REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

16/12/2018

 
Picture






​“…Tội của các đại thần bị giết, cụ thể ra sao, sử không chép rõ, nhưng, tất cả các vị đại thần bị giết này, ai cũng được coi là người có tài, kẻ văn chương tột bậc, người võ nghệ phi thường, đủ cả. Lần lượt giết hết những con người ấy, khỏi bàn cũng biết tâm địa của chúa Trịnh Giang ra sao. Mới hay, khi quyền lực nằm trong tay của kẻ tàn bạo và đa nghi, mọi sự sẽ trở nên khủng khiếp biết ngần nào…”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)

“TRỊNH GIANG GIẾT TRƯƠNG NHƯNG”
 
Trương Nhưng người làng Như Kinh (Gia Lâm, Hà Nội), sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông bị giết vào tháng Năm năm Bính Thìn (1736). Nhờ có chị ruột là bà Trịnh Thái Phi (vợ của Trịnh Bính, mẹ của Trịnh Cương và là bà của Trịnh Giang), cho nên, Trương Nhưng được phong quan tước và là một trong những trọng thần của chúa Trịnh Cương. Tháng Mười năm 1722, Trương Nhưng được phong tới tước Thiêm Quận Công và được Trịnh Cương giao  việc chỉ huy các quân doanh.

Trịnh Cương mất (năm 1729), con là Trịnh Giang lên nối ngôi chúa, một loạt đại thần của chúa Trịnh Cương, như Nguyễn Công Hãng, Lê Anh Tuấn, Đỗ Bá Phẩm và cả Trương Nhưng, lần lượt bị nghi ngờ và bị thất sủng. Năm 1732, Nguyễn Công Hãng, Đỗ Bá Phẩm và Lê Anh Tuấn lần lượt bị Trịnh Giang bức hại. Trương Nhưng vì là vai ông cậu ruột, cho nên chỉ bị giáng chức, đẩy vào làm đốc suất ở Nghệ An. Dẫu vậy, bốn năm sau, Trương Nhưng cũng bị Trịnh Giang giết hại. Sự kiện này được sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Chính Biên, Quyển XXXVIII, Tờ 2) chép lại như sau:

"Tháng Năm, mùa Hạ (năm Bính Thìn, 1736 - ND) chúa (Trịnh) Giang giết Trương Nhưng là quan đốc suất của xứ Nghệ An, bổ Nguyễn Minh Châu thay giữ công việc này.

Trương Nhưng là em ruột của bà Trương Thái Phi. Dẫu là người có công, lại là thân thích bên ngoại (của chúa), nhưng lúc nào ông cũng sống ôn hòa, giản dị, giao thiệp với ai cũng không bao giờ làm cho người ta phật ý.

Trịnh Giang vốn tính đa nghi, cho là Trương Nhưng có ý phụ họa và kết bè kết đảng với các đại thần. Đã thế, hoạn quan là Hoàng Công Phụ lại gièm pha ông, khiến Trịnh Giang tức giận, quyết giết đi. (Trịnh) Giang mật sai viên hoạn quan là Dật Trung Hầu (không rõ họ tên là gì), giả thác đến nói rằng, có mật chỉ bắt Trương Nhưng phải thắt cổ chết. Xong việc đó, (Trịnh Giang) liền dùng (Nguyễn) Minh Châu thay giữ công việc làm đốc suất ở Nghệ An. Sau, (Trịnh) Giang lại toan dùng kế để giết (Nguyễn) Minh Châu, nhưng (Nguyễn) Minh Châu biết được nên đành thôi".
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân