REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân

"SỬ TÍCH & SỬ LUẬN"

7/10/2019

 
Picture
“…Trùng Quang Đế cùng Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy và nhiều bậc tướng tài giàu lòng trung nghĩa khác, đã sống một cuộc đời quả cảm,
​ngang dọc tung hoành, tỏ cho quân Minh biết thế nào là hào kiệt nước Nam…”
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)
 
"TIẾT THÁO CỦA TRÙNG QUANG ĐẾ, ĐẶNG DUNG, NGUYỄN CẢNH DỊ, VÀ NGUYỄN SÚY"
​“Tháng Chạp năm Quý Tị (1413) quân Minh đập tan hoàn toàn lực lượng của Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng. Toàn bộ các lãnh tụ của phong trào yêu nước này đều bị giặc bắt và tất cả đều đã anh dũng hi sinh. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Chính Biên, Quyển XII, Tờ 40) chép rằng:

‘Từ khi quân của Hoàng Đế Quý Khoáng thất trận, phải ẩn náu trong rừng, tàn quân không sao tập hợp lại được nữa. Cảnh Dị và Đặng Dung muốn chạy sang Tiêm La (tức Thái Lan ngày nay - ND) nhưng (Trương) Phụ đuổi theo, bắt được. Cảnh Dị mắng chửi Phụ rằng:

- Chính ta muốn giết mày, bây giờ lại bị mày bắt!

(Cảnh Dị) mắng chửi mãi không nghỉ miệng, (Trương) Phụ bèn đem giết rồi lấy gan ăn. Đế Quý Khoáng chạy sang Lão Qua (đất Lào ngày nay - ND), Nguyễn Súy chạy đến Minh Linh (Quảng Bình - ND) cũng đều bị quân Minh bắt.’

Tháng Tư năm Giáp Ngọ (1414), Trương Phụ giải Trùng Quang Đế, Đặng Dung, và Nguyễn Súy về Trung Quốc. Cũng sách trên (Tờ 41) đã chép lại việc áp giải vua tôi Trùng Quang Đế, kèm theo lời phê của các sử gia trong Quốc Sử Quán triều Nguyễn như sau:

‘Trương Phụ bắt được Hoàng Đế Quý Khoáng cùng (các bề tôi là) (Đặng) Dung, (Nguyễn) Súy, bèn dẫn quân về Đông Quan (tức Hà Nội - ND) rồi sai người đưa vua tôi Quý Khoáng về Yên Kinh (Trung Quốc - ND). Dọc đường, Hoàng đế Quý Khoáng nhảy xuống sông mà chết, (Đặng) Dung cũng nhảy theo, duy chỉ (Nguyễn) Súy bị người lính canh bắt lại. Súy bèn ngày ngày cùng người lính canh đánh cờ, dần dà làm thân, sau lấy bàn cờ đánh chết người lính canh, rồi cũng nhảy xuống sông mà chết.’

Lời phê: ‘Lúc đầu, đời Trần may mà gặp Thoát Hoan nhà Nguyên; lúc cuối, đời Trần không may mà gặp Trương Phụ nhà Minh, sự được thua hưng suy vừa do ở trời vừa do ở người. Nhưng, vua tôi biết chết theo xã tắc, làm sảng tỏ đến ngàn đời’. (Câu này ý nói Thoát Hoan kém cỏi còn Trương Phụ thì có tài. Lời phê này chưa thật thỏa đáng, tuy nhiên tôn trọng nguyên bản chúng tôi xin dịch như vậy - ND).
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập IV, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân