REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“SỬ TÍCH & SỬ LUẬN”

21/11/2019

 
Picture
“Nếu Lê Nghi Dân chỉ có một mình chứ không có vây cánh chi cả thì việc soán đoạt liệu có thành không?
​Thế sự nhiễu nhương luôn luôn vì có những con người lòng dạ nhiễu nhương chuyên sử dụng các chiêu bài để vụ tư lợi, thí đại cuộc cho lợi ích ích kỷ cá nhân!”
(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
LOẠN LÊ NGHI DÂN
“Lê Nghi Dân là con trưởng của vua Lê Thái Tông, do bà Dương Thị Bí sinh ra vào tháng Sáu năm 1439. Đến tháng Ba năm 1440, Lê Nghi Dân được lập làm Hoàng Thái Tử. Lúc ấy, bà Dương Thị Bí được nhà vua đặc biệt yêu quý nên sinh ra kiêu căng, bởi vậy, ai cũng ghét bà. Nhà vua thấy bà xử sự như vậy cũng không ưa liền giáng bà làm minh nghi (hàng thấp của vợ vua). Bà không sửa lỗi lại còn oán vua ra mặt. Vua Lê Thái Tông giận, cho rằng tính khí người mẹ như vậy thì con bà đẻ ra chưa chắc đã là người hiền, bên giáng bà làm thứ nhân, lại còn xuống chiếu cho khắp thiên hạ biết rằng, ngôi Thái Tử vẫn chưa định. Con bà là Lê Nghi Dân bi truất làm Lạng Sơn Vương.

Ngày chín tháng Sáu năm Tân Dậu (1441), bà Tuyên Từ Hoàng Hậu là Nguyễn Thị Anh sinh hạ Hoàng Tử Bang Cơ. Chẳng bao lâu sau, Bang Cơ được lập làm Thái Tử. Ngày bốn tháng Tám năm Nhâm Tuất (1442) vua Lê Thái Tông đột ngột qua đời. Ngày mười hai tháng Tám năm đó, Lê Bang Cơ được tôn lên ngôi vua, đó là vua Lê Nhân Tông. Ngôi vị thứ bậc của hoàng tộc đến đó kể như đã định đoạt xong. Nhưng, Lê Nghi Dân vẫn ngầm nuôi ý khác.

Ở ngoài, Lê Nghi Dân đã tập hợp được hơn một trăm thủ hạ thân tín, ở trong, Lê Nghi Dân lại có thêm viên chỉ huy vệ binh là Lê Đắc Ninh cùng với bọn Phạm Đồn, Phạm Ban và Trần Lăng làm nội ứng cho nên đêm ngày ba tháng Mười năm 1459, Lê Nghi Dân quyết định khởi sự thí vua. Đêm ấy, Lê Nghi Dân cùng bộ hạ bắc thang trèo tường và lẻn vào giết chết nhà vua. Hôm sau, Lê Nghi Dân lại giết bà Tuyên Từ Thái hậu và một số người khác, rồi tự lập làm vua, đổi niên hiệu là Thiên Hưng.

Bây giờ, các bậc đại thần như Đỗ Bí, Lê Ê, Lê Ngang, Lê Thụ... đều căm tức, bí mật bàn chuyện lật đổ Lê Nghi Dân, nhưng chẳng may mưu ấy bị lộ, họ đều bị Lê Nghi Dân giết chết. Bọn gian trá, xu nịnh được dịp tung hoành.

Ngày sáu tháng Sáu năm 1460, các bậc đại thần khác là Nguyễn Xí, Lê Lăng, Đinh Liệt, Lê Niệm, Lê Nhân Thuận, Lê Nhân Quý... cùng nhiều tướng lĩnh và quan lại khác đã đồng lòng giết được Lê Nghi Dân và bọn tòng phạm. Loạn Lê Nghi Dân đến đó là dứt. Triều thần đón Hoàng tử Lê Tư Thành (con của vua Lê Thái Tông do bà Ngô Thị Ngọc Dao sinh ra) lên ngôi. Đó là vua Lê Thánh Tông.”
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập V, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân