REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân

"ÔN CỐ TRI TÂN…"

3/9/2018

 
Picture



“Thật đáng cho hậu thể suy gẫm: Trần Phong thì quá tầm thường còn Lê Thánh Tông thì lại quá sắc sảo. Thế nhưng việc một đấng quân vương sắc sảo sử dụng một kẻ tầm thường như Trần Phong trong cao vị một lần nữa cho thấy được rằng Lê Thánh Tông quả thật là một con người lợi hại”
(Rev. Đoàn Nhật Tân, Ph.D.) 

“LƯỢC TRUYỆN TRẦN PHONG”

“Thời Lê Thái Tổ (1428 - 1433) và thời Lê Thánh Tông (1460- 1497) có hai nhân vật nổi tiếng, cùng họ cùng tên là Trần Phong. Trần Phong thời Lê Thái Tổ nổi tiếng về sự phản bội đất nước, bị triều đình xử tử vào tháng Tám năm 1428. Trần Phong thời Lê Thánh Tông là đại thần, nổi tiếng vì được sử cũ nhiều lần nhắc đến lỗi lầm. Sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư (Bản Kỉ, Quyển XII, Tờ 20a) cho biết, tháng Chín năm Ất Dậu (1465), Trần Phong đang giữ chức Thượng Thư ở triều đình thì bị đổi ra làm Tuyên Chính Sứ Tây Đạo. Trần Phong đi rồi. Vua nói với bá quan văn võ như sau:

‘Trần Cẩn là em của Trần Phong. Có lần Cẩn phạm tội, trẫm hỏi Phong về phép xử sự ngày thường trước kia của Cẩn, Phong nhân đó bới móc mọi nết xấu của Cẩn, định hại Cẩn. Thế thì, tình anh em nhà nó đã có cơ nguy tan rã rồi, nhân luân bại hoại chẳng có gì tệ hại như vậy. Lần này, nếu Trần Phong biết sửa chữa lỗi lầm, một lòng trung hiếu, thì ta cũng kiên tâm mà đợi chờ kết quả sửa chữa của hắn’.

Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Chính Biên, Quyển XXI, Tờ 12) chép một đoạn khá dài về Trần Phong như sau:

‘Bấy giờ (tháng Mười năm Mậu Tí 1468 - ND) có viên quan là Lê Bô mắc tội ăn hối lộ, lẽ phải khép vào tội thích chữ vào trán rồi đổ chàm lên, nhưng Trần Phong xin cho Lê Bô được nộp tiền chuộc tội. Nhà vua nghe vậy, bèn bảo bề tôi trong triều rằng:

- Trần Phong xin cho kẻ ăn hối lộ được nộp tiền chuộc tội, vậy thì kẻ giàu có tiến đút lót là khỏi tai vạ, chỉ kẻ nghèo không có tiền mới bị trừng trị. Trần Phong làm trái phép tắc của tổ tông, dám thiên tiện tác oai tác phúc, làm hại đến nước nhà, vì thế, cần hạ lệnh cho Pháp Ti xét xử và trị theo luật định.

Trần Phong là người ưa ton hót. Bấy giờ, có người bố đẻ của Hoàng Hậu là Nguyễn Đức Trung, cùng với người cậu của vua là Nguyễn Yên, được vua yêu, quyền thế khó ai sánh kịp. Phong liền  kiếm cách nịnh bợ hai người này. Một hôm, bởi lời đàm tiếu nhiều quá Phong phải đàn hặc chút lỗi của Đức Trung, nhưng ngay chiều hôm đó, Phong chạy đến nhà Đức Trung để xin lỗi.

Phong muốn làm thông gia với Nguyễn Yên, bèn đến lạy trước nhà Nguyễn Yên suốt cả ngày, bấy giờ Nguyễn Yên mới nhận. Nhà vua nói với Nguyễn Như Đổ rằng:

- Trần Phong bề ngoài thì làm bộ nghiêm nghị mà bên trong thì hiểm độc, nói năng không cẩn thận. Hắn ton hót và nịnh bợ bọn quyền quý, hút máu cho Đức Trung, mút ung nhọt cho Nguyễn Yên, dùng mánh khóe ấy để mong được tiến thân’.”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập V, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)

Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân