REV. ĐOÀN NHẬT TÂN, PHD
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân
Picture

“ÔN CỐ TRI TÂN…”

19/11/2018

 
Picture
​





​“Ưu binh chẳng cách xa kiêu binh là mấy, tội thần cũng chẳng cách xa phản thần bao nhiêu! Chuyện Phạm Kiêm Toàn và Lê Hiệu mượn tay kiêu binh giết đồng liêu đã xưa nhưng nay cũng chẳng thiếu những hạng người như vậy!”

(Rev. Đoàn Nhật Tân, Ph.D.)

“CUỘC BẠO LOẠN ĐẦU TIÊN CỦA ƯU BINH”
 
Bởi cuộc hỗn chiến kéo dài triền miền, các guồng máy chính quyền ở nước ta trong khoảng thế kỉ XVI và XVII đã thực hiện chính sách bắt lính rất gắt gao. Theo Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (Binh Chế Chí) của Phan Huy Chú, lính của Nam triều được chia làm hai loại. Loại tuyển ở vùng Thanh Nghệ (vùng lập nghiệp của Nam triều) gọi là ưu binh, loại tuyển từ đất tứ trấn (tức bốn trấn thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, vốn là vùng bị Bắc triều chiếm giữ khá lâu dài), thì gọi là nhất binh. Tuy đều cùng là lính của Nam triều nhưng ưu binh bao giờ cũng được hưởng chế độ đãi ngộ khá hơn nhất binh. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ ưu binh được thành lập sớm hơn, từng trải trận mạc nhiều hơn, và do đó, cũng có nhiều công lao hơn. Chế độ đãi ngộ này, cùng với một loạt những nguyên nhân khác, đã dần dần biến ưu binh thành kiêu binh. Họ ngang tàng càn rỡ, trên thì coi thường vua chúa và bá quan văn võ, dưới thì ức hiếp nhân dân, chính sự vốn đã rối ren lại càng thêm rối ren hơn nữa. Năm Giáp Dần (1674), ưu binh đã thực hiện cuộc bạo loạn đầu tiên, khiến cho kinh thành Thăng Long phải một phen điêu đứng. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Chính Biên, Quyển XXXIII, Tờ 36 và 37) viết:

"Lúc bấy giờ, ưu binh Thanh Nghệ cậy có công lao nên sinh ra kiêu ngạo và phóng túng. (Nguyễn) Quốc Trinh (người làng Nguyệt Áng huyện Thanh Trì, nay thuộc ngoại thành Hà Nội, đỗ Trạng nguyên khoa Kỉ Hợi, 1659; chữ Trinh thường bị chép nhầm thành chữ Khôi) cùng với (Phạm) Công Trứ (Người xã Liêu Xuyên, huyện Đường Hào, thuộc tỉnh Hải Hưng cũ, đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn, 1628) bàn cách kìm hãm bớt sự ngông cuồng của chúng, vì thế, ưu binh không bằng lòng. Đúng lúc ấy, các quan là Phạm Kiêm Toàn và Lê Hiệu vì mắc tội, bị giáng chức nên có ý bất mãn. Hai người nhân đà bất bình của ưu binh, nói khích thêm vào, khiến họ bị kích động, reo hò ầm ỹ, đón đường giết chết (Nguyễn) Quốc Trinh, rồi xông đến cướp phá nhà (Phạm) Công Trứ. Công Trứ phải chạy trốn ra ngoài mới thoát được nạn. Trịnh Tạc sợ quá, sai quan đi phủ dụ và cấp tiền cấp bạc cho họ, bấy giờ, họ mới tạm chịu ngưng.

(Trịnh) Tạc mời (Phạm) Công Trứ vào trong phủ, ban cho một ít vàng để an ủi, sau đó, (Trịnh) Tạc sai bắt giết ba tên lính cầm đầu cuộc nổi loạn để tế (Nguyễn) Quốc Trinh, truy tặng (Nguyễn) Quốc Trinh chức Binh Bộ Thượng Thư, tước Tri Quận Công, lại đặt cho tên thụy là Cương Trung và cho lục dụng con cháu.

Khi làm quan ở triều, (Nguyễn) Quốc Trinh là người khảng khái dám nói điều chưa phải (của vua và chúa cùng các quan), nay chết trong đám loạn quân nên ai cũng thương tiếc. Còn bọn (Phạm) Kiêm Toàn và Lê Hiệu cũng bị trị tội vì có dự mưu chung với loạn quân".
​
(Nguyễn Khắc Thuần, “Việt Sử Giai Thoại”, Tập VI, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2003)


Comments are closed.

    ​​THỂ LOẠI

    All

    ​THƯ KHỐ

    February 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018

Picture
  • About Me
  • My Argument
    • Nhận Diện
    • Nhận Thực
    • Nhận Định
    • Nhận Thức
  • My Presentation
    • Góp Nhặt
    • Chắt Lọc
    • Giảng Dạy
    • Truyền Bá
  • My Exhortation
    • Kinh Truyện
    • Sử Tích
    • Mục Ngữ
    • Nhân Thân