REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thức
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

"SỬ TÍCH & SỬ LUẬN"

4/10/2019

 
Picture
“…Bút sa gà chết; còn đây, bút sa... người chết.
Song, chết mà để lại được một "vạn ngôn thư",
khiến cho muôn đời đểu hiểu được nỗi ưu thời mẫn thế của mình,
​dễ đã mấy ai trường thọ mà đã làm được.
Kính thay!...”
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)
"LÊ CẢNH TUÂN VỚI BỨC ‘VẠN NGÔN THƯ’"
“Sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư (Bản Kỉ, Quyển IX, Tờ 18b và Tờ 19a-b) chép rằng:

‘Trước đây, Cảnh Tuân là hạ trai học sinh của nhà Hồ. (Từ thời Trần trở đi, học sinh được chia làm ba hạng là thượng trai, trung trai và hạ trai - ND). Năm Hưng Khánh thứ nhất (tức năm Đinh Hợi, 1407 - ND), (Cảnh Tuân) có viết bức vạn ngôn thư (bức thư dài đến một vạn chữ - ND), rồi dâng cho Tham nghị Bùi Bá Kỳ. (Thư ấy) nêu ba phương sách là thượng, trung và hạ; đại lược nói rằng:

Nhà Minh đã ban cho các hạ (chỉ Bùi Bá Kỳ - ND) được theo quân tiến đánh, đợi khi bắt được họ Hồ thì chọn con cháu họ Trần mà lập làm vua, gia tước cho các hạ được làm phụ tá. Nay thấy thiết lập ti Bố chính, phong tước cao cho các hạ mà chỉ cấp người quét dọn đền miếu nhà Trần (chứ không thấy lo lập lại họ Trần). Nếu các hạ có thể tâu lại, phân tích lời khai của các quan (cũ) và kì lão (các nơi), nói rõ là con cháu họ Trần vẫn còn, xin ban chiếu sắc riêng để phong lại cho họ Trần thì đó là thượng sách. Nếu các hạ không làm được như thế thì hãy xin thôi chức vị hiện nay, tình nguyện làm quan coi nhà thờ họ Trần, đó là trung sách. Nếu các hạ còn tiếc quan to, tham bổng lộc nhiều, thì đó là hạ sách.

Nếu làm theo thượng sách, tôi xin là nhân sâm, cam thảo,  chỉ xác, trần bì... bổ sung vào ô thuốc của các hạ để các hạ tùy nghi sử dụng. Nếu làm theo trung sách, tôi xin được bưng khay chén hầu hạ và cũng xin tùy các hạ sai khiến. Nếu làm theo hạ sách, tôi sẽ là kẻ ẩn dật, sống cho hết tuổi thừa mà thôi.

Đến khi (Bùi Bá Kỳ bị tình nghi, bị quân Minh) tịch biên nhà cửa, (giặc) bắt được bức thư ấy và tâu lên, (vua Minh) sai bắt Cảnh Tuân để xét hỏi, nhưng lúc ấy loạn lạc, không biết (Cảnh Tuân) đi đâu.

Đến đây (năm Tân Mão, 1411 - ND) đặt học hiệu ở Giao Châu (Cảnh Tuân ra làm giáo thụ), giặc bắt được Cảnh Tuân đưa về Kim Lăng và giam xuống ngục của vệ Cẩm Y. Cảnh Tuân ở trong ngục năm năm, cùng con là Thái Điên đều bị ốm mà chết’.

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Ba phương sách của Cảnh Tuân mang khí khái của bậc trượng phu. Ông nhận chức Giáo thụ của nhà Minh chắc có lẽ cũng vì muốn ẩn dật mà không được’.”
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập IV, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)
 



Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thức
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân