REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

17/2/2019

 
Picture
“…Canh cánh nỗi lòng lo bảo tồn vốn cổ của tổ tiên, cho khắc in sách quý của các bậc tiền bối để truyền bá, chỉ chừng ấy thôi cũng đủ rõ:
Quan của các thời thì nhiều lắm, nhưng làm quan mà có được nếp nghĩ như Trần Công Hiến thì chẳng mấy ai.
Đã thế, ông còn cất công biên soạn Hải Dương Phong Vật Kí, kính thay!...”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)
​“TRẤN THỦ TRẦN CÔNG HIẾN”
Trần Công Hiến sinh vào năm nào không rõ. Sách Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện (Sơ Tập, Quyển 16) cho hay, ông người Quảng Ngãi, lúc trẻ từng theo phò Nguyễn Phúc Ánh, đến khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi (tức Hoàng Đế Gia Long) ông được bổ làm quan, được thăng đến chức Trấn Thủ trấn Hải Dương. Khi trấn nhậm ở Hải Dương ông là người chủ trương đắp đê ngăn nước mặn tạo ra được hơn 800 mẫu đất làm ruộng, khiến cho nhân dân được cậy nhờ. Người Hải Dương tưởng nhớ công lao của ông bằng cách gọi con đê ngăn nước mặn ấy là đê Trần Công (con đê do ông quan người họ Trần chủ trương đắp nên). Cũng khi trấn nhậm ở Hải Dương, Trần Công Hiến là người đã tổ chức biên soạn nhiều bộ sách khá lớn. Đồng thời, đã tự mình viết cuốn Hải Dương Phong Vật Kí rất có giá trị. Ngoài ra, ông còn đứng ra tổ chức việc khắc in những sách quý của các triều đại trước, đóng góp rất đáng kể vào việc bảo vệ kho tàng cổ thư của nước nhà. Trần Công Hiến mất tại Hải Dương năm Đinh Sửu (1817), do chưa rõ năm sinh nên không biết ông thọ bao nhiêu tuổi.

Sinh thời, Trần Công Hiến là người có tiếng công minh và thanh liêm, tuy nhiên, chuyện khiến cho người đời nhớ tới ông nhiều nhất lại là chuyện ông xét án. Sách trên chép rằng:

“(Trần Công) Hiến là người công bằng và thanh liêm, xét xử được nhiều vụ kiện còn ứ đọng, trừ được mối hại cho dân. Có một vụ án mạng để đã khá lâu mà chưa tra xét được, triều đình đốc thúc rất nghiêm ngặt, (Trần Công) Hiến rất lấy làm lo. Một hôm đang ở giữa công đường, ông mệt quá, đành tựa ghế mà ngủ tạm. Trong cơn mơ màng, chợt ông nghe tiếng nói văng vẳng bên tai:

- Con rết đánh bạc!

Tỉnh dậy, ông nghĩ rằng, kẻ tội phạm có lẽ họ Ngô tên Công chăng (âm Hán Việt, ngô công là con rết. - NKT). Nghĩ vậy, ông bí mật dò la, quả có người họ tên như vậy, hắn vì hơn thua cờ bạc mà đã giết người. Ông chỉ tra khảo một lần là hắn nhận ngay. Mọi người đều cho là ông xét án tài như thần.

Lại có chuyện kể rằng: Ở phía Tây thành của trấn ấy (tức trấn Hải Dương - NKT) có một cây cổ thụ, loài chuột đến đó làm hang mà ở, lâu ngày hóa thành yêu tinh, ai cũng lấy làm lo. (Trần Công) Hiến vừa mới tới nhậm chức đã sai chặt ngay cây ấy. Một đêm, ông đang nằm trong màn, chợt thấy một vật gì sáng như bó đuốc bay quanh, bèn đưa tay bắt lấy ngay, vật sáng cũng biến mất. (Trần Công) Hiến liền thắp đèn lên xem thì thấy một con chuột chết ở trong tay. Yêu quái từ đó không còn nữa".
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VIII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân