REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

21/3/2019

 
Picture
“…Âm thầm làm tròn chức phận, không cầu cạnh cũng chẳng kèn cựa ai, với thời Lê Đình Dao, đó mới là sự lạ.
Đương thời, cũng có người tỏ ra không hiểu ông, thậm chí còn lấy đó làm điều thương hại, thế mà trước sau ông vẫn vui giữ nếp nhà trong sạch, kính thay!...”
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)

“CHUYỆN LÊ ĐÌNH DAO”

Lê Đình Dao người Thuận Xương, tỉnh Quảng Trị, sinh năm Quý Mùi (1823), mất năm Kỉ Mão (1879), thọ 56 tuổi. Khoa Tân Hợi, năm Tự Đức thứ tư (1851), Lê Đình Dao đỗ Phó Bảng và bắt đầu làm quan kể từ đó. Tuy là người nổi tiếng học rộng nhưng Lê Đình Dao làm quan chỉ đến chức cao nhất là Viên Ngoại Lang Bộ Hộ.

Sinh thời, Lê Đình Dao là người thanh liêm, đức độ và không bao giờ chịu cầu cạnh ai. Sách Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện (Nhị Tập, Quyển 37) chép chuyện Lê Đình Dao có hai đoạn rất đáng lưu ý như sau:

- "Lê Đình Dao tự là Bá Ngọc, người Thuận Xương, tỉnh Quảng Trị. Thân phụ của ông tên là (Lê) Đình Khuê, nổi danh là bậc túc nho, nhưng bấy giờ đi thi cứ bị quan trường đánh hỏng mãi, bèn đến nơi hẻo lánh cư ngụ và mở trường dạy học, học trò theo học rất đông. Nhà (Lê Đình Khuê) rất nghèo, chỉ có mỗi một con trâu làm chỗ dựa để tính kế sinh nhai. Lúc nhỏ (Lê) Đình Dao phải vừa chăn trâu vừa học, tối về, thân phụ hỏi về nghĩa lí của sách, trả lời khá tốt nên thân phụ lấy làm lạ, bèn bán trâu đi để lo cho ông học hành. Khi lớn lên cũng là khi ông nổi tiếng hay chữ. Năm hai mươi lăm tuổi ông đỗ trường Hương (tức đỗ Cử Nhân - NKT) và năm sau thi Hội thì đỗ đầu bảng phụ (tức đứng đầu hàng Phó Bảng - NKT)”.

- “(Lê) Đình Dao tính tình chất phác, hòa thuận, có phong độ của bậc cổ nhân. Ông làm quan trải gần ba mươi năm nhưng chỉ chìm đắm ở hàng quan thấp, vậy mà vẫn điềm nhiên an phận, không hề tỏ rõ sự buồn bực với ai. Bấy giờ (Lê Đình) Dao có nhiều bạn bè là người cùng quê, làm quan với những chức vụ rất quan trọng, nên cũng có người khuyên ông, chỉ cần tới yết kiến vài lần là được chức quan cao hơn, nhưng (Lê) Đình Dao chỉ từ tạ mà nói là mình vụng về, đâu dám lạm làm như thế. Khi ông về già, bạn bè nhiều người được làm quan to, nhiều lần xin tiến cử (Lê Đình) Dao lên hàng đại thần, và đã xin được chỉ dụ chấp thuận của vua, nhưng chưa kịp nhận chức thì (Lê) Đình Dao đã mất.”
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VIII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân