REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân

"SỬ TÍCH & SỬ LUẬN"

12/10/2019

 
Picture
“…Bậc dốc lòng nuôi chí cả, bất chấp hiểm nguy mà làm nên đại sự nghiệp cứu nước cứu dân như Lê Lợi, cổ kim nào có được mấy người.
Cho nên, nếu trăm họ cảm phục và kính trọng Lê Lợi, rồi nhân đó mà tặng thêm cho lai lịch Lê Lợi những chi tiết li kì
​và sử gia xưa cũng viết về Lê Lợi với tấm lòng ấy, khiến cho Lê Lợi càng trở nên khác thường, thì có gì là lạ đâu…”
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)
"TRUYỀN THUYẾT VỀ LÊ LỢI"
“Tằng tổ của Lê Lợi là Lê Hối, vốn người ở thôn Như Áng. Sách Đại Việt Thông Sử (Trang 31) chép rằng: ‘Một hôm, cụ đi chơi thấy đàn chim lượn vòng quanh trên một khoảng đất dưới chân núi Lam Sơn, trông như hình một đám người tụ hội. Cụ nghĩ rằng chỗ ấy tất là nơi đất lành, bèn dời nhà đến ở đấy, rồi khai phá ruộng vườn, tự chăm lo cày cấy, được ba năm thì thành sản nghiệp, từ đấy, đời đời đều là hùng trưởng một phương’.

Lê Hối sinh ra Lê Thinh. Lê Thinh lấy bà Nguyễn Thị Quách, sinh hạ hai người con trai, con trưởng là Lê Tòng, con thứ là Lê Khoáng. Lê Khoáng kết hôn với bà Trịnh Thị Ngọc Thương, sinh hạ được ba người con trai, con trưởng là Lê Học, con thứ là Lê Trừ và con út là Lê Lợi.

Cũng sách Đại Việt Thông Sử (Trang 32) chép rằng: ‘Vua sinh giờ tí (tức từ khoảng hai mươi ba giờ đến một giờ sáng - NKT) ngày mồng sáu tháng Tám năm ất Sửu (1385), niên hiệu Xương Phù thứ chín nhà Trần, tại làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương. Nguyên trước, xứ Du Sơn, thôn Như Áng Hậu thuộc làng này (Chủ Sơn), có một cây quế, dưới cây quế này có con hùm xám thường xuất hiện, nhưng nó hiền lành, vẫn thường thân cận với người mà chưa từng hại ai. Từ khi vua ra đời thì không thấy con hùm ấy đâu nữa. Người ta cho là một sự lạ! Ngày Vua ra đời thì trong nhà có hào quang chiếu sáng rực, và mùi thơm ngào ngạt khắp làng. Khi lớn lên thì thông minh dũng lược, độ lượng hơn người; vẻ người tươi đẹp hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, sống mũi cao, xương mi mắt gồ lên, bả vai bên tả có bảy nốt ruồi, bước đi như rồng như hổ, tiếng nói vang vang như tiếng chuông. Các bậc thức giả biết ngay là một người phi thường.

Khi Vua làm phụ đạo ở Khả Lam, được hồn sư ông mặc áo trắng hiển hiện chỉ cho ngôi huyệt phát đế vương ở động Chiêu Nghi.

Thời ấy, người phường chài ở sách Mục Sơn là Lê Thận, đêm nào cũng thấy khoảng sông Lam Xuyên có luồng ánh sáng như bó đuốc cháy. Hơn một tháng sau, bỗng chài được một thanh sắt dài hơn một thước, hình tựa con dao cũ, đem về để trong nhà. Ngay hôm ấy, vua đến nhà ông, thấy trong nhà tối có một luồng ánh sáng, liền tới chỗ đó lấy thanh đao đem về. Về đến nhà, không phải mài mà sáng (như dao mới), nhận thấy có hàng chữ triện khắc trên thân đao, biết là một thanh đao quý. Đêm hôm sau, có trận mưa gió, sáng ra, thấy trong vườn rau có lốt chân thần in trên lá rau, Vua sai người vẽ hình vết chân ấy. Ngày hôm sau, hoàng hậu ra vườn hái rau, đến chỗ cây rau có hình bàn chân, bỗng được một quả ấn báu, dài rộng ngay ngắn, một quả ấn khắc mấy chữ lối triện, trên lưng quả ấn khắc đích họ tên vua, nhận kĩ mới rõ. Vua biết là bảo vật của trời ban cho, bèn cúi đầu lạy tạ. Ngày hôm sau, bỗng được cái chuôi kiếm ở gốc cây đa, rửa sạch đất cát đi, thấy có khắc hình con rồng và con hổ, và hiện ra hai chữ ‘thanh thúy’, đem lắp vào thanh kiếm đã bắt được hồi trước, vừa vặn không sai tí nào, càng tin là vật của thần cho’.”
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập V, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân