REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

"SỬ TÍCH & SỬ LUẬN"

28/9/2019

 
Picture
“Nhà Hồ tàn bạo quá, bị diệt cũng phải,
chỉ tiếc lòng người ly tán, có quá nhiều người đầu hàng giặc khiến cho cuộc kháng chiến chống quân Minh về sau thêm phần gian khổ.
​Mong sao người đời nay rút ra được bài học, đừng để nước yếu khiến giặc có cơ hội xâm lăng, Tổ Quốc điêu linh!”
(Rev. Đoàn Nhật Tân, PhD)
"CÁI CHẾT CỦA NGỤY THỨC, KIỀU BIỂU VÀ VỢ CHỒNG NGÔ MIỄN"
“Sau trận thảm bại vào tháng Chạp năm Bính Tuất (1406), sức đề kháng của nhà Hồ chẳng còn gì đáng kể nữa. Cha con Hồ Quý Ly đem tàn quân chạy vào Thanh Hóa. Ngày hai mươi ba tháng Tư năm Đinh Hợi (1407), quân Minh đánh vào Lỗi Giang (Thanh Hóa) và sáu ngày sau (29-4), chúng lại đánh vào cửa Điển Canh (nay thuộc Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Ở cả hai trận đánh này, tàn quân nhà Hồ đều tự tan vỡ ngay khi chưa lâm trận. Sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư (Bản Kỉ, Quyển IX, Tờ 3a) chép rằng:

‘Hai (cha con) họ Hồ định chạy đến Thâm Giang (tức sông Ngàn Sâu, Hà Tĩnh - ND), nhưng không sao đi được. Ngụy Thức xin hai cha con họ Hồ tự thiêu, ông nói:

- Nước đã sắp mất, bậc vương giả không chết bởi tay kẻ khác.

Quý Ly nghe vậy giận lắm, chém chết ông’.

Ngày năm tháng Năm năm Đinh Hợi (1407), Hồ Quý Ly bị giặc bắt ở bãi Chi Chi (nay thuộc Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Sáu ngày sau, (ngày 11-5), giặc lại bắt được Hồ Nguyên Trừng ở Kì La (Kì Anh, Hà Tĩnh). Ngày hôm sau (12-5), Hồ Hán Thương và con là Thái tử Nhuế bị bắt ở Cao Vọng (cũng thuộc Kì Anh, Hà Tĩnh). Cuộc kháng chiến của triều Hồ đến đó là hoàn toàn bị dập tắt. Không ít quan lại của triều Hồ đã đầu hàng quân Minh. Tuy nhiên, cũng có những người thà chết để giữ sạch tiết tháo chứ quyết không chịu cúi đầu quy phục. Trong số đó, nổi bật hơn cả có lẽ là Kiều Biểu và Ngô Miễn. Cũng sách trên (Tờ 3b) chép rằng:
​
‘Duy có Hành Khiển Hữu Tham Tri Chính Sự là Ngô Miễn và chức Trực Trưởng là Kiều Biểu đã nhảy xuống nước tự tử. Khi Miễn chết, vợ là Nguyễn Thị ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Chồng ta thờ Chúa, một đời ăn lộc, nay giữ tiết nghĩa mà tự tử, thế là chết rất xứng đáng, còn oán hận gì nữa? Nếu thiếp muốn sống cho qua ngày, chẳng lẽ lại không được hay sao? Nhưng, đạo vợ chồng, nghĩa vua tôi, trong chốc lát mà phụ bạc thì thiếp không nỡ nào. Chi bằng, xin được theo nhau.

Nói xong, cũng nhảy xuống nước mà tự tử.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Vợ Ngô Miễn là Nguyễn Thị không chỉ chết vì nghĩa mà thôi. Câu nói của bà cũng đủ làm lời khuyên cho đời. Vậy nên chép ra đây để nêu gương’.

Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Chính Biên, Quyển XII, Tờ 18) còn chép thêm về tình cảnh của cha con Hồ Hán Thương khi chạy đến Kì La (Hà Tĩnh) như sau:

‘Lúc hai cha con nhà Hồ (đây chỉ Hồ Hán Thương và con là Thái tử Nhuế - ND) chạy đến Kì La, có phụ lão ra bái yết, nói rằng:

- Chỗ này tên gọi là Ki Lê (nói trại chữ Kì La, mang nghĩa khác là trói người bọ Lê, tức họ Hồ vì sử vẫn chép Hồ Quý Ly là Lê Quý Ly - ND), ở trên kia có núi Thiên Cầm (nguyên nghĩa là đàn trời, song ở đây, chữ cầm được dùng với nghĩa là bắt, thiên cầm là trời bắt - ND), đấy là điềm không tốt, xin chớ lưu lại ở đây.
Hai (cha con) họ Hồ nổi giận, chém chết người phụ lão ấy. Đến giờ, quả nhiên cha con họ Hồ bị bắt ở nơi đó’.”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập IV, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân