REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

6/1/2019

 
Picture



​“…Có người nói rằng, lí do Ngô Thì Sĩ bị bãi chức thì đã rõ, chỉ có điều chưa rõ, ấy là tại sao cung vua và phủ chúa bấy giờ lại lắm kẻ nham hiểm đến thế?...”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)

​“VÌ SAO NGÔ THÌ SĨ BỊ BÃI CHỨC?”
 
Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780), người làng Tả Thanh Oai (nay thuộc ngoại thành Hà Nội), tự là Thế Lộc, hiệu là Ngọ Phong, đỗ Tiến Sĩ khoa Bính Tuất (1766), làm quan trải thờ hai đời chúa là Trịnh Doanh (1740 - 1767) và Trịnh Sâm (1767 - 1782), từng được giao những trọng trách như Đốc Đồng Thái Nguyên, Hiến Sát Sứ Thanh Hoa, Tham Chính Nghệ An, Trấn Thủ Lạng Sơn. Ông là một nhà văn, một nhà sử học có tài, là thân sinh của Tiến Sĩ Ngô Thì Nhậm và là nhạc phụ của Tiến Sĩ Phan Huy Ích.

Cũng như bao đồng liêu khác, cuộc đời làm quan của Ngô Thì Sĩ có không ít gian nan. Một trong những lần mắc họa đáng kể nhất của Ngô Thì Sĩ là lần diễn ra vào tháng Mười Một năm Tân Mão ( 1771), khi ông đang giữ chức Tham Chính Nghệ An. Sự kiện này được sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Chính Biên, Quyển 43, Tờ 35 và 36) chép lại như sau:

"Trước đây, khi Trịnh Sâm vừa lên nối ngôi chúa (năm 1767 - ND) thiên hạ loan truyền câu sấm, nói rằng Hoàng Ngũ Phúc sẽ lập mưu làm chuyện trái nghịch. (Trịnh) Sâm vì thế mà lấy làm ngờ.

Bấy giờ, Nguyễn Lệnh Tân (đỗ Tiến Sĩ năm 1763 - ND) vì có nhà ở Hồ Tây, nên có lần, triều sĩ hợp nhau tại đấy, cùng bơi thuyền ra hồ để cùng nhau ngâm vịnh xướng họa. Bài thơ của Ngô Thì Sĩ có câu:

"Tình vũ cánh nghi chu” (nghĩa là: Dù trời nắng sáng dẫu là mưa tuôn, thì cảnh Hồ Tây cũng đều đẹp, đáng để bơi thuyền ra thưởng ngoạn). Câu này chỉ có ý tả cảnh đẹp của hồ, nhưng sau đó, bị người ta đổi lại thành: "Thảo mộc khủng phi Chu (nghĩa là: Cây cỏ sợ không còn là của nhà Chu nữa, tức ngầm chỉ rằng, sợ giang sơn mà họ Trịnh đang làm chúa sẽ không còn là của họ Trịnh nữa). Và bài thơ (đã bị sửa ấy) được chuyển dâng lên chúa Trịnh Sâm.

Lúc ấy, phủ chúa Trịnh Sâm thường nhận được những bức thư nặc danh, đều tự xưng là biểu của triều sĩ, nói là cần phải đề phòng Hoàng Ngũ Phúc. Nhưng, hai chữ triều sĩ khi ra ngoài lại bị nói trại thành Ngô Sĩ, do vậy, Hoàng Ngũ Phúc vẫn để bụng căm ghét (Ngô Thì Sĩ). Nhân có học trò trường (Hương) Nghệ An tố cáo hai ti (là Thừa Chính và Hiến Sát) khảo hạch không công bằng, triều đình bàn bãi chức của (Tham Chính Nghệ An là) Ngô Thì Sĩ. Khi buộc tội, Hoàng Ngũ Phúc tự ý thêm vào bốn chữ “hoàn dân thụ dịch” (nghĩa là phải trở về làm dân, chịu mọi tạp dịch). Xưa nay, văn thần mắc tội khi làm việc công, chưa có ai đến mức phải bãi chức (như Ngô Thì Sĩ), cho nên, ai cũng ghét (Hoàng) Ngũ Phúc là tên nham hiểm, độc ác".
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân