REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

14/3/2019

 
Picture
“…Đọc hết truyện, thấy Võ Văn Bản là người rất dễ đậu mà cũng rất dễ hỏng, ông thích tùy hứng nhiều hơn là theo khuôn phép.
Cao hứng mà làm thơ, nếu chẳng được tuyệt tác thì cũng được bài thơ có hồn, còn như cao hứng mà xử việc ở công đường,
không theo một phép tắc nào cả, thì sai là chính, đúng chẳng qua chỉ là may mắn đó thôi…”
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)

​“VÕ VĂN BẢN GẶP MAY”

Võ Văn Bản người xã Việt Yên, châu La Sơn (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh), sinh năm Quý Sửu (1793) và mất năm Kỉ Dậu (1849), thọ 56 tuổi. Thực ra, tiên tổ của Võ Văn Bản vốn người họ Nguyễn. Thời Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, người họ Nguyễn có Nguyễn Lộng (lúc bấy giờ còn định cư ở Thanh Hóa) đã hăng hái tham gia. Nguyễn Lộng lập được nhiều võ công xuất sắc nên được Lê Lợi cho đổi từ họ Nguyễn sang họ Võ và thăng thưởng dần đến tước Quận Công. Sau, dòng họ Võ mới xuất hiện này đã di cư đến La Sơn (Hà Tĩnh), trải mười bốn đời thì đến Võ Văn Bản. Lúc đầu, Võ Văn Bản có tên là Võ Ngọc Giá, sau không hiểu vì sao lại đổi gọi là Võ Văn Bản. Ông có tên hiệu là Tùng Loan.

Thuở nhỏ Võ Văn Bản đã nức tiếng văn chương. Bấy giờ, người ta gọi bốn người, gồm ông, Nguyễn Đức Hiển, Nguyễn Văn Giao và Nguyễn Thái Để là Diễn Hoan tứ hổ (bốn con hổ của đất châu Diễn và châu Hoan, tức là vùng Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay). Tiếc thay, học tài, thi phận. Năm Minh Mạng thứ sáu (1825), ông đi thi Hương lại hỏng. Bởi mến tiếc người tài, các vị khảo quan đã đổi lời phê, quyết lấy ông được đỗ. Nhưng, khi hồ sơ khoa thi Hương này chuyển về kinh đô thì việc bị phát giác, cho nên, ông lại bị đánh hỏng. Không nản chí, Võ Văn Bản lại dùi mài kinh sử. Khoa Giáp Ngọ (1834), ông đỗ thủ khoa tại trường Hương - Nghệ An và sang năm sau, Ất Mùi (1835) ông dự thi Hội, đỗ Phó bảng. Từ đó, ông bắt đầu làm quan trải thờ ba đời vua là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

Sinh thời, Võ Văn Bản chỉ thích sách vở văn chương. Đời làm quan của ông chỉ có một mẩu chuyện đáng kể, ấy là chuyện ông xét án khi ông đang làm Tri phủ của phủ Thiên Trường (nay thuộc Nam Định). Sách Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện (Nhị Tập, Quyển 32) chép chuyện này như sau:

“(Võ Văn) Bản tính nết thật thà, chất phác. Khi làm Tri Phủ ở phủ Thiên Trường, có vụ án mạng, viên Tri Phủ trước tra xét đến năm năm mà vẫn chưa tìm ra tội phạm, bởi vậy, ông mới tới mà đã bị quan tỉnh hối thúc phải tìm ra thủ phạm thật gấp. (Võ Văn) Bản bèn trai giới sạch sẽ, đến cầu đảo ở chùa Huyền Quang. Thế rồi đêm về, đang lúc mơ màng, ông bỗng thấy trước án thư, có con nhện con giăng tơ mà kết thành hai chữ tiểu nguyệt. Ông tỉnh dậy, mừng thầm vì cho rằng tội phạm ắt phải tên là Tiểu (trong Hán tự chữ tiểu gồm có chữ tiểu ở trên và chữ nguyệt ở dưới - NKT). Ông bèn mật hỏi thì quả có người (tên là Tiểu), liền bắt tra khảo, (tên Tiểu) thú nhận hết. Ai cũng cho ông có tài như thần, bèn làm khúc hát để ca ngợi việc này. Khúc hát ấy có câu:

Độ thế tế dân, tâm thị Phật
Cấm gian trích phục đạo hà thần

(Nghĩa là: Cứu đời giúp dân, lòng thờ Phật; Trừ gian vạch tội đạo ơn thần).
​
​Ấy là nhờ lòng thành cảm cách mới được vậy."

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VIII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân