REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

2/4/2019

 
Picture
“…Nhà Hán hẳn nhiên chẳng vì lời tâu của Lý Tiến và Lý Cầm mà thay đổi cách tuyển dụng người,
nhưng dẫu sao thì cũng đã phải buộc lòng ghi nhận.
​Nếu thiếu dũng khí, chẳng thể nói được những lời như Lý Tiến và Lý Cầm đã nói đâu…”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)

​“LỜI TÂU CỦA LÝ TIẾN, LÝ CẦM VÀ TRƯƠNG TRỌNG”
“Năm Canh Thìn (200), một sự kiện khác đặc biệt đã xảy ra ở ngay giữa triều đình nhà Hán. Sự kiện này gắn liền với tên tuổi của hai người. Một là Lý Tiến và hai là Lý Cầm. Lý Tiến là quan văn, được cử giữ chức Thứ Sử là chức trông coi toàn bộ các địa phương của nước ta lúc bấy giờ. Lý Cầm là quan võ bậc thấp, lúc ấy đang làm Túc Vệ là chức bảo vệ thường trực ở triều đình nhà Hán. Hai người hoàn toàn khác nhau nhưng lại cùng họ Lý, và quan trọng hơn, cùng gắn với một sự kiện được sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư (Ngoại Kỉ, Quyển III, từ tờ 8b đến tờ 9b) chép lại như sau:

‘Thứ sử là Lý Tiến, dâng lời tâu lên Hoàng Đế nhà Hán, đại lược nói rằng: Quan lại trong khắp thiên hạ, ai chẳng là bề tôi của nhà vua. Vậy mà ngày nay, kẻ làm quan ở triều đình đều là sĩ phu trung châu, triều đình chưa từng khuyến khích người nào ở xa cả.

Lời tâu của Lý Tiến viết rất cảm động, đã thế lại còn viện dẫn rất nhiều bằng chứng xác đáng. Hoàng Đế nhà Hán bèn xuống chiếu, cho phép mọi người trong châu ta, hễ ai đỗ Hiếu Liêm (tức đỗ Hương Cống, Cống Sĩ hay Cử Nhân) hoặc đỗ Mậu Tài (tức đỗ Sinh Đồ hay Tú Tài) thì được bổ làm trưởng lại trong châu (Tức là làm quan ở một địa phương nào đó thuộc phạm vi của nước ta cũ) chứ không được bổ nhiệm ở vùng trung châu. Lý Tiến lại dâng sớ nói rằng:

- Người đỗ Hiếu Liêm xin đề nghị được đối xử tương tự như Bác Sĩ (tức Tiến Sĩ) của mười hai châu khác, tùy tài mà dùng.

Các quan ở Hữu Ti sợ rằng người phương xa không thật thà, hay bắt bẻ, chê bai triều đình nên không chấp thuận. Bấy giờ, có Lý Cầm là người Việt ta, làm túc vệ ở đấy, biết chuyện, bèn rủ bọn đồng hương là Bốc Long, cả thảy năm sáu người, nhân ngày đầu năm có lễ triều hội tiến đến quỳ lạy ở giữa sân điện mà tâu rằng:

- Ơn huệ của Hoàng Đế ban ra không đều.

Các quan ở Hữu Ti hỏi:

- Tại sao dám nói vậy?

Đáp:

- Đất Việt ở xa, chẳng được trời che đất chở, mưa ngọt không thấm đến, gió mát không thổi vào.

Lời của họ có vẻ khẩn thiết, đau đớn lắm. Hoàng Đế nhà Hán xuống chiếu an ủi, cho lấy một người đỗ Mậu Tài của nước ta làm huyện lệnh ở Hạ Dương, một người đỗ Hiếu Liêm của nước ta làm huyện lệnh ở Lục Hợp. Sau, Lý Cầm cũng được làm quan tới chức Tư Lệ Hiệu Úy. Sau nữa, có Trương Trọng được làm chức Thái Thú ở Kim Thành. Thế là nhân tài nước Việt ta được tuyển dụng tương tự như người Hán, bắt đầu từ Lý Tiến, Lý Cầm vậy.

Trương Trọng người quận Nhật Nam, có lần đến Lạc Dương đúng hội Tết Nguyên Đán là hội lớn của dân ở đây, gặp Hoàng Đế nhà Tấn là Tấn Minh Đế. Tấn Minh Đế hỏi:

- Nhật Nam là quận hướng về phương Bắc để trông mặt trời có phải không?

Trương Trọng đáp rằng :
​
- Nay trong số các quận, có quận Vân Trung nhưng đâu có phải là ở trong mây, có quận Kim Thành mà nào có phải là thành vàng. Tên gọi ấy có phải là đúng với sự thật ấy đâu. Còn như có phong khí ấm áp, có mặt trời soi bóng trên đầu thì tất có sinh dân, Nhật Nam xưa nay vẫn vậy.

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập I, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân