REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

14/1/2019

 
Picture



“…Kẻ vô đạo thường hay nói lời  nhân nghĩa, như lời Trịnh Sâm trả lời Thái Phi Nguyễn Thị, kể cũng là lời nhân nghĩa đó thôi. Có điều, trên thì coi khinh nhà vua và bất kính với mẹ, dưới thì rẻ rúng quần thần. Trịnh Sâm quả là kẻ vô đạo nổi bật trong số những kẻ vô đạo vậy…”

(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”)

“CHUYỆN TRỊNH CÁN ĐƯỢC LẬP LÀM THẾ TỬ”
 
Tháng Chín năm Canh Tí (1780), chúa Trịnh Sâm bắt Trịnh Khải phải xuống làm con út, lại còn bắt giam vào nội phủ, tình cảnh rất là khốn khổ. Hơn một năm sau, tháng Mười năm Tân Sửu (1781), Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán mới được năm tuổi (tính theo tuổi ta) làm Thế Tử. Chuyện này được sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Chính Biên, Quyển 45, Tờ 24) chép lại như sau:

“(Trịnh) Cán mắc bệnh từ khi còn phải bế ẵm, tay chân thân thể ốm yếu, tốn bao nhiêu thuốc thang chữa trị vẫn không khỏi. Thế mà kể từ khi (Trịnh) Khải bị tội, bỗng dưng bệnh tình của (Trịnh) Cán ngày một giảm dần, coi bói thấy mọi sự đều thuận, (Trịnh) Sâm lấy làm vui vẻ lắm. Bầy tôi trong kinh ngoài trấn cùng chúc mừng và khuyên (Trịnh) Sâm nên sớm lập người nối nghiệp, cốt mau thống nhất nhân tâm. (Trịnh) Sâm nghe theo. Mẹ của (Trịnh) Sâm là Thứ Phi Nguyễn Thị nói với (Trịnh) Sâm rằng:

- Khải với Cán đều là cháu nội của già này, nhưng già này nghĩ rằng Khải đã trưởng thành mà Cán thì còn quá nhỏ, lại đau yếu luôn, già này chỉ mong vương thượng coi trọng tôn miếu xã tắc, hãy tạm để khuyết ngôi kế tự, chờ xem Khải có tự răn mình mà sửa lỗi hay không, nhược bằng không thì hãy đợi đến khi Cán đã lớn cùng chẳng có gì là muộn.

Trịnh Sâm nói:

- Việc lớn của nước nhà cốt sao tìm được người xứng đáng để phó thác. Nếu như bệnh tình của Cán không khỏi thì thà là lập (Trịnh) Bồng trả lại cơ nghiệp cho ngành cả của nhà bác  (Trịnh Bồng là con Trịnh Giang, còn Trịnh Doanh là em Trịnh Giang. Năm 1740, Trịnh Doanh tự lập làm chúa rồi sau truyền ngôi cho con là Trịnh Sâm. Như vậy, Trịnh Bồng là anh con bác của Trịnh Sâm - ND), chứ không thể phó thác cho đứa con bất hiếu được.

Thái Phi nghe vậy thì không nói thêm gì nữa. (Trịnh) Sâm tâu Vua xin lập (Trịnh) Cán làm Thế Tử. Lúc ấy (Trịnh) Cán mới 5 tuổi. (Trịnh) Sâm dùng Huy Quận Công Hoàng Đình Bảo làm A Phó (cho Thế tử Trịnh Cán) để lo nuôi dưỡng và giúp đỡ (Trịnh) Cán. Bấy giờ, (Trịnh) Sâm mắc bệnh trĩ, phải ở trong nhà kín chớ không ra ngoài. Đặng Thị (Huệ) ở trong cung sắp đặt mọi việc, bè đảng cùng giữ trọng trách, trong khi đó, (Trịnh) Cán lại còn quá thơ ấu nên ai cũng lấy làm lo."
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VII, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân