REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

20/3/2019

 
Picture
“…Với không ít người, sự học chẳng qua là sự nên hay sự cần, còn đối với vua, sự học luôn luôn là sự buộc phải.
Một khi xã tắc nằm trong tay kẻ ít học, đại họa là điều không thể không xảy ra.
Từ góc độ đó mà nhìn nhận, thì lời của Nguyễn Tư Giản thật là lời nặng lòng với xã tắc vậy. Kính thay!...”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)

“LỜI CAN CỦA QUAN KINH DIÊN KHỞI CHÚ LÀ NGUYỄN TƯ GIẢN”
Nguyễn Tư Giản người huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh cũ, nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Ông là dòng dõi của Nguyễn Thực (tức Thái tể Lan Quận công thời Lê Trung Hưng) và là cháu của danh sĩ Nguyễn Án. Thân phụ của Nguyễn Tư Giản là Nguyễn Tri Hoàn, làm quan tới chức Lang Trung Bộ Hình (thời Minh Mạng).

Nguyễn Tư Giản sinh năm Quý Mùi ( 1823), đỗ Tiến Sĩ năm Giáp Thìn (1844), mất năm Bính Tuất (1886) thọ 63 tuổi. Thời Tự Đức (1848 - 1883), Nguyễn Tư Giản là một trong những cận thần của nhà vua, được nhà vua trao chức Kinh Diên Khởi Chú, giúp việc giảng sách cho Vua. Tự Đức là một trong nhưng vị vua rất chăm chỉ nghe giảng thêm kinh sách, tuy nhiên, cũng có lúc vì quá bận việc, Nhà vua đã không thế tới tòa Kinh Diên để nghe giảng một cách đều đặn được. Quan Kinh Diên Khởi Chú là Nguyễn Tư Giản lấy đó làm điều lo ngại, bèn cùng với đồng liêu dâng sớ can Vua. Việc này, sách Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện (Nhị Tập, Quyển 35) ghi lại như sau:

“Nhà vua từng vì bận việc mà nghỉ nghe giảng sách. (Nguyễn) Tư Giản cùng với đồng liêu dâng sớ can, đại lược nói rằng:

- Tòa Kinh Diên đặt ra là cốt để làm nơi giảng giải cho rõ đạo học của thánh hiền, bồi bổ đức lớn cho đấng vua hiền, hiểu được nổi buồn còn ẩn khuất của dân, xét kĩ sự được, sự mất của đạo trị nước, tóm lại là không điều gì lại không có ở đó. Thế mà gần đây (thánh thượng) ít ra ngự ở tòa Kinh Diên, cũng chẳng thấy triệu bọn thần vào nơi Tiện Điện để đối đáp, (thần lấy làm) e ngại rằng vua tôi ngày một cách xa, lời giúp ích ngày một hiếm, dân tình ở dưới ngày càng bị che lấp, muôn việc ngày càng bị ngăn trở.... tất cả đều nảy sinh từ đây. Nay, mấy tháng liền rất ít mưa, ấy là trời đã răn bảo trước vậy. Cúi xin bệ hạ noi gương đời trước, hăng hái nối chí người xưa, ngày nghe giảng thì thân đến truyền bảo, ngày nghỉ thì triệu bọn thần đến để hỏi han. Thiết nghĩ, bệ hạ nên lắng nghe lời khuyên hối cải để bồi bổ đức lớn, không nên lấy sự chiều ý của người khác làm điều hay mà nên khuyến khích sự mạnh bạo, thẳng thắn. Với những người chầu hầu tả hữu, kẻ nào gian tà thì đuổi đi, kẻ nào nịnh hót thì giáng bỏ đi, mọi vật quý của lạ và những trò vui chơi, quyết không cho dâng lên trước mặt. Được như thế thì lúc động cũng như lúc tĩnh, lúc cất nhắc công việc cũng như khi vô sự yên bình, chẳng chút mảy may tình riêng nào có thể chen lấn vào được. Khi ham muốn riêng tư đã sạch thì lẽ trời sẽ tỏ, tâm như cõi hư không thì lòng trời cũng hiểu thấu, ắt sẽ sẵn giúp cho đến thành công. Bấy giờ, đem áp dụng vào việc cai trị thiên hạ thì thật chẳng có gì là khó cả. Nhược bằng không làm như vậy thì Kinh Diên chẳng qua chỉ là nơi bàn luận thơ văn, mà xét về ngọn nguồn, bọn thần chưa dám cho việc này là có ích".
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VIII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân