REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

6/2/2019

 
Picture



​“… Cục diện chính trị của thế kỉ XVIII vẫn tiếp tục phát triển theo chiều hướng phức tạp. Để bạn đọc tiện theo dõi các giai thoại được trình bày trong tập này, chúng tôi viết thêm bảng tra Các đời vua và chúa trị vì trong thế kỉ XVIII. Ở đây, các đời được trình bày theo tuần tự thời gian trước sau nhưng với các dòng họ từng nắm quyền trị vì, chúng tôi tạm sắp như dưới đây, chẳng qua cũng bởi việc kẻ bảng sắp theo hàng ngang, kể cũng có chút bất tiện.”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)

“CÁC ĐỜI VUA VÀ CHÚA TRỊ VÌ TRONG THẾ KỈ XVIII” (Tiếp Theo)
 
III.   CÁC ĐỜI CHÚA NGUYỄN TRONG THẾ KỈ XVIII
 
         01.   NGUYỄN PHÚC CHU (1691 - 1725)
                  -       Con trưởng của chúa Nguyễn Phúc Trăn, thân mẫu người họ Tống.
                  -       Sinh năm Ất Mão (1675), nối nghiệp Chúa tháng Giêng năm Tân Mùi (1691), xưng là Tiết chế Thủy Bộ Chư dinh, Tổng Nội Ngoại Bình chương quân quốc trọng sự, hàm Thái bảo, tước Tộ Quận công.
                  -       Dân thường gọi Nguyễn Phúc Chu là Quốc Chúa.
                  -       Nguyễn Phúc Chu ở ngôi chúa 34 năm (1691 - 1725), mất vào năm Ất Tị (1725), thọ 50 tuổi.
         02.   NGUYỄN PHÚC CHÚ (1725 - 1738)
                  -       Con trưởng của Nguyễn Phúc Chu, thân mẫu cũng là người họ Tống.
                  -       Sinh vào tháng Chạp năm Bính Tí (1696), nối nghiệp Chúa tháng Tư năm Ất Tị (1725), xưng là Tiết chế Thủy Bộ Chư dinh, Tổng Nội Ngoại Bình chương quân quốc trọng sự.
                  -       Dân thường gọi Nguyễn Phúc Chú là Ninh Vương.
                  -       Nguyễn Phúc Chú ở ngôi chúa 13 năm, mất vào tháng Tư năm Mậu Ngọ (1738), thọ 42 tuổi.
         03.   NGUYỄN PHÚC KHOÁT (1738 - 1765)
                  -       Con trưởng của Nguyễn Phúc Chú, thân mẫu người họ Trương.
                  -       Sinh vào tháng Tám năm Giáp Ngọ (1714), nối nghiệp Chúa từ tháng Tư năm Mậu Ngọ (1738), xưng là Tiết chế Thủy Bộ Chư dinh, Tổng Nội Ngoại Bình chương quân quốc trọng sự, hàm Thái bảo, tước Hiểu Quận công.
                  -       Dân thường gọi Nguyễn Phúc Khoát là Võ Vương.
                  -       Nguyễn Phúc Khoát ở ngôi chúa 27 năm, mất vào tháng Tưăm Ất Dậu (1765), thọ 51 tuổi.
         04.   NGUYỄN PHÚC THUẦN (1765 - 1777)
                  -       Con thứ 16 của Nguyễn Phúc Khoát, thân mẫu người họ Nguyễn.
                  -       Sinh vào tháng Mười Một năm Giáp Tuất (1764), nối nghiệp Chúa từ tháng Năm năm Ất Dậu (1765), ở ngôi Chúa 12 năm, mất vào tháng Chín năm Đinh Dậu (1777) bởi cuộc tấn công của Tây Sơn, thọ 23 tuổi.
                  -       Dân thường gọi là Định Vương.
Họ Nguyễn trước sau có tất cả 9 đời Chúa. Trong thế kỉ XVIII có 4 đời chúa Nguyễn đã nối nhau trị vì ở xứ Đàng Trong. Thực ra, khi buộc phải bỏ Phú Xuân mà chạy vào Gia Định, họ Nguyễn còn có một người tên là Nguyễn Phúc Dương cũng đã được tôn làm chúa, nhưng Nguyễn Phúc Dương chưa làm được gì thì đã bị giết.
IV.   CÁC ĐỜI VUA TÂY SƠN
Năm 1771, phong trào Tây Sơn bùng nổ. Cùng với quá trình phát triển và thắng lợi không ngừng của phong trào này, các hệ thống chính quyền của Tây Sơn cũng được thành lập và chia nhau quản lí các vùng lãnh thổ của đất nước. Các hệ thống chính quyền của Tây Sơn gồm có:
         01.   HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN CỦA NGUYỄN NHẠC
                  A.    NGUYỄN NHẠC
                          -        Con trưởng của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.  Họ Hồ vốn gốc ở Hưng Nguyên (Nghệ An), bị cưỡng ép di cư vào Nam từ giữa thế kỉ XVII, sau bốn đời thì đổi làm họ Nguyễn.
                          -        Nguyễn Nhạc sinh năm nào chưa rõ, tuy nhiên, cũng có nhiều người phỏng đoán ông sinh vào khoảng năm 1743.
                          -        Năm 1771, Nguyễn Nhạc là người khởi xướng và lãnh đạo phong trào Tây Sơn.
                          -        Năm 1773 xưng là Tây Sơn Đệ Nhất Trại Chủ, tháng Ba năm 1776 xưng là Tây Sơn Vương, năm 1778 thì lên ngôi Hoàng Đế, đặt niên hiệu là Thái Đức.
                          -        Năm 1786, Nguyễn Nhạc xưng là Trung Ương Hoàng Đế. Năm 1793, ông mất vì bệnh.
                  B .   NGUYỄN BẢO
                          -        Con của Nguyễn Nhạc, sinh và mất năm nào chưa rõ.
                          -        Nối ngôi khi Nguyễn Nhạc mất (1793).
         02.   HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN CỦA NGUYỄN HUỆ
                  A.    NGUYỄN HUỆ
                          -        Con thứ ba của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng. Sinh năm 1753. Năm 1771 tham gia khởi xướng và lãnh đạo phong trào Tây Sơn.
                          -        Tháng 3 năm 1776 , khi Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn Vương, Nguyễn Huệ được phong làm Phụ Chính.
                          -        Năm 1778, được phong làm Long Nhương Tướng Quân.
                          -        Năm 1786, được phong làm Bắc Bình Vương, quản lí vùng đất từ Bến Ván (Quảng Nam) trở ra.
                          -        Ngày 25 tháng Mười Một năm Mậu Thân (tức ngày 22-12-1788) lên ngôi Hoàng Đế, đặt niên hiệu là Quang Trung.
                          -        Nguyễn Huệ mất ngày 16 tháng 9 năm 1792, thọ 39 tuổi.
                  B.    NGUYỄN QUANG TOẢN
                          -        Con thứ của Quang Trung, thân mẫu người họ Phạm (bà mất trước Quang Trung).
                          -        Sinh năm Quý Mão (1783), nối ngôi từ tháng 9 năm 1792, bị vua Gia Long giết vào ngày 7 tháng Mười năm Nhâm Tuất (1802) thọ 19 tuổi.
         03.   QUYỀN CỦA NGUYỄN LỮ
                  -       Nguyễn Lữ là con thứ 4 của ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng, sinh năm nào chưa rõ.
                  -       Tháng Ba năm 1776, khi Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn Vương, Nguyễn Lữ được phong làm Thiếu Phó.
                  -       Năm 1778, được phong làm Tiết Chế.
                  -       Năm 1786, khi Nguyễn Nhạc xưng là Trung Ương Hoàng Đế, Nguyễn Lữ được phong làm Đông Định Vương, cai quản đất Gia Định (vùng Nam Bộ ngày nay).
                  -       Nguyễn Lữ mất vì bệnh tại Quy Nhơn vào năm 1787.
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân