REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

"SỬ TÍCH & SỬ LUẬN"

18/5/2019

 
Picture
“…Chuyện kì lân lại hóa thành chuyện kì cục. Kẻ hay đàm đạo những điều mà mình không biết, hãy nên lấy đó làm gương…”
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)

​“CHUYỆN CON KỲ LÂN”

“Sách Đại Việt Sử Lược (Quyển II, Tờ 10b) cho biết là vào năm Đinh Dậu (1057), vua Lý Thánh Tông nhân bắt được hai con thú lạ, bèn sai viên ngoại lang là Mai Nguyên Thanh đem sang biếu nhà Tống, nói đại rằng đó là hai con kì lân. Sự kiện này được sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư và sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chép lại và bổ sung thêm nhiều chi tiết khá độc đáo. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Chính Biên, Quyển III, Tờ 22) viết như sau:

‘Đem con thú lạ sang tặng nhà Tống, nói gạt là con lân. Khu Mật Sứ của nhà Tống là Điền Huống nói rằng:

- Đó chỉ là con thú lạ, chứ không phải con lân.

Tư Mã Quang nói:

- Nếu quả là con lân thực mà xuất hiện không đúng lúc cũng không phải là điềm lành. Nếu là con lân giả thì chỉ tổ làm cho người phương xa cười thôi.

Thế rồi nhà Tống tặng quà và đưa tiễn rất ưu hậu, bảo sứ giả về’.”
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập II, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân