao trọng nhưng tấm lòng vẫn hẹp hòi.
​(Mà hình như khi người ta ở vào cao vị thì thường mắc hạ tâm cho nên ngày nay có vô số tên kiểu Lê Ngân đang tung hoành vô cấm kỵ, tác oai, tác quái làm khổ cho dân!)”
(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
"CHUYỆN PHẠM MẤN BỊ ĐI ĐÀY"
“Phạm Mấn sinh và mất năm nào không rõ, chỉ biết ông là người cùng làng với quan tư không là Lê Ngân. Khi Lê Lợi phát động nhân dân nổi dậy chống quân Minh, Phạm Mấn cùng về tụ nghĩa ở Lam Sơn. Nhưng rồi một thời gian sau, vì chịu không nổi gian nan, Phạm Mấn đã đầu hàng quân Minh. Lần ấy, Lê Lợi bí mật đem quân đi đánh Sách Cối (Thanh Hóa). Quân vừa tới, Phạm Mấn đã đi đầu hàng, mật báo mọi điều với quân Minh, cho nên, cuộc tiến công không thành. Sau, Lam Sơn giành được thắng lợi, cũng như nhiều người khác, Phạm Mấn được hưởng lượng khoan hồng, được về quê cũ làm ăn sinh sống.

Tháng Chín năm Giáp Dần (1434 ), Phạm Mấn tranh chấp ruộng đất với người gia nô cũ của quan tư không Lê Ngân. Trong lúc nóng giận, Phạm Mấn có nói nhiều lời bất kính, xúc phạm tới Lê Ngân. Chuyện đến tai, Lê Ngân bèn sai các quan coi việc án ngục xét xử Phạm Mấn, nhân thể, xét luôn cả tội trước kia từng đầu hàng quân Minh nữa. Án trình lên, vua Lê Thái Tông y lời, khép Phạm Mấn vào tội chém. Nhưng, đúng lúc đó, một cuộc tranh cãi giữa hai bậc đại thần đã diễn ra. Sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư (Bản Kỉ,  Quyển XI, Tờ 16a) chép rằng:
‘Quan đại tư đồ là Lê Sát nói (với Lê Ngân):

- Giờ đây, bọn ta có quyền thế, nhân đó mà báo thù người làng thì muốn sao chẳng được. Nhưng, làm vậy lỡ mai sau ta hết quyền thế, chả lẽ lại bắt con cháu chúng ta phải chịu sự báo oán hay sao?

Lê Ngân tức giận quát:

- Con cháu chúng nó còn biết gây oán, lẽ nào con cháu chúng ta lại không biết báo oán nữa hay sao?

Hai người cứ thế tranh cãi mãi. (Vua nghe) bèn giảm tội cho Phạm Mấn, bắt phải đi đày xa’.”
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập V, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân