REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

14/12/2018

 
Picture







​“…Chọn người nào dễ khiến để cho làm vua, không nói cũng đã rõ tâm địa của nhà chúa thế nào. Được chọn, vua lặng lẽ lên ngôi vua, không nói cũng có thể biết, khí khái của người làm vua đáng giá cỡ nào…”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)

“XEM MẶT MÀ BẮT ... LÀM VUA!”
 
Năm 1732, Lê Đế Duy Phường bị chúa Trịnh Giang vu cho tội tư thông với vợ của Trịnh Cương rồi giết chết. Anh của Lê Đế Duy Phường là Lê Duy Tường được Trịnh Giang đưa lên ngôi, đó là vua Lê Thuần Tông (1732 - 1735). Tháng Tư năm 1735, Lê Thuần Tông mất, Trịnh Giang lại phải một phen... chọn người làm vua. Chuyện này được sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Chính Biên, Quyển XXXVII, Tờ 33) chép lại như sau:

“Tháng Tư, mùa Hạ (năm Ất Mão, 1735 - ND) sao Thái Bạch phạm vào vị trí của sao Hỏa. Nhà vua mất. (Quần thần) dâng tôn hiệu là Giản Hoàng đế, miếu hiệu là Thuần Tông. Vua ở ngôi gần bốn năm, thọ 37 tuổi, táng tại Bình Ngô (huyện Thụy Nguyên, Thanh Hóa - ND ).

(Trịnh) Giang lập (Lê) Duy Thận là em của vua lên ngôi, đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ.

(Lê) Duy Thận là con thứ mười một của vua (Lê) Dụ Tông và là em của vua (Lê) Thuần Tông. Lúc ấy, (Lê) Duy Thận mười bảy tuổi, còn kém anh là (Lê) Duy Diêu đến hai tuổi, nhưng Trịnh Giang sợ (Lê) Duy Diêu đã lớn (khó bề kiềm chê), trong lúc đó, (Lê) Duy Thận lại là cháu ngoại của bà Thái Phi Vũ Thị (vợ của Trịnh Cương, người làng Mi Thữ, xã Tử Dương, huyện Đông Yên, thuộc tỉnh Hưng Yên - ND), từng được nuôi nấng trong phủ chúa, gần gũi lâu ngày nên dễ khống chế hơn, nhân đó, (Trịnh) Giang nói thác ra rằng, diện mạo của (Lê) Duy Thận giống y tiên đế, bèn quyết chí lập làm vua. Bầy tôi không ai dám nói gì cả. Ngày Giáp Ngọ (tức ngày 25 tháng Tư - ND) làm lễ tế cáo ở Thái Miếu, ngày Bính Thân (tức ngày 27 tháng Tư - ND), lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Vĩnh Hựu, tha hai phần mười tô thuế cho dân trong năm này".
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân