REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

5/2/2019

 
Picture



​"...Cục diện chính trị của thế kỉ XVIII vẫn tiếp tục phát triển theo chiều hướng phức tạp. Để bạn đọc tiện theo dõi các giai thoại được trình bày trong tập này, chúng tôi viết thêm bảng tra Các đời vua và chúa trị vì trong thế kỉ XVIII. Ở đây, các đời được trình bày theo tuần tự thời gian trước sau nhưng với các dòng họ từng nắm quyền trị vì, chúng tôi tạm sắp như dưới đây, chẳng qua cũng bởi việc kẻ bảng sắp theo hàng ngang, kể cũng có chút bất tiện."

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)

“CÁC ĐỜI VUA VÀ CHÚA TRỊ VÌ TRONG THẾ KỈ XVIII” (Tiếp Theo)
 
II.    CÁC ĐỜI CHÚA TRỊNH TRONG THẾ KỈ XVIII
 
         01.   TRỊNH CƯƠNG (1709 - 1729)
                  -       Con của Trịnh Bính. Trịnh Bính là cháu đích tôn của Trịnh Căn. Trịnh Bính được quyền làm chúa từ tháng Hai năm Mậu Thìn (1688), nhưng chưa chính thức được truyền ngôi chúa thì mất.
                  -       Được phong làm Tiết chế, tước An Quốc công vào tháng Giêng năm 1703 (tức được quyền giữ ngôi chúa kể từ đó).
                  -       Được nối nghiệp chúa từ tháng Năm năm Kỉ Sửu (1709), xưng là Nguyên soái Tổng quốc chính, tước An Đô Vương.
                  -       Tháng Chín năm Giáp Ngọ (1714), xưng là Đại nguyên soái Tổng quốc chính, Thượng sư, tước An Vương.
                  -       Mất vào tháng Mười năm Kỉ Dậu (1729).
         02.   TRỊNH GIANG (1729 - 1740)
                  -       Con của Trịnh Cương. Được phong làm Thế tử vào tháng Năm năm Canh Tí (1720). Nối nghiệp chúa từ tháng Mười năm Kỉ Dậu (1729).
                  -       Tháng Tư năm Canh Tuất ( 1730 ) tự xưng là Nguyên soái Tổng quốc chính, tước Uy Nam Vương.
                  -       Tháng Tám năm Nhâm Tuất (1732) xưng là An Nam Thượng Vương. Tháng 1 năm Canh Thân (1740) thì nhường ngôi cho em là Trịnh Doanh để làm Thái thượng vương.
                  -       Mất vào tháng  Hai năm Tân Tị (176 1).
         03.   TRỊNH DOANH (1740 - 1767)
                  -       Con của Trịnh Cương, em của Trịnh Giang. Năm 1736 được Trịnh Giang phong làm Tiết chế Thủy Bộ Chư dinh (tức quyền giữ chức Chúa), hàm Thái úy, tước Ân Quốc công.
                  -       Làm Chúa từ tháng Giêng năm 1740, xưng là Nguyên soái Tổng quốc chính, tước Minh Đô Vương.
                  -       Tháng Ba năm Nhâm Tuất (1742), tự xưng là Đại nguyên soái Tổng quốc chính, Thượng sư, tước Minh Vương.
                  -       Mất vào tháng Giêng năm Đinh Hợi (1767).
         04.   TRỊNH SÂM (1767 - 1782)
                  -       Con của Trịnh Doanh.
                  -       Tháng Mười năm Mậu Dần (1758 ) được phong làm Tiết chế Thủy Bộ Chư dinh (tức quyền giữ chức Chúa), hàm Thái úy, tước Tĩnh Quốc công.
                  -       Nối nghiệp Chúa từ tháng Giêng năm Đinh Hợi (1767), xưng là Nguyên soái, Tĩnh Đô Vương.
                  -       Tháng Tám năm Kỉ Sửu ( 1769) xưng là Thượng sư, Tĩnh Vương.
                  -       Tháng Mười năm Canh Dần (1770), xưng là Thượng sư, Thượng phụ, Duệ Đoan Văn Công Vũ Đức, tước Tĩnh Vương.
                  -       Mất vào tháng Chín năm Nhâm Dần (1782).
         05.   TRỊNH CÁN (1782)
                  -       Con thứ của Trịnh Sâm, thân mẫu là Đặng Thị Huệ.
                  -       Tháng Mười năm Tân Sửu (1781) được lập làm Thế tử. Tháng Chín năm Nhâm Dần (1782) được nối ngôi Chúa, nhưng chỉ được một tháng thì bị anh là Trịnh Khải (tức Trịnh Tông) hợp mưu với kiêu binh truất phế.
                  -       Trịnh Cán chết vì bệnh vào cuối năm 1782.
         06.   TRỊNH KHẢI (1782 – 1786)
                  -       Con trưởng của Trịnh Sâm, thân mẫu người họ Dương.
                  -       Tháng Chín năm Canh Tí (1780) bị Trịnh Sâm truất bỏ  con trưởng, bắt làm con út, lại còn bắt giam.
                  -       Tháng Mười năm Nhâm Dần (1782), hợp mưu với kiêu binh để truất phế Trịnh Cán rồi tự lập làm Chúa.
                  -       Tháng Sáu năm Bính Ngọ (1786), khi Tây Sơn tấn công ra Bắc Hà, Trịnh Khải chạy trốn nhưng bị học trò của Lý Trần Quán là Nguyễn Trang bắt nạp cho Tây Sơn. Dọc đường áp giải, Trịnh Khải đã tự tử.
         07.   TRỊNH BỒNG (1786)
                  -       Lai lịch chưa rõ, chỉ biết vào tháng Chín năm Bính Ngọ (1786), khi Trịnh Khải đã tự tử, Trịnh Bồng tự lập làm chúa, xưng là Nguyên soái, tước Yến Đô Vương.
                  -       Tháng Mười Một năm Bính Ngọ, bị Nguyễn Hữu Chỉnh đánh đuổi, đoạn đời sau đó của Trịnh Bồng không thấy chính sử chép lại.
Họ Trịnh trước sau có 15 người nối nhau làm Chúa. Trong thế kỉ XVIII, có  tất cả 8 người giữ ngôi, mở đầu là Trịnh Cương (đời Chúa thứ 9) và cuối cùng  là Trịnh Bồng (đời Chúa thứ 15). Sau khi Trịnh Bồng bị đánh đuổi, họ Trịnh không còn có vai trò gì trên vũ đài chính trị của đất nước nữa.
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân