REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thức
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

8/12/2018

 
Picture







​“…Xây thêm phủ đệ mới ở Cổ Bi, việc làm này của Trịnh Cương chẳng chứng tỏ được điều gì tốt đẹp mà chỉ phơi bày sự xa xỉ, hoang phí của cải vốn là mồ hôi và nước mắt của dân đương thời…”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)

“TRỊNH CƯƠNG VỚI VIỆC KIẾN THIẾT PHỦ ĐỆ MỚI Ở XÃ CỔ BI”
 
Từ thời Lê Trung Hưng trở về sau, trong kinh thành Thăng Long, bên cạnh cung vua còn có thêm phủ chúa. Phủ chúa cũng nguy nga không kém gì cung vua, và đặc biệt, chính phủ chúa mới là nơi quyết định mọi việc lớn của nước nhà. Khi đã thâu tóm hết mọi quyền hành trong tay, các chúa Trịnh cũng lao vào con đường ăn chơi sa đọa. Mở đầu cho quá trình sụp đổ thảm hại về nhân cách của các chúa Trịnh là Trịnh Cương (1709 - 1729). Ngoài phủ chúa trong kinh thành, Trịnh Cương còn cho xây cất thêm phủ đệ mới ở xã Cổ Bi là một xã ở Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Việc xây cất này đã được sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Chính Biên, Quyển XXXVI, Tờ 34) ghi chép lại như sau:

“Tháng Mười Một (năm Đinh Mùi, 1727 - ND) Trịnh Cương tự ý xây cất phủ đệ mới ở xã Cổ Bi. Về già, đi tuần du chẳng còn chừng mực gì nữa, bởi vậy, đã nhiều lần bọn hoạn quan chia đi các xứ để sửa chữa chùa chiền, phòng khi du ngoạn, chẳng hạn như sửa chùa Độc Tôn, chùa Tây Thiên... v.v. Cổ Bi là một nơi nổi danh cả vùng Kinh Bắc, nằm tiếp giáp với xã Như Kinh, mà Như Kinh là quê hương của bà Trương Thái Phi (mẹ đẻ của Trịnh Cương) nên (Trịnh) Cương thường hay tuần du đến xã này.

(Trịnh) Cương bị mê hoặc bởi thuyết phong thủy, có ý muốn dời phủ đệ đến đây, mà bề tôi của hắn thì lắm kẻ a dua, phụ họa thêm vào. Hắn sai xây cất phủ đệ mới, công việc làm một tháng thì xong, đặt cho tên gọi là phủ Kim Thành. Nhân vì việc này, bọn (nịnh hót) là Tư Đồ Trịnh Quán và Thiếu Phó Nguyễn Công Hãng... được thăng chức thưởng tước, cao thấp có thứ bậc khác nhau”.
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thức
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân