REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

29/1/2019

 
Picture


​“…Vì mình, Dương Trọng Khiêm sẵn sàng thí bỏ tất cả, dù đó là bạn đồng liêu, là chúa hay là cả vua nữa. Dương Trọng Khiêm xuất thân là con nhà võ, từng đỗ đến Tạo Sĩ (tức Tiến Sĩ hàng võ), nhưng xem ra, miệng lưỡi của Dương Trọng Khiêm cũng thuộc loại lắt léo khó lường. Khéo khen cho con người ấy, uốn éo ngon ngọt thế nào mà cả đến chúa cũng phải nghe theo, tài thật nhưng cũng khiếp thật…”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)

“LÊ CHIÊU THỐNG BỊ TRUẤT PHẾ HỤT”
 
Tháng Mười Một năm Bính Ngọ (1786), nghĩa là chỉ mới sau bốn tháng kể từ khi được tôn lên ngôi vua, Lê Chiêu Thống đã bị truất phế hụt. Kẻ chủ mưu trong vụ này cũng chính là kẻ đã xé chiếu chỉ của Nhà vua hai tháng trước đó: Dương Trọng Khiêm! Sau sự kiện tháng Chín năm 1786, Dương Trọng Khiêm chạy trốn lên vùng Hà Bắc ngày nay và ít lâu sau thì chạy về vùng Gia Lâm (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Trong lúc ấy, chúa Trịnh Bồng cũng muốn mau chóng củng cố địa vị của mình, cho nên, đã sai người triệu Dương Trọng Khiêm về. Việc này khiến cho Dương Trọng Khiêm vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì được chúa Trịnh Bồng ban ơn dung nạp, còn lo là bởi hắn từng đắc tội với vua, sợ vua tìm cách trả thù. Tuy nhiên. Dương Trọng Khiêm cùng thừa thông minh để hiểu rằng, nếu cần phải chọn kẻ  để theo thì tất yếu là chọn chúa chứ không thể chọn vua được. Có điều nếu gạt bỏ được mối lo về sự trả thù của vua thì vẫn tốt hơn. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Chính Biên, Quyển 46, Tờ 36 và 37) chép rằng:
 
"Dương Trọng Khiêm sợ rằng nhà vua sẽ tức giận mà trả mối thù cũ (chỉ việc Dương Trọng Khiêm xé chiếu chỉ của Nhà vua - ND) bèn ngầm khuyên Trịnh Bồng đem quân vây chặt hoàng thành, bắt giết hết những quan lại nào của triều đình về phe với nhà vua, xong thì tính kế lập vua khác. Trịnh Bồng theo lời, lập tức sai Nguyễn Mậu Nễ và Bùi Nhuận, nhân đêm tối, bí mật đem quân vào cửa khuyết. Hay tin có biến, nhà vua lập tức triệu hết các hoàng thân đem binh mã đã mộ được từ trước, đến để cùng nhau chống đỡ.
 
Khi ấy, viên Đề Lãnh là Hoàng Phùng Cơ vốn không cùng phe cánh với (Dương) Trọng Khiêm, lại cùng vì có nhà riêng ở trong hoàng thành, nên sợ rằng nội điện mà có biến thì mình cũng bị mang tiếng xấu, cho nên, đem hết quân bản bộ của mình ra đánh trả. (Nguyễn) Mậu Nễ sợ nên không dám tiến mà ra hiệu cho quân rút lui".
 
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân