REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

10/2/2019

 
Picture
“…Đã tự ý đặt càn quan chức, lại còn tự ý đặt ra thuộc binh, nếu không kịp thời bị ngăn chặn,
thật khó mà đoán trước được rằng Điện Bàn Công Nguyễn Phúc Phổ sẽ còn làm tiếp những chuyện gì.
​May thay, ông là Hoảng Tử thứ tám chớ nếu ông ở mấp mé gần với hàng trưởng, thì nguy cơ bị xử phanh thây khó mà tránh nổi…”
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)
“ĐIỆN BÀN CÔNG NGUYỄN PHÚC PHỔ”
Điện Bàn Công Nguyễn Phúc Phổ là Hoàng Tử thứ tám của Hoàng đế Gia Long, còn thân mẫu là ai thì đến cả sử của triều Nguyễn cũng không rõ, đành phải chép là chưa tường sự tích. Nguyễn Phúc Phổ sinh năm Kỉ Mùi (1799), mất năm Canh Thân (1860) thọ 61 tuổi. Ông là người thọ nhất so với các Hoàng Tử khác của vua Gia Long. Năm Gia Long thứ mười sáu (1817), ông được vua cha phong làm Điện Bàn Công, vì thế, sử thường gọi ông là Điện Bàn Công Nguyễn Phúc Phổ.
 
Sinh thời, cũng tương tự như phần lớn các Hoàng Tử khác của vua Gia Long, Điện Bàn Công Nguyễn Phúc Phổ sống ngổ ngáo, xử việc phần nhiều theo cảm tính riêng, ít khi được chính xác. Chuyện riêng về ông đã được sách Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện (Sơ Tập, Quyển 2) chép lại như sau:
 
“Điện Bàn Công, húy Phổ là Hoàng Tứ thứ tám của Thế Tổ (tức Hoàng Đế Gia Long – NKT), thân mẫu mất sớm, chưa tường sự tích. Năm Gia Long thứ mười sáu (tức năm 1817 - NKT), ông được phong là Điện Bàn Công.
 
Vào năm Minh Mạng thứ bảy (tức năm 1826 - NKT), ông tự tiện đặt càn quan chức rồi làm ấn tín riêng. Việc bị phát giác, ông đến tận cửa khuyết xin chịu tội. Nhà vua hạ lệnh phạt cắt bổng lộc của ông trong ba năm, đồng thời, triệt bỏ thuộc binh của ông và không cho phép ông vào chầu hầu như trước nữa. Nhà vua còn xuống dụ rằng:
 
- Ngươi là kẻ ngu tối, để đến nỗi bị bọn chẳng ra người làm cho mê hoặc mà trở nên càn quấy, chỉ chút xíu nữa là phạm vào trọng tội (ý chỉ tội phản nghịch - NKT). Nghĩ tới điều đó là ta não lòng và tức giận không thôi. Sau này, nếu ngươi cố sức làm điều tốt, trẫm sẽ lượng mà ban ơn cho, nhược bằng thói cũ chẳng chừa, thì trẫm sẽ nghiêm xét theo nghĩa lớn (của bậc đế vương), quyết không thể chỉ vì ngươi (là chỗ ruột thịt) mà uốn cong phép nước được. Vậy, ngươi phải ngày đêm kính sợ mà tự xét mình, biết hối hận đổi lỗi. Còn như viên Phó Trưởng Sử trong phủ đệ của ngươi là Nguyễn Văn Bảo thì phải giao xuống cho bộ Hình trị tội.
 
Từ đấy, ông hối hận lắm, không dám làm càn nữa, nhưng ăn ở vẫn hay thiên lệch, ví như có thằng đầy tớ mà được ông yêu thích thì cứ tự tiện cho không biết bao nhiêu là của, cho dẫu nhà có túng thiếu cũng mặc".
 
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VIII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân