REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

12/12/2018

 
Picture







​“Phải vậy thôi, ‘chữ tài liền với chữ tai một vần’ là vậy!”

(Rev. Đoàn Nhật Tân, Ph.D.)

“ĐOẠN KẾT CỦA CUỘC ĐỜI NGUYỄN CÔNG HÃNG”
 
Nguyễn Công Hãng (1680 - 1732) người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn (nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh), đỗ Tiến sĩ năm 1700, làm quan trải thờ ba đời chúa là Trịnh Căn (1682 - 1709), Trịnh Cương (1709 - 1729) và Trịnh Giang (1729 - 1740), từng được phong tới chức Thượng Thư, và dưới thời chúa Trịnh Cương, Nguyễn Công Hãng còn được cử làm Bảo Phó cho Thế Tử là Trịnh Giang. Sinh thời, Nguyễn Công Hãng là một nhà cải cách, có nhiều suy nghĩ rất táo bạo, nhưng cũng sinh thời, ông là người bị đồng liêu xa lánh mà lỗi này xem ra cũng có phần do ông gây ra. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Chính Biên, Quyển 37, Tờ 10), chép về đoạn kết đầy bi thảm của cuộc đời Nguyễn Công Hãng như sau:

“Sau khi ở núi Phật Tích trở về (tháng Mười năm 1729 - ND) chúa Trịnh Cương lại đi Như Kinh (Gia Lâm, Hà Nội - ND), giữa đường, bị bệnh rồi mất ngay, kẻ tùy tùng phải bí mật đưa về phủ chúa rồi mới phát tang.

(Trịnh) Cương chuyên quyền 20 năm, khi mất được tiếm truy là Nhân Vương (tiếm lạm việc truy phong. Đây chỉ việc Trịnh Cương không có miếu hiệu là Nhân Vương nhưng vẫn được con cháu họ Trịnh sau này lạm quyền để truy phong như vậy), lại còn được tiếm hiệu là Hy Tổ. Trịnh Giang là con trưởng của Trịnh Cương. Khi Giang còn làm Thế Tử, viên Bảo Phó của Giang là Nguyễn Công Hãng có mật khải với (Trịnh) Cương rằng:

- Giang là kẻ ngu tối, ươn hèn, không thể gánh vác nổi việc lớn được.

(Trịnh) Cương vì thế mà chần chừ, chưa quyết định gì cả.  Đến khi (Trịnh) Cương mất, (Trịnh) Giang lên nối ngôi chúa, (Nguyễn) Công Hãng vì lời khải này mà bị mang vạ".

Đến tháng Mười năm Nhâm Tí (1732), nghĩa là ba năm sau khi Trịnh Giang lên nối ngôi chúa. Nguyễn Công Hãng bị bức tử. Cũng sách trên (Tờ 27) đã chép về cái chết của Nguyễn Công Hãng như sau:

"Công Hãng nhờ tài biện bác mà được vào giữ việc trong phủ chúa, thích tự quả quyết để thi thố tài năng của mình, được chúa Trịnh Cương tin cậy mà ủy thác mọi việc, nhưng đồng liêu thì lắm người oán ghét. Khi còn là Thế Tử, (Trịnh) Giang đã giận Nguyễn Công Hãng về việc không muốn lập mình. Bọn thân cận của (Trịnh) Giang lại cố thêu dệt thêm những chỗ yếu kém của Công Hãng. Họ nói với (Trịnh) Giang rằng:

- Công Hãng và bọn Lê Anh Tuấn, Trương Nhưng, Đỗ Bá Phẩm... đã cùng nhau kết thành bè đảng. Vả lại, Công Hãng từng mưu tính việc chôn cất hài cốt tổ tiên ở một kiểu đất to, tất là ngầm có ý nuôi tham vọng làm việc vượt quá chức phận của mình.

(Trịnh) Giang nghe lời ấy, bèn cho (Nguyễn) Công Hãng ra trấn thủ Tuyên Quang rồi sau đó ép (Nguyễn Công Hãng) phải tự tử.”
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân