REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thức
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

14/9/2018

 
Picture






​“Tự cổ chí kim, rốt cuộc những tên bạo chúa chẳng làm gì hơn được là những cuộc bạo loạn.”

(Rev. Đoàn Nhật Tân, Ph.D.)

“CUỘC BẠO LOẠN NĂM KỶ TỊ (1509)”
 
“Ngay khi vừa lên ngôi, Lê Uy Mục đã tiến hành một loạt những cuộc thanh trừng đẫm máu, kinh thành Thăng Long chừng như ngày nào cũng có người bị sát hại. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Chính Biên, Quyển XXV, Tờ 32) cho biết rằng:
 
‘Bấy giờ, nhà vua cho đuổi hết tôn thất và công thần về đất Thanh Hóa, khiến cho uy quyền của bọn ngoại thích như Khương Trùng và Nguyễn Bá Thắng lũng đoạn cả triều đình lẫn địa phương, chúng tự cho phép mình quyền tác oai tác phúc, dân khó bề xoay sở tay chân, thiên hạ mất hết cả hi vọng’.
 
Nhân lòng căm phẫn của quan quân, Nguyễn Văn Lang đã dấy binh chống lại Lê Uy Mục. Quan lại trong triều, số thì về với Nguyễn Văn Lang, số thì ở lại sẵn sàng làm nội ứng. Có người em con chú của Lê Uy Mục là Giản Tu Công Oánh lúc đó đang bị giam trong ngục, biết vậy liền đem của hối lộ cho lính canh rồi chạy thoát. Ông được Nguyễn Văn Lang tôn làm minh chủ. Đến tháng Chạp năm Kỉ Tị (1509), quân của Giản Tu Công Oánh và Nguyễn Văn Lang đã mạnh lắm. Cũng sách trên (Quyển XXV, Tờ 35 và 36) đã chép:
 
‘Quân của Oánh tiến đến làng Bảo Đà, phường Hồng Mai (tức Bạch Mai, Hà Nội ngày nay - ND). Nhà vua ra cửa Thanh Dương để ủy lạo tướng sĩ, lấy bảo kiếm trao cho bọn Trình Chí Sâm và Lê Quảng Độ. Vua lại đem tiền bạc, vàng lụa trong kho ban cho người phạm tội đang bị giam mỗi người ba quan, rồi tha cho họ và sai họ ra trận. Tù nhân nhận xong, lạy tạ và chạy về nhà (chứ không đi đánh nhau). Vua vội sai trung sứ và bọn hoa văn học sinh đem các thứ sắc văn và phù hiệu đến các xứ Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và An Bang để điều động mỗi xứ 5000 lính về bảo vệ kinh thành, nhưng bọn họ chưa đi đến bến Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội ngày nay - ND) thì quân của Oánh đã tiến sát đến kinh thành. Dân sợ hãi bỏ trốn, hoàng hậu Trần Thị chạy đến núp trong nhà một gia đình ở Hồng Mai rồi thắt cổ tự tử. Bấy giờ, Lê Quảng Độ cùng với Oánh người trong thành kẻ ngoại thành, ứng tiếp cho nhau, bắn pháo làm hiệu cho nhau biết’.
 
… ‘Nhà vua chạy đến phường Nhật Chiêu (ngoại thành Hà Nội ngày nay - ND) thì vệ sĩ đuổi theo bắt được, đem trói ở cửa Lệ Cảnh. Oánh cho tên vệ sĩ ấy là người bất nghĩa, bèn sai đem chém, còn Nhà vua thì Oánh bắt uống thuốc độc tự tử. Oánh căm giận về việc Vua đã giết hại mẹ và anh em của mình, liền sai người lấy súng đại bác, đặt thây Vua vào hỏa khẩu mà bắn. Xác Vua tan tành, tro than còn lại thì cho đưa về chôn ở quê ngoại là làng Phù Chẩn’.”
 
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập V, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)

Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thức
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân