REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

30/12/2018

 
Picture








​“…Nguyễn Cư Trinh nêu ra những thói tệ cụ thể và cũng đề ra các biện pháp khắc phục rất rõ ràng. Xem thế cũng đủ biết, ông là người biết xử việc. Tiếc thay, Chúa nhận thư mà chẳng trả lời…”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)

“LỜI TÂM HUYẾT CỦA NGUYỄN CƯ TRINH”
 
Nguyễn Cư Trinh (1716 - 1767) là một trong những văn thần xuất chúng của xứ Đàng Trong. Tiên tổ của Nguyên Cư Trinh vốn người huyện Thiên Lộc (nay là huyện Can Lộc) tỉnh Hà Tĩnh, sau di cư vào đất Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên - Huê). Dưới thời Nguyễn Phúc Khoát, ông thường được gọi là Nghi Biểu Hầu. Năm 1750, Nguyễn Cư Trinh giữ chức Tuần Phủ của phủ Quảng Ngãi. Một năm sau khi nhận chức, Nguyễn Cư Trinh đã dâng thư lên Chúa. Bức thư đại lược nói về tình trạng khốn khó của dân, lời lẽ rất chân thành và thống thiết. Sách Đại Nam Thực Lục (Tiền Biên, Quyển 10) chép sự kiện này như sau:

“Mùa Đông, tháng Mười (năm Tân Mùi, 1751 - ND), Nguyễn Cư Trinh có dâng một bức thư nói về tình trạng khốn đốn của dân gian. Ông cho rằng:
Dân là gốc của nước, gốc không vững, nước chẳng thể yên, cho nên nếu ngày thường không chăm dùng ân huệ để cố kết lòng người, thì đến khi hữu sự, biết nương tựa vào đâu? Trộm nghĩ, thói tệ bạc chất chứa trong dân gian đã nhiều, nếu cứ thủ thường như cũ, không biết tùy thời thêm bớt và thiết lập kỉ cương, thì một ấp cũng khó giữ được, huống chi là cả một nước. Nay, có ba việc gây tệ hại cho dân là nuôi lính, nuôi voi và nộp tiền án kiện, chưa kể những sự nhũng nhiễu khác không sao kể hết.

(Nguyễn Cư Trinh) còn nói thêm về bốn thói tệ khác:

- Một là: Chức quan đặt ra ở các phủ và các huyện là chức lo việc trị dân, thế mà gần đây không được giao trách nhiệm gì, chỉ sai đi khám hỏi, kiện tụng. Vậy, xin từ nay trở đi, các thứ thuế, hết thảy đều giao cho quan Tri Huyện biên thu rồi chuyển nạp cho quan ở Quảng Nam, cốt đề tránh phiền nhiễu cho dân.

- Hai là: Xưa nay, các quan ở phủ và huyện chỉ trông cậy vào sự tra hỏi, bắt bớ mà kiếm lộc. Nay, xin định lệ cấp bổng lộc thường xuyên cho họ, đồng thời, căn cứ vào sự thanh liêm hay tham lam, sự siêng năng hay lười biếng của họ để tiến hành thăng giáng hoặc truất bỏ quan chức.

- Ba là: Dân lậu có hai hạng. Một hạng trốn thuế mà đi lang thang, một hạng vì quá cơ hàn mà phải phiêu bạt. Nay, nếu không chia đẳng hạng, hết thảy đều bắt ghi tên vào sổ để thu thuế, thì tất nhiên chúng sẽ sợ hãi rồi chạy trốn vào chốn rừng rú, xã dân ở lại mà phải đóng thay thì họ chịu sao nổi. Vậy, xin xét cho kĩ, dân lậu nào còn có cách sinh nhai thì thu thuế như lệ thường, còn những ai đói rét khốn cùng thì cho miễn và tùy cách mà vỗ về nuôi nấng để cứu lấy dân nghèo.

- Bốn là: Nên để cho dân được yên, không nên khuấy động họ, vì yên thì dễ trị, khuấy động thì dễ sinh loạn. Nay, nếu cứ  sai người đi săn bắn ở núi rừng, hết đòi gà lại đòi ngựa, bọn chúng không hề theo ý tốt của bề trên mà chỉ lo quấy rối nhân dân các địa phương, bọn giả mạo ấy đi đến đâu là ở đó náo loạn, thì mọi người ta oán là điều không sao tránh khỏi. Vậy, từ nay nếu có sai người đi thì cấp giấy tờ để họ trình cho quan địa phương xét, kẻ nào nhiễu dân thì phải trị, có thế may ra dân mới được yên.

Thư ấy dâng lên nhưng không được Chúa trả lời".
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân