REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

11/1/2019

 
Picture



​“…Nguyễn Huệ lúc ấy dẫu chỉ mới 23 tuổi nhưng đã đủ bình tĩnh để lắng nghe mọi lời, kính thay! Múc bớt một gáo nước, biển cả chẳng hề vơi, thả một Nguyễn Đăng Trường, Tây Sơn không hề suy yếu, đại trượng phu trong các đại trượng phu chính là Nguyễn Huệ đó thôi…”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)

“CHUYỆN NGUYỄN HUỆ VỚI NGUYỄN ĐĂNG TRƯỜNG”
 
Sau khi sách lược tạm hòa với quân Trịnh để tập trung lực lượng tiêu diệt quân Nguyễn bắt đầu phát huy được những tác dụng tốt đẹp của nó, bộ chỉ huy Tây Sơn đã liên tục tổ chức những cuộc tấn công vào Gia Định. Chỉ huy hầu hết các cuộc tấn công này là Nguyễn Huệ. Tháng Tư năm Đinh Dậu (1777), trong chỗ đẩy đưa không ngờ của thế cuộc, Nguyễn Huệ đã gặp lại Nguyễn Đăng Trường (quan của chúa Nguyễn, cũng là tên tù binh cũ của Nguyễn Huệ). Cuộc tái ngộ rất đặc biệt này đã được sách Đại Nam Thực Lục (Tiền Biên, Quyển 12) mô tả như sau:

"Trước kia, trong cuộc biến năm Giáp Ngọ (chỉ sự kiện năm 1771, năm đó, chúa Nguyễn vừa bị Tây Sơn tấn công, lại vừa bị quân Trịnh bất ngờ vượt sông Gianh đánh vào - ND), Đăng Trường không kịp đi theo xa giá (ý nói không kịp chạy theo chúa Nguyễn Phúc Thuần - ND), bèn đem mẹ già đến lánh nạn ở Quy Nhơn. Bấy giờ, Tân Chính Vương (chỉ Nguyễn Phúc Dương - ND) đã chạy vào Gia Định. Nguyễn Huệ bắt được (Nguyễn Đăng Trường), đối đãi như khách, quý như thầy, nhưng Đăng Trường vẫn không chịu, một mực khước từ để ra đi. Nguyễn Huệ nói:

- Tiên sinh ra đi lần này ắt có ý muốn kéo trời đất lại (ý nói muốn lật thế cờ, giúp chúa Nguyễn diệt Tây Sơn - ND), nhưng liệu có thể được chăng? Tôi e rằng, ngày khác tiên sinh sẽ ăn năn không kịp nữa.

Đăng Trường đáp:

- Bậc đại trượng phu ở đời, trước hết phải giữ đức trung và đạo hiếu. Ta nay dắt mẹ đi tìm vua, thì trung hiếu đã rõ ràng, còn như được hay mất, khốn cùng hay hanh thông, tất cả đều do mệnh trời cả mà thôi, có gì phải hối tiếc đâu.

Nguyễn Huệ khen là có chí, bèn cho đi. Đến đây (tháng Tư năm 1777 - ND) Đăng Trường lại bị Huệ bắt được. Huệ nói rằng:

- Nay, tiên sinh nghĩ sao?

Đăng Trường đáp:

- Nay thì chỉ có chết mà thôi, hà tất gì cứ phải hỏi?

Nguyễn Huệ sai giết Đăng Trường. Khi dẫn ra đến chợ, Đăng Trường quay mặt về hướng Bắc lạy mấy lạy rồi mới chịu chết. Năm Minh Mạng thứ ba (tức năm 1822 - ND), triều đinh truy tặng Nguyễn Đăng Trường chức Thượng Thư."

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân