REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture
Picture

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

15/12/2018

 
Picture
​




​“…Có đọc Hà Tiên Thập Vịnh mới thấy được những tình cảm chân thành, nồng nàn và sâu sắc của Mạc Thiên Tứ đối với Hà Tiên. Đất nhờ người mà dạt dào sức sống, nhờ thơ mà giàu sức cuốn hút lạ thường. Đã bao đời nay, du khách tìm đến Hà Tiên, trước hết là tìm đến mười cảnh đẹp từng tỏa sắc màu lung linh trong thơ Mạc Thiền Tứ đó thôi…”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)

“MẠC THIÊN TỨ VỚI MƯỜI CẢNH ĐẸP CỦA HÀ TIÊN”
 
Mạc Thiên Tứ (cũng tức là Mạc Thiên Tích), tự là Sĩ Lân, con trai của Mạc Cửu. Sách Đại Nam Thực Lục (Tiền Biên, Quyển VIII) cho hay Mạc Cửu người gốc Lôi châu, thuộc Quảng Đông, Trung Quốc.

Khi nhà Minh bị nhà Thanh đánh đổ, Mạc Cửu là một trong những người tham gia Phong Trào Bài Thanh Phục Minh, và khi Phong Trào Bài Thanh Phục Minh thất bại, Mạc Cửu chạy sang Chân Lạp, được quốc vương Chân Lạp cho giữ chức Ốc Nha. Sau, thấy phủ Sài Mạt có nhiều người buôn kẻ bán, Mạc Cửu bèn di cư tới đó. Sách trên viết rằng:

“Thấy ở đất ấy, tương truyền, thường hay có người tiên hiện ra ở trên sông, nhân thế, cho đổi gọi đất ấy là Hà Tiên. Đến đây (tháng Tám năm Mậu Tí, 1708. Tuy nhiên, có nhiều tài liệu khác lại nói sự kiện xảy ra dưới đây là vào năm 1714, chứ không phải là năm 1708 - ND), Mạc Cửu sai bọn bộ thuộc là Trương Cầu và Lý Xã dâng thư (lên chúa Nguyễn Phúc Chu - ND) xin được làm người đứng đầu Hà Tiên. Chúa nhận, phong cho Mạc Cửu chức Tổng Binh. Mạc Cửu liền xây dựng dinh ngũ và phương thành, dân đến ở ngày một đông".

Tháng Năm năm Ất Mão (1735), Mạc Cửu mất, con ông là Mạc Thiên Tứ được chúa Nguyễn Phúc Chú phong làm Đô đốc, cho nối nghiệp cha mà cai quản đất Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ học rộng, có tài văn chương, ngay sau khi nhận chức đứng đầu Hà Tiên, đã sáng lập ra Tao Đàn Chiêu Anh Các rất nổi tiếng. Cũng sách trên (Tiền Biên, Quyển IX) chép rằng:

"Thiên Tứ chia đặt nha thuộc, kén chọn quân sĩ, đắp thành lũy và mở phố chợ, khiến cho khách buôn các nước tới ngày càng đông. (Mạc Thiên Tứ) lại cho mời những người có tài văn chương, cùng nhau lập ra Chiêu Anh Các, ngày ngày giảng bàn và xướng họa. (Ông) từng viết Hà Tiên Thập Vịnh (mười bài vịnh mười cảnh đẹp của Hà Tiên), đó là :

01.  Kim Dự Lan Đào (đảo vàng chắn sóng)
02.  Bình San Điệp Thúy (dãy núi như bức bình phong trùng điệp màu xanh)
03. Tiêu Tự Thần Chung (tiếng chuông buổi sáng sớm ở ngôi chùa tịch mịch)
04. Giang Thành Dạ Cổ (tiếng trống đêm ở bức thành bên sông)
05. Thạch Động Thôn Vân (hang đá nuốt mây)
06. Châu Nham Lạc Lộ (cò đậu triền đất đỏ)
07. Đông Hồ Ấn Nguyệt (trăng in ở hồ nước phía Đông)
08. Nam Phố Trừng Ba (bãi Nam giữ sóng)
09. Lộc Trĩ Thôn Cư (thôn xóm ở mũi nai)
10. Lư Khê Ngư Bạc (thuyền chài ở Rạch Vược)
​
Từ đó, người Hà Tiên bắt đầu biết học hành".

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân