REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

1/1/2019

 
Picture




​“…Trước khi bị phế làm thứ nhân và bị tống giam vào ngục, Thái tử Lê Duy Vĩ khẳng định rằng, việc này sẽ có sử xanh chép lại cho ngàn đời rõ, quả là đúng lắm thay…”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)

“CHUYỆN THÁI TỬ LÊ DUY VĨ BỊ BỨC HẠI”
 
Sách Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Chính Biên, Quyển 43, Tờ 23 và 24) viết rằng:

"Lúc còn nhỏ, Thái Tử (Lê Duy Vĩ) là người nhanh nhẹn và thông minh, đọc nhiều kinh sử, xử với kẻ sĩ rất có lễ độ, thần dân thảy đều yêu dung nghi cùng thái độ nhã nhặn ấy. Trịnh Doanh rất trọng tài của Thái Tử nên đem con gái trưởng là Tiên Dung Quận Chúa gả cho. Tuy nhiên, Thái Tử vẫn buồn bực về nỗi nhà Lê mất hết quyền bính nên vẫn có chí khảng khái, muốn thu nắm lấy quyền lớn trong thiên hạ.

Trịnh Sâm khi đã lớn, được làm Thế Tử, vẫn có ý ghen ghét địa vị và tài năng của Thái Tử. Một hôm, Thái Tử và (Thế Tử Trịnh) Sâm cùng ở phủ đường, được chúa Trịnh (Doanh) ban cơm và bảo cùng ngồi với nhau một mâm. Lúc ấy, vợ của Trịnh Doanh là bà Nguyễn Thị (quán xà Thạnh Mỹ, huyện Lỗi Dương, nay thuộc Thanh Hóa, bà là mẹ của Tiên Dung Quận Chúa - ND) vội ngăn lại và nói rằng:

- Thái Tử với Thế Tử danh phận là vua tôi, lẽ đâu lại ngồi cùng mâm với nhau được ? Phải phân biệt làm hai.

(Trịnh) Sâm nghe vậy thì đỏ mặt, bước ra về và nói với mọi người rằng:

- Ta với Duy Vĩ không thể cùng đứng với sau, phải có một người sống, một người chết mới xong.

Khi (Trịnh) Sâm lên nối ngôi chúa (năm 1767 - ND), hắn bèn mật bàn với bọn hoạn quan là Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Huy Đĩnh về việc truất ngôi Thái Tử (của Lê Duy Vĩ) nhưng không cách gì tìm được cớ để buộc tội. Cuối cùng, chúng vu cho Thái Tử tội thông dâm với một người thiếp của Trịnh Doanh, xong đem tội trạng tâu lên nhà vua để bắt Thái Tử tống giam vào ngục.

Trước ngày chuyện này xảy ra, trong giếng Tam Sơn ở phía sau cung điện bỗng dưng có tiếng gì nổi lên như sấm, Thái Tử sợ có tai biến, bèn tâu để vua cha hay, do vậy, nhà vua vẫn thường lo cầu đảo để mong Thái Tử không bị mắc nạn. Đến đây, Thái Tử biết tai nạn đã phát sinh, bèn chạy vào tẩm điện của nhà vua để ở. (Phạm) Huy Đĩnh vào Đông Cung để tìm Thái Tử nhưng không thấy, liền vào thẳng cung điện của vua, hạch tội Thái Tử rồi nói với nhà vua rằng:

- Tôi nghe nói Thái Tử đang ẩn nấp trong tẩm điện của bệ hạ, xin bệ hạ hãy bắt giao cho tôi.

Nhà vua ôm lấy Thái Tử mãi, không nỡ li biệt. (Phạm) Huy Đĩnh quỳ mãi dưới sân. Thái Tử tự thấy không thể nào thoát được, liền khóc lạy nhà vua, xong thì bước ra để chịu trói. Về đến phủ chúa Trịnh, (Phạm) Huy Đĩnh bắt Thái Tử phải bỏ mũ ra để nhận tội. Thái Tử không chịu, nói rằng:

- Bỏ vua này, lập vua khác, làm chuyện bạo nghịch giết vua là thói quen của chúng mày, ta có tội tình gì đâu? Việc này sẽ có sử xanh chép lại cho ngàn đời rõ.
Trịnh Sâm giả thác là có mệnh lệnh của nhà vua, truất Thái tử làm thứ nhân, xong, đem giam vào ngục".
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân