REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

9/1/2019

 
Picture


​“…Hẳn nhiên là chẳng có ai chính nghĩa trong cuộc đối đầu lâu dài và quyết liệt giữa Đàng Ngoài với Đàng Trong, song, chẳng thể vì thế mà sống vào thời đó, ai muốn làm gì thì làm, ai muốn nói gì thì nói. Loài dơi thực sự là loài dơi, nhưng chỉ vì có chuyện kể rằng, hễ chuột thắng trong cuộc đánh nhau với chim thì dơi nhận dơi đích thị là họ hàng với chuột, rồi khi chim thắng thì dơi lại nhận mình chính cống là họ hàng với chim, thế mà cũng đủ cho bao đời khinh khi loài dơi, huống nữa là kẻ tráo trở như viên Câu kê Kim Long và đồng bọn trong câu chuyện này…”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)

“SỰ TRÁO TRỞ CỦA CÂU KÊ KIÊM LONG”
 
Tháng Năm năm Giáp Ngọ (1774), lợi dụng lúc chúa Nguyễn bị Tây Sơn tấn công dữ dội, chúa Trịnh là Trịnh Sâm (1767 - 1782) sai viên lão tướng là Hoàng Ngũ Phúc, đem ba vạn quân đánh thẳng vào Đàng Trong. Đến Hà Trung (Thanh Hóa); Hoàng Ngũ Phúc cho người đưa thư vào Nam, nói rằng Đàng Ngoài và Đàng Trong vốn có tình thân thích từ nhiều đời, nay Đàng Trong gặp loạn, Đàng Ngoài đem quân vào giúp chớ chẳng hề có ý dòm ngó gì.

Tháng Chín năm 1774, quân Hoàng Ngũ Phúc đã tiến đến châu Bắc Bố Chính, nghĩa là đã áp sát xứ Đàng Trong. Quan Tri Phủ của Đàng Trong là Trần Giai vội đi đầu hàng, tình thế trở nên rất nguy cấp. Chúa Nguyễn Phúc Thuần vội sai tướng đi trấn giữ các nơi, mặt khác, sai người đến đại bản doanh của Hoàng Ngũ Phúc, tìm cách biện bạch để cản bước tiến của quân Đàng Ngoài.

Tháng Mười năm 1774, quân Hoàng Ngũ Phúc bắt đầu vượt sông Gianh. Công việc tìm lời biện bác với quân Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Thuần ủy thác hết cho hai viên quan là Cai Đội Quý Lộc và Câu Kê Kiêm Long. Sách Đại Nam Thực Lục (Tiền Biên, Quyển 11) chép rằng:

“Quân Trịnh qua sông Gianh. Chúa sai viên Cai Đội là Quý Lộc và viên Câu Kê là Kiêm Long (cả hai đều chưa rõ họ), đến để khao quân Hoàng Ngũ Phúc và nói sao cho Hoàng Ngũ Phúc thấy rõ rằng, giặc cỏ Tây Sơn tất nhiên sẽ phải tự chết, không cần phải nhọc lòng phiền đến quân Trịnh.

Khi bọn Kiêm Long đến, (Hoàng Ngũ) Phúc sai người đến gặp và hỏi chuyện riêng. Kiêm Long nói:

- Đường không đi thì không đến, chuông không đánh thì không kêu.

(Hoàng Ngũ) Phúc nghe vậy thì hiểu ý, liền tiến quân ngay đến châu Nam Bố Chính. Trấn Thủ châu này là Tôn Thất Tiệp cùng với chức Kí Lục là Bảo Quang (chưa rõ họ), lui quân về giữ lũy Đồng Hới (nay thuộc Quảng Bình - ND). (Hoàng Ngũ) Phúc sai riêng tướng Hoàng Đình Thể đem quân tiến sát đến lũy Trấn Ninh. Quân mã ở đây do bọn Hoàng Văn Bật và Lê Thập Thi đã tự ý làm nội ứng, mở cửa thành cho quân Trịnh. Quân Trịnh cứ thế thúc trống, reo hò mà tiến vào. Tướng giữ thành là Luận Chính và Thành Tính (cả hai đều chưa rõ họ) cũng đầu hàng."
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân